Kế toán huy độngvốn tại Chi nhánh NHCT Sông Nhuệ:

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn và hoàn thiện kế toán huy động vốn tại chi nhánh Ngân hàng Công thương Sông Nhuệ (Trang 48 - 54)

a. Cơ cấu nguồn vốn hoạt động của Chi nhánh.

2.2.2 Kế toán huy độngvốn tại Chi nhánh NHCT Sông Nhuệ:

2.2.2.1. Tổ chức bộ máy kế toán tại chi nhánh

Hiện nay phòng kế toán ngân quỹ tại chi nhánh Ngân Hàng Công

Thương Sông Nhuệ gồm có 15 người trong đó có: 1 trưởng phòng; 2 phó phòng; 1 kế toán cho vay; 1 kế toán thẻ; 1 kế toán nhận tiền gửi tiết kiệm; 2 kế toán chuyển tiền điện tử; 1 kế toán mở tài khoản; 1 kế toán kiểm tra và đóng chứng từ; 5 nhân viên còn lại chịu trách nhiệm về kiểm đếm thu, chi tiền mặt.

Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Tổng thu nhập Tổng chi phí 30.320 17.910 111.258 89.635

Lợi nhuận hạch toán 12.410

Nhìn chung công tác của phòng kế toán ngân quỹ là nhằm thực hiện các nhiệm vụ sau:

- Thực hiện hạch toán kế toán , hạch toán thống kê và thanh toán theo pháp lệnh kế toán và quy chế hạch toán kế toán của NHNN và của Ngân Hàng Công Thương Việt Nam.

- Xây dựng, quyết toán kế toán kế hoạch tài chính, quỹ tiền lương của chi nhánh trình Ngân Hàng Công thương Việt Nam phê duyệt.

- Quản lý, giám sát và thực hiện tốt chế độ chỉ tiêu tại chi nhánh.

- Tổng hợp lưu trữ hồ sơ tài liệu về hạch toán, kế toán quyết toán và các báo cáo theo quy định.

- Chấp hành quy định về an toàn kho quỹ, định mức tồn quỹ theo quy định.

- Thực hiện các nghiệp vụ thanh toán trong nước.

- Quản lý việc sử dụng bảo quản thiết bị thông tin điện toán phục vụ nghiệp vụ kinh doanh theo quy định của Ngân Hàng Công Thương Việt Nam.

2.2.2.2. Ứng dụng tin học trong kế toán huy động vốn.

Công nghệ thông tin đóng một vai trò vô cung quan trọng trong công tác kế toán huy động vốn. Nhận thức được tầm quan trọng của Công nghệ tin học trong quản lý, kinh doanh của chi nhánh, ngay từ khi thành lập đến nay các cấp lãnh đạo đã chỉ đạo và có những đầu tư nhằm ứng dụng triệt để các phần mềm do Ngân Hàng Công thương Việt Nam cung cấp triển khai. Hiện nay công nghệ tin học đã được ứng dụng toàn bộ nghiệp vụ kế toán huy động vốn nói riêng và các nghiệp vụ khác nói chung.

Cụ thể toàn ngân hàng đã nối mạng LAN, 100% máy tính được nâng cấp mới, các phần mềm kế toán mới nhất được trang bị cho các phòng đảm bảo an toàn tuyệt đối trong giao dịch và quản lý dư liệu.

Tuy nhiên công việc ứng dụng công nghệ mới còn gặp nhiều khó khăn do việc nâng cấp trang bị khá tốn kém, trình độ cán bộ, nhân viên còn nhiều người còn có mặt hạn chế. Trong năm tới chi nhánh mới triển khai mô hình giao dịch một cửa chậm hơn so với dự kiến 1 năm.

