Nguyên nhân chủ quan

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm mở rộng hoạt động cho vay trả góp mua ôtô của VPBank Trần Duy Hưng (Trang 79 - 82)

Hạn chế về quy mô vốn

Vốn điều lệ hiện nay của VPBank vào khoảng hơn 2.000 tỷ. Mới chỉ đứng thứ 6 trong số các NHTMCP và thấp hơn nhiều so với vốn điều lệ của các NHTM quốc doanh. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến việc mở rộng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng nói chung và hoạt động cho vay trả góp mua ôtô nói riêng.

Bảng2.17: vị trí của VPBank trong hệ thống NHTMCP

Số liệu của 10 NHTMCP lớn(30/09/2007) TT Tên ngân hàng VĐL 1 Sacombank 4,449 2 Eximbank 2,800 3 ACB 2,539 4 Techcombank 1,700 5 Quân Đội 1,547 6 VIBank 1,500 7 VPBank 1,500 8 Đông Á 1,400 9 NHTMCP Sài Gòn 1,325 10 Phương Nam 1,291

Do quy mô vốn còn han chế, nên việc VPBank Trần Duy Hưng có ít vốn được cấp để hoạt động cũng là điều dễ hiểu, ví như tình trạng vừ hết tháng 2 mà Chi nhánh đã hoàn thành chỉ tiêu trong cả quý, và đến tháng 3 thì dường

như ngừng hoạt động giải ngân vì đã hoàn thành kế hoạch và không còn vốn giải ngân.

Đội ngũ nhân viên trẻ, ít kinh nghiệm

Ưu thế của nhân viên trẻ là năng động, nhiệt tình nhưng thiếu kinh nghiệm. Đối với nghề ngân hàng thì kinh nghiệm lại là cần thiết. Thiếu kinh nghiệm có thể dẫn tới những hậu quả nghiệm trọng trong công việc, gây tổn thất cho Ngân hàng

Mạng lưới hoạt động ít

Những năm gần đây, mặc dù VPBank liên tục mở rộng chi nhánh trên khắp các tỉnh thành phố, nhưng so với các NHTMCP khác thì vẫn còn ít. Điều này cũng hạn chế việc mở rộng hoạt động cho vay trả góp mua ôtô vì một điều kiện cấp tín dụng trả góp mua ôtô là cho vay với khách hàng có hộ khẩu tại nơi mà VPBank đặt địa điểm giao dịch

Chính sách Marketing chưa được chú trọng

Dù gần đây, VPBank đã quan tâm đến các kênh thông tin đại chúng như truyền hình, báo chí nhưng vẫn còn hạn chế.VPBank chưa đặt được tên thương mại cho sản phẩm cho vay trả góp mua ôtô. Đây cũng là một nguyên nhân ảnh hưởng đến việc mở rộng hoạt động cho vay trả góp mua ôtô

Áp dụng công nghệ mới còn nhiều bất cập

Năm 2004, VPBank sử dụng phần mềm B2K xây dựng dựa trên nển tảng cung ứng dịch vụ ngân hàng nhưng hiệu quả mang lại không cao. Chương trình này không lưu trữ dữ liệu về các hồ sơ cũ của khách hàng.

Năm 2006, VPBank mu phần mềm T24(phần mềm hệ thống ngân hàng lõi Core Banking) của Thụy Sỹ. T24 cho phép VPBank phát triển sản phẩm

mới một cách nhanh chóng, cải tiến các quy trình để phù hợp với yêu cẩu thị trường.

Tuy vậy, việc ứng dụng công nghệ vào hoạt động còn hạn chế. Việc bảo mật, quản lý, lưu trữ hồ sơ và các thông tin gặp khó khăn do những lỗi không đăng nhập được vào hệ thống. Trang web chính thức của VPBank chưa được quan tâm thích đáng, giao diện kém..

CHƯƠNG III:

GIẢI PHÁP NHẰM MỞ RỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI CHO VAY TRẢ GÓP MUA ÔTÔ CỦA VPBANK – PGD TRẦN DUY

HƯNG.

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm mở rộng hoạt động cho vay trả góp mua ôtô của VPBank Trần Duy Hưng (Trang 79 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(99 trang)
w