Hoàn thiện văn bản quy định cho việc thực hiện hoạt động thanh toán xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ:

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiên hoạt động thanh toán xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ ở Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Trang 45 - 49)

II. Giải pháp hoàn thiện hoạt động thanh toán xuất khẩu theo phương pháp tín dụng chứng từ ở Ngân hàng Ngoại thương

1.Hoàn thiện văn bản quy định cho việc thực hiện hoạt động thanh toán xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ:

toán xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ:

Để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, NHNT cần bổ sung quy trình thanh toán quốc tế (thanh toán xuất khẩu) bằng thư tín dụng theo phương thức chiết khấu miễm truy đòi. Ngoài ra cần phải xem xét trường hợp chiết khấu truy đòi đối với thư tín dụng trả chậm cho khách hàng mà không cần chờ sự chấp nhận của ngân hàng phát hành, miễn là bộ chứng từ xuất trình phù hợp với các điều khoản và quy định trong thư tín dụng.

Các quy định về điều kiện để xác nhận thư tín dụng cũng rất quan trọng, đó là cơ sở để thanh toán viên quyết định có nên cộng thêm sự cam kết chắc chắn của NHNT vào cam kết chắc chắn của ngân hàng phát hành theo yêu cầu và để thực hiện thanh toán trước cho doanh nghiệp xuất khẩu khi họ xuất trình bộ chứng từ phù hợp với các quy định của thư tín dụng. Các điều kiện này bao gồm: ngân hàng phát hành là ngân hàng có quan hệ đại lý với Ngân hàng Ngoại thương, ngân hàng phát hành có uy tín cao, giao dịch thường xuyên với Ngân hàng Ngoại thương và luôn thực hiện tốt các khoản thanh toán, các điều kiện, điều khoản của thư tín dụng là rõ ràng, không có bất cứ điểm nào gây bất lợi cho việc lập và xuất trình chứng từ (tức là khả năng thực hiện thư tín dụng cao). Đây là cơ sở để thanh toán viên có thể thực hiện nghiệp vụ một cách thống nhất và chính xác.

Việc thực hiện nhiều loại thư tín dụng như thư tín dụng chuyển nhượng, thư tín dụng điều khoản đỏ, thư tín dụng tuần hoàn vẫn chưa được hướng dẫn, quy định cụ thể bằng văn bản của Ngân hàng Ngoại thương. Hiện nay nhu cầu của các doanh nghiệp về những loại thư tín dụng này đã phát sinh rất nhiều nhưng trong quy định của Ngân hàng Ngoại thương vẫn chưa có, gây khó khăn cho thanh toán viên khi

thực hiện và họ chủ yếu phải dựa vào thông lệ quốc tế cũng như tự đưa ra những phương thức thực hiện, những biện pháp phòng ngừa rủi ro một cách chủ quan.

2. Thực hiện tốt các biện pháp nghiệp vụ:

Đây là phương thức có tính an toàn cao đối với các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam, tuy nhiên việc thực hiện theo phương thức này tương đối phức tạp. NHNT Việt Nam với vai trò là ngân hàng phục vụ người xuất khẩu cần thiết phải phát triển nghiệp vụ này một cách an toàn và thuận lợi cho khách hàng. Đối với các loại thư tín dụng đang thực hiện thanh toán qua NHNT, trong khâu kiểm tra thư tín dụng nhận được, để tạo điều kiện cho việc theo dõi quản lý hoạt động thanh toán xuất cũng như tư vấn cho khách hàng khi cần thiết, ngoài những nội dung NHNT bắt buộc phải kiểm tra theo quy định của thông lệ quốc tế, các thanh toán viên nên kiểm tra thêm một số vấn đề thuộc về nội dung của thư tín dụng như: số thư tín dụng, địa điểm mở thư tín dụng là nơi ngân hàng mở cam kết trả tiền cho nhà xuất khẩu, ngày mở thư tín dụng là ngày ngân hàng mở chính thức cam kết trả tiền cho nhà xuất khẩu đồng thời là ngày tính thời hạn hiệu lực của thư tín dụng, từ đó có thể lưu ý khách hàng về sự phù hợp giữa ngày mở thư tín dụng trên thư tín dụng và trên hợp đồng ngoại thương, giữa ngày mở thư tín dụng và ngày giao hàng.