2.2.2.3. Các tài khoản sử dụng hạch toán.

Để phản ánh quá trình nhận và chi trả tiền gửi tiết kiệm, các giấy tờ có giá, việc tổ chức hạch toán kế toán trong mối quan hệ giữa Chi nhánh và các quỹ tiết kiệm được phản ánh trực tiếp vào các tài khoản sau đây:

- Tài khoản 421 TG của khách hàng trong nước bằng VNĐ - Tài khoản 422 TG của khách hàng trong nước bằng ngoại tệ - Tài khoản 1012.01xxx tiền mặt tại đơn vị hạch toán báo sổ - Tài khoản 423xxx tiền gửi tiết kiệm bằng VNĐ

- Tài khoản 424xxx tiền gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ và vàng - Tài khoản 43 Tổ chức tín dụng phát hành giấy tờ có giá - Tài khoản 491 Lãi phải trả cho tiền gửi

- Tài khoản 492 Lãi phải trả về phát hành giấy tờ có giá - Tài khoản 5199.01xxx Thanh toán khác bằng đồng VN - Tài khoản 5199.02xxx Thanh toán khác bằng đồng ngoại tệ - Tài khoản 801.02xxx Trả lãi tiền gửi tiết kiệm

- Tài khoản 803.01 Trả lãi phát hành giấy tờ có giá

Các tài khoản khác trong hệ thống tài khoản kế toán được sử dụng phù hợp khi có phát sinh.

Tài khoản chi tiết (3 ký tự cuối cùng) do Giám đốc Chi nhánh quy định và mở tương ứng cho hoạt động trực tiếp hoặc từng quỹ tiết kiệm phù hợp với yêu cầu quản lý và điều hành của Chi nhánh.

2.2.2.4. Phương pháp hạch toán cụ thể

- Hàng ngày căn cứ vào các giấy đề nghị xin tạm ứng hoặc tiếp quỹ của các quỹ tiết kiệm đã được lãnh đạo ký duyệt, kế toán chi nhánh thực hiện hạch toán:

Nợ: TK tiền mặt tại đơn vị hạch toán báo sổ Có: TK tiền mặt tại đơn vị

- Căn cứ vào các chứng từ nộp tiền mặt từ các QTK chuyển hạch toán

Nợ: TK tiền mặt tại đơn vị

Có: TK tiền mặt tại đơn vị hạch toán báo sổ * Kế toán tiền gửi có kì hạn.

- Kế toán nhận tiền gửi:

Căn cứ vào giâý nộp tiền kế toán vào sổ chi tiết hoặc nhập vào máy tính.

Nợ:- TK tiền mặt (SH 1011)

Có:- TK tiền gửi có kỳ hạn (SH 4222.xx)

- Kế toán chi trả tiền gửi:

Khác với TK tiền gửi không kỳ hạn, khi khách hàng rút tiền ở tài khoản tiền gửi có kỳ hạn phải rút trọn số tiền có kỳ hạn.

Khách hàng rút tiền bằng tiền mặt: Khách hàng lập giấy lĩnh tiền mặt, kế toán căn cứ giấy lĩnh tiền mặt ghi:

Nợ: - TK tiền gửi có kỳ hạn thích hợp (TK4222.xx ) Có: - TK tiền mặt (SH 1011)

- Kế toán trả lãi tiền gửi có kỳ hạn:

Sau khi tính được số lãi phải trả, kế toán lập chứng từ, hạch toán: Nợ: - TK chi phí trả lãi (tiểu khoản thích hợp)

Có: - TK lãi phải trả cho tiền gửi (SH 4911)

Khi khách hàng đến lĩnh lãi (cùng gốc) kế toán lập phiếu chi lãi, hạch toán:

Nợ: -TK lãi phải trả cho tiền gửi (SH 4911)

Có: -TK thích hợp (TK tiền mặt hay TK tiền gửi không kỳ hạn)

* Kế toán tiền gửi tiết kiệm.

