Bảng 1: Kết quả hoạt động huy động vốn của SGD qua các năm

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Sở giao dịch – Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (Trang 36 - 39)

Đơn vị: triệu đồng.

Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005

Tỷ lệ tăng trưởng((%) 2005/03 2005/04 Huy động vốn 8.408.300 7.108.450 7.569.500 -9,98% 6,49% 1. Tiền gửi TCKT 2.771.700 3.705.456 4.407.585 59,02% 18,9% + Tiền gửi không kỳ hạn 556.410 1.019.978 844.839 51,84% -17,17%

+ Tiền gửi có kỳ hạn 2.215.290 2.685.478 3.562.746 60,83% 32,67% 2. Tiền gửi trong dân cư 5.165.807 3.317088 3.048.831 -40,98% -8,09% + Tiết kiệm 2.404.572 2.208.801 2.168426 -9,82% -1,83% + Kỳ phiếu 1.688.811 461.017 230.878 -86,33% -49,92% + Trái phiếu 1.072.424 647.270 649.527 -39,43% 0,35% 3. Huy động khác 470.793 85.906 113.084 -75,98% 31,64%

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của SGD)

* Nguồn tiền gửi của các tổ chức kinh tế:

Bước vào năm 2005, trước những thuận lợi cũng như những khó khăn và thách thức của nền kinh tế trong và ngoài nước, SGD vẫn giữ vững được vị thế của mình trên địa bàn Hà Nội trong công tác huy động vốn, mặc dù SGD phải đứng trước sự cạnh tranh gay gắt từ các TCTD khác trên cùng địa bàn. Nguồn tiền gửi TCKT tăng trưởng qua các năm, năm 2005 đạt 4.407.585 triệu đồng, tăng 702.129 triệu đồng so với năm 2004 (tăng 18,9%); tăng 1.635.885 triệu đồng so với năm 2003 (tăng 59,02%). Trong đó nguồn tiền gửi không kỳ hạn của TCKT năm 2005 đạt 884.839 triệu đồng, giảm 175.139 triệu đồng so với năm 2004, tăng 51,84% so với năm 2003 (556.410 triệu đồng). Nguồn vốn huy động từ nguồn tiền gửi có kỳ hạn của TCKT cũng tăng qua các năm, năm 2005 đạt 3.562.746 triệu đồng, tăng thêm 60,83 % so với năm 2003 và tăng 32,67% so

doanh hợp lý trong công tác thu hút khách hàng, mở rộng và phát triển mạng lưới huy động vốn cùng với việc triển khai nhiều hình thức huy động vốn như chính sách lãi suất, chế độ ưu đãi lãi suất đối với các khách hàng,… Cơ chế điều hành vốn được tập trung hoá toàn ngành, việc quản lý tài sản Nợ – Có được xem xét và thực hiện phân tích, đánh giá hướng theo thông lệ. Bên cạnh đó, công tác quản lý rủi ro chính trong hoạt động nguồn vốn như rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất, rủi ro ngoại hối được đánh giá để có biện pháp đảm bảo an toàn. Ngoài ra, cùng với hệ thống cơ chế, chính sách ngày càng đầy đủ và đồng bộ của Ngân hàng Nhà nước và BIDV, SGD đã triển khai các sản phẩm phái sinh trên thị trường ngoại hối để phục vụ khách hàng. Với sự nỗ lực và cố gắng đó, SGD đã có được những thành công trong công tác huy động vốn từ nguồn tiền gửi khách hàng, đảm bảo một cơ cấu tín dụng hợp lý trong các nguồn ngắn, trung và dài hạn, đồng thời đảm bảo an toàn trong hoạt động tín dụng của SGD.

* Nguồn tiền gửi trong dân cư:

Nguồn vốn huy động từ nguồn tiền gửi trong dân cư của SGD có sự biến động qua các năm. Trong khi năm 2004, nguồn này đạt 3.317088 triệu đồng, giảm đi 1.848.719 triệu đồng so với năm 2003 (đạt 5.165.807 triệu đồng) thì đến năm 2005, nguồn huy động từ dân cư đạt 3.048.851 triệu đồng, giảm 8,09% so với năm 2004. Đó là do trong năm hai năm 2004 và 2005, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng liên tục ở mức cao (6 tháng đầu năm 2004, chỉ số giá tiêu dùng tăng 7,2%, cao hơn so với mức tăng cùng kỳ năm 2003 là 2,1%), lạm phát có nguy cơ tăng cao hơn các năm trước đã khiến người dân có xu hướng phải giữ lại tiền để đề phòng sự mất giá của đồng tiền. Bên cạnh đó, đời sống của người dân ngày càng được cải thiện, do đó nhu cầu mua sắm và xây dựng của người dân ngày càng tăng và chưa có xu hướng chậm lại. Sự biến động của các thị trường trong và ngoài nước cũng là một trong những nguyên nhân; như thị trường nhà đất, thị trường lãi suất trên thị trường tiền tệ nói chung và trên địa bàn Hà Nội nói riêng,…Bên cạnh đó còn do khi các chi nhánh Đông Đô, Bắc Hà Nội, Hà Thành, Quang Trung tách khỏi SGD thì đã mang theo 1 lượng vố huy

động không nhỏ. Vì vậy, lượng tiền gửi của dân cư có xu hướng giảm đi, các NHTM cũng như SGD không có được sự tăng trưởng nào trong công tác huy động vốn từ dân cư.

Trong 3 năm gần đây, tiền gửi tiết kiệm của dân cư tại SGD hầu như không có sự tăng trưởng nào đáng kể. Năm 2005, tiền gửi tiết kiệm của dân cư đạt 2.168426 triệu đồng, giảm 1,83% so với năm 2004 và giảm 9,82% so với năm 2003.

Mặc dù SGD đã có nhiều biện pháp nhằm nâng cao khối lượng huy động tiền gửi từ các khoản tiết kiệm, như các chế độ ưu đãi về lãi suất đối với các khách hàng, các phương thức trả lãi thoả thuận, tích cực triển khai các sản phẩm mới theo chỉ đạo của Hội sở chính: Tiết kiệm dự thưởng với quy mô giải thưởng rất lớn và hấp dẫn, tiết kiệm gửi góp,… Mặc dù vậy vẫn không có sự thay đổi lớn, người dân chủ yếu chuyển từ tài khoản tiết kiệm thông thường sang tiết kiệm dự thưởng, không có thêm được nhiều khách hàng, do vậy vốn huy động từ các khoản tiền tiết kiệm của dân cư hầu như không thay đổi, không có sự tăng trưởng nào đáng kể, một phần cũng do các nguyên nhân đã trình bày ở trên.

Năm 2005, NHĐT&PTVN đã tiến hành việc phát hành các đợt chứng chỉ tiền gửi (CDs) với mục đích nhằm huy động thêm vốn để nâng cao năng lực tài chính, kích thích khả năng cạnh tranh trên thị trường Ngân hàng trong nước, hướng đến mục tiêu là đích đến của nhiều khoản đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong thời gian tới.

2.1.2.2. Công tác tín dụng:

Đến tháng 12/2005, các chỉ tiêu tín dụng của Sở giao dịch đã đạt được như sau:

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Sở giao dịch – Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(74 trang)
w