NHNT cần đề cao vai trò tư vấn cho khách hàng về danh sách các ngân hàng nước ngoài có quan hệ đại lý với NHNT. Nếu ngân hàng mở không có quan hệ đại lý với NHNT thì lưu ý khách hàng về uy tín và khả năng thanh toán của ngân hàng đó. Trong trường hợp ngân hàng mở thư tín dụng chỉ định một ngân hàng khác trả tiền thư tín dụng, néu cần thiết NHNT tư vấn cho khách hàng có nên đổi ngân hàng trả tiền hay không, hay yêu cầu xác nhận của ngân hàng có uy tín hơn nhất là khi thư tín dụng được phát hành từ ngân hàng ở một quốc gia có nhiểu rủi ro.

Trong một vài năm trở lại đây, một số ngân hàng nước ngoài thường mở thư tín dụng trong đó họ dựa vào những điều khoản, mà những điều khoản này tạo cho họ khả năng trốn tránh một phần hoặc toàn bộ trách nhiệm của những lời cam kết mà đáng lý ra họ phải hoàn toàn chịu trách nhiệm. Nếu những điều khoản của thư tín dụng để cập việc trả tiền phụ thuộc vào thiện chí cảu một số yếu tố can thiệp

khác hay của bản thân người ra lệnh đều dẫn đến những cam kết thanh toán của ngân hàng phát hành thư tín dụng trở nên vô hiệu như phải có sự đồng ý của người ra lệnh, hoặc cảu chính quyền nước nhập khẩu, phải có sự đồng ý trước của Ngân hàng Trung ương về việc cấp ngoại tệ hay việc trả tiền được thực hiện sau khi nhận được tiền từ bên thứ ba nào đó.

Thời gian hiệu lực và nơi hêt hạn hiệu lực của thư tín dụng là một trong các yếu tố quan trọng để lưu ý khách hàng xem có thể giao hàng và lập bộ chứng từ kịp thời hạn hay không hoặc để có cơ sở yêu cầu sửa đổi thư tín dụng. Thời gian hiệu lực của thư tín dụng phải đủ để thực hiện các công việc cần thiết liên quan đến quốc tế thanh toán như: thông báo thư tín dụng, giao hàng và lập chứng từ, xuất trình tại ngân hàng nơi hết hạn thư tín dụng. Thanh toán viên cũng cần kiểm tra các quy định về chứng từ cần xuất trình, kiểm tra xem có điều khoản nào gây khó khăn cho người xuất khẩu trong quá trình lập chứng từ hay không.

Khi kiểm tra bộ chứng từ hàng xuất, thanh toán viên cần nghiên cứu kỹ các yêu cầu trong thư tín dụng để chỉ dẫn cho khách hàng cách sửa bộ chứng từ cho phù hợp, tránh những trường hợp bị ngân hàng trả tiền từ chối thanh toán với những lý do hoàn toàn có thể khắc phục được trước khi gửi đi ngân hàng nước ngoài.

3. Kết hợp hoạt động tín dụng xuất khẩu với hoạt động thanh toán xuất

khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ:

Hoạt động ngoại thương ngày càng phát triển do nhu cầu hội nhập với khu vực và trên thế giới dẫn đến hình thức thanh toán quốc tế được mở rộng và đa dạng hơn. Môĩ một hình thức thanh toán đòi hỏi có một hình thức tài trợ về tài chính tương ứng, phục vụ và đảm bảo cho nó. Hoạt động tín dụng xuất nhập thuận lợi bao nhiêu thì quan hệ thương mại được mở rộng và phát triển bấy nhiêu. Chất lượng hoạt động tín dụng mà tốt đẹp sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình lưu thông hàng hóa, tăng thêm sức mạnh cạnh tranh của doanh nghiệp, đồng thời nâng cao uy tín và vị thế của ngân hàng trên trường trong nước và trường quốc tế.