Khi khách hàng gửi tiền: Người gửi tiền viết giấy nộp tiền, căn cứ giấy nộp tiền kế toán ghi:

Nợ: - TK tiền mặt (SH 1011)

Có: - TK tiền gửi tiết kiệm thích hợp (TK 4231/TK 4232) Khi khách hàng lĩnh tiền:

Người lĩnh tiền viết giấy lĩnh tiền mặt, căn cứ giấy lĩnh tiền mặt kế toán ghi:

Nợ: - TK tiền gửi tiết kiệm thích hợp (TK 4231/TK 4232) Có: - TK tiền mặt (SH 1011)

Sổ tiết kiệm sau khi đã hết số dư khách hàng trả lại cho quỹ tiết kiệm để làm thủ tục “tất toán” và đóng vào tập nhật ký chứng từ.

* Kế toán trả lãi tiền gửi tiết kiệm:

- Trả lãi bằng tiền mặt cho người gửi: Kế toán quỹ tiết kiệm lập phiếu chi, ghi:

Nợ: - TK trả lãi tiền gửi (SH 801) Có: - TK tiền mặt ( SH 1011)

- Trả lãi nhập gốc: Kế toán lập phiếu chuyển khoản, ghi: Nợ: - TK trả lãi tiền gửi (SH 801)

Có: - TK tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn của người gửi tiền (SH 4231)

Trả lãi hạch toán vào tài khoản tiền lãi cộng dồn dự trả: Kế toán lập phiếu chuyển khoản, ghi:

Nợ: - TK trả lãi tiền gửi (SH 801)

Khi người gửi tiền đến lĩnh lãi kế toán lập phiếu chi, ghi: Nợ: - Tiền lãi phải trả cho người gửi (SH 491) Có: - TK tiền mặt (SH 1011)

* Kế toán phát hành giấy tờ có giá.

* Kế toán giai đoạn phát hành giấy tờ có giá

- Kế toán phát hành GTCG trả lãi trước

Bút toán phản ánh nghiệp vụ phát hành giấy tờ có giá trả lãi trước Lập phiếu chi tiền lãi, ghi:

Nợ: TK chi phí chờ phân bổ Có: TK Tiền mặt

Căn cứ vào giấy nộp tiền, ghi: Nợ: TK Tiền mặt

Có: TK mệnh giá GTCG + Phân bổ số lãi vào tài khoản chi phí:

Hàng tháng kế toán lập phiếu chuyển khoản để hạch toán. Nợ: TK chi trả lãi phát hành GTCG

Có: TK chi phí chờ phân bổ - Kế toán GTCG trả lãi sau:

Trường hợp này khách hàng phải nộp tiền mặt theo mệnh giá của GTCG. Căn cứ giấy nộp tiền, ghi:

Nợ: TK Tiền mặt

Có: TK mệnh giá GTCG

Đồng thời với bút toán trên, kế toán tiến hành tính lãi của kỳ thứ nhất (có thể là tháng hoặc quý) để hạch toán vào tài khoản “lãi tính dồn dự trả”.

Bút toán phản ánh lãi dự trả:

Nợ: TK chi trả lãi phát hành GTCG Có: TK Lãi phải trả về phát hành GTCG

*Kế toán giai đoạn thanh toán giấy tờ có giá.

Các loại giấy tờ có giá được thanh toán khi hết kỳ hạn gửi. Khi khách hàng đến lĩnh tiền kế toán làm thủ tục để tất toán sổ GTCG của khách hàng để lưu vào tập nhật ký chứng từ.

- Kế toán thanh toán giấy tờ có giá trả lãi trước: Căn cứ giấy lĩnh tiền, kế toán ghi:

Nợ: TK mệnh giá GTCG Có: TK Tiền mặt

- Kế toán thanh toán giấy tờ có giá trả lãi sau: Chi gốc: Căn cứ giấy lĩnh tiền, kế toán ghi: Nợ: TK mệnh giá GTCG

Có: TK Tiền mặt Chi lãi: Kế toán lập phiếu chi, ghi:

Nợ: TK tiền lãi tính dồn dự trả Có: TK tiền mặt

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn và hoàn thiện kế toán huy động vốn tại chi nhánh Ngân hàng Công thương Sông Nhuệ (Trang 48 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(75 trang)
w