Thuế nhà, đất

Một phần của tài liệu Tác động của chính sách thuếđối với sự phát triển thị trường bất động sản ở Việt Nam (Trang 35 - 36)

Trong điều kiện mở cửa nền kinh tế, đối với các nhà đầu tư thì đất đai thực sự trở thành nguồn lực quý giá của đất nước. Việc huy động tiềm năng kinh tế của đất đai vào ngân sách Nhà nước là cần thiết để sử dụng có hiệu quả nguồn lực của đất nước và tăng thu cho ngân sách, đáp ứng các yêu cầu cho đầu tư phát triển đất nước. Đáp ứng yêu cầu này, pháp lệnh thuế nhà, đất đã ra đời năm 1991.

Qua bước đầu thực hiện, thuế nhà đất đã bộc lộ một số nhược điểm như: thiếu sự thống nhất giữa các văn bản quản lý, mức thu thuế cao đối với đất ở vùng nông thôn... Sau một lần sửa đổi, đến ngày 19/5/1994, Uỷ ban thường vụ Quốc hội đã thông qua pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh thuế nhà, đất phù hợp với tình hình thực tế, chủ yếu là điều chỉnh mức thuế so với thuế sử dụng đất nông nghiệp.

Hiện nay, chúng ta mới chỉ thực hiện đánh thuế đối với đất, tạm thời chưa quy định đánh thuế đối với nhà. Thuế đất thực hiện điều tiết thu nhập trong phạm vi sử dụng đất ở, đất xây dựng công trình phục vụ sản xuất kinh doanh, dịch vụ... đối với các tổ chức, cá nhân sử dụng đất (trừ trường hợp sử dụng đất thuê).

Kết quả quản lý đối tượng nộp thuế, đối tượng chịu thuế và số thuế nhà, đất cụ thể như sau:

Biểu số 4:

Kết quả thu thuế nhà đất.

TT Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 1 Số đối tượng nộp thuế 12.263.846 12.454.756 12.920.249 12.944.068 2 Diện tích đất tính thuế (ha) 401.187 421.754 446.370 449.341 3 Số thuế thu được (triệu đồng) 366.000 328.000 280.000 284.000

(Nguồn: Tổng cục Thuế - Bộ Tài chính)

Một phần của tài liệu Tác động của chính sách thuếđối với sự phát triển thị trường bất động sản ở Việt Nam (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(59 trang)
w