Quy trình thôngbáo và thanh toánL/C xuất khẩu

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Ba Đình (Trang 53 - 57)

a. Tạo điện sửa đổ

2.2.4.1.Quy trình thôngbáo và thanh toánL/C xuất khẩu

Sơ đồ 4: Quy trình thông báo L/C xuất khẩu tại NHCT BĐ

Người xuất khẩu Ngân hàng CTBĐ

Hội sở chính NHCTVN Người nhập khẩu Ngân hàng phát hành L/C (5) (9) (3) (8) (6) (2) (1) (7) (4)

(1) Người nhập khẩu yêu cầu ngân hàng phát hành mở L/C.

(2) Ngân hàng phát hành sau khi mở L/C thì thông báo cho người xuất khẩu qua ngân hàng Công thương Ba Đình

(3) Ngân hàng Công thương Ba Đình thông báo L/C và sửa đổi L/C ( nếu có) cho người xuất khẩu khi đã được xác thực từ HSC

(4) Người xuất khẩu sau khi kiểm tra L/C thì tiến hành giao hàng.

(5) Người xuất khẩu xuất trình bộ chứng từ cho Ngân hàng Công thương Ba Đình và yêu cầu thanh toán.

(6) Ngân hàng Công thương Ba Đình sau khi kiểm tra bộ chứng từ thì gửi bộ chứng từ cho Ngân hàng phát hành và yêu cầu thanh toán.

(7) Ngân hàng phát hành gửi bộ chứng từ cho người nhập khẩu.

(9) Ngân hàng Công thương VN truyền điện thanh toán đến Ngân hàng Công thương Ba Đình

Với tư cách là Ngân hàng thông báo, Ngân hàng Công thương Ba Đình thực hiện các bước thông báo và thanh toán sau

Bước 1 : Nhận, thông báo xác nhận L/C

Chi nhánh được phép nhận, thông báo L/C và thông báo sửa đổi L/C cho khách hàng trong các điều kiện sau:

+ Nhận được thông báo L/C đã được xác thực từ Hội sở chính.

+ Hoặc nhận được thông báo L/C đã được xác thực từ các Ngân hàng khác có uy tín trong nước.

Trước khi thông báo cho khách hàng L/C và các sửa đổi liên quan đến L/C phải đảm bảo tính xác thực của L/C hoặc sửa đổi L/C như sau:

+ L/C hoặc sửa đổi L/C truyền qua SWIFT thì phải là điện có SWIFT KEY.

+ L/C hoặc sửa đổi L/C nhận qua TELEX thì phải có TEST KEY và TEST KEY đó phải được kiểm tra xác thực.

+ L/C hoặc sửa đổi L/C được chuyển đến bằng đường thư thì phải kiểm tra và xác thực mẫu dấu và chữ ký của người có thẩm quyền trên L/C.

Trường hợp Chi nhánh nhận L/C từ một ngân hàng thông báo khác( Hội sở chính không phải là NHTB thứ nhất), ngoài việc kiểm tra xác thực trên, Chi nhánh có trách nhiệm