Ở các nước phát triển, tín dụng ngân hàng được thực hiện chủ yếu bởi các ngân hàng thương mại tư nhân lớn, dưới các hình thức như: cầm cố hàng hoá,cần cố

chứng từ hàng hoá, hối phiếu và cho vay thấu chi... và hầu hết tín dụng ngân hàng cấp cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu là tín dụng ngắn hạn. Tín dụng ngân hàng cấp cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu là tín dụng ngắn hạn. Tín dụng ngân hàng có tín ưu việt hơn tín dụng thương mại (là loại tín dụng giữa các doanh nghiệp cấp lẫn nhau cho vay, không có sự tham gia của ngân hàng) bởi vì không có quan hệ với hợp đồng mua bán và do đó, nó tạo khả năng cho người đi vay sử dụng tín dụng để mua bất cứ loại hàng hoá nào. Tín dụng ngân hàng cho hoạt động xuất khẩu gồm 2 loại: tín dụng ngân hàng cấp cho nhà xuất khẩu và tín dụng ngân hàng cấp cho nhà nhập khẩu. Đẩy mạnh hoạt động tín dụng ngân hàng cho xuất khẩu là một trong những giải pháp quan trọng nhằm phát triển hoạt động thanh toán quốc tế nói chung và chủ yếu là đối với phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.

Trong mấy năm qua, hoạt động xuất nhập của Việt nam mặc dù đã đổi mới và đạt được những thành tựu to lớn thể hiện là kim ngạch xuất khẩu của Việt nam qua các năm tăng nhanh, song mức độ nhập siêu ngày càng lớn, gây bất lợi cho nền kinh tế. Vì vậy, mục tiêu của Đảng và nhà nước trong chiến lược phát triển kinh tế đến năm 2010 là phải mọi điều kiện thúc đẩy hoạt động xuất khẩu. Giải pháp này cũng góp phần gián tiếp giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, lại vừa tăng được nguồn ngoại tệ nhằm cải thiện cán cân thương mại. Do đó, hoạt động tín dụng ngân hàng cấp cho nhà xuất là giải pháp có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong tình hình hiện nay.

NHNT nên mở rộng cho vay thu mua và cho vay để sản xuất các mặt hàng xuất khẩu. Dựa trên hợp đồng ngoại thương đã ký với khách hàng nước ngoài và căn cứ vào thư tín dụng sẽ được thông báo, NHNT sẽ cấp tín dụng để giúp cho doanh nghiệp thuê mua hoặc sản xuất hàng xuất khẩu. Trường hợp mà doanh nghiệp xuất khẩu cam kết thông báo thông báo thư tín dụng xuất và gửi bộ chứng từ thanh toán qua ngân hàng thì sẽ được áp dụng mức lãi suất thấp hơn so với các doanh nghiệp khác.

NHNT cũng có thể nhận chiết khấu chứng từ với điều kiện là thư tín dụng trả ngay, bộ chứng từ phải hoàn toàn phù hợp với thư tín dụng, khách hàng hoạt động có uy tín, vay trả sòng phẳng, ngoài ra ngân hàng phát hành thư tín dụng cũng là ngân hàng có uy tín, hoạt động tốt, có vị trí nhất định trong giao dịch quốc tế thì ngân hàng có thể mua lại bộ chứng từ đó để giải phóng vốn cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp có điều kiện quay vòng vốn nhanh.

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiên hoạt động thanh toán xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ ở Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Trang 45 - 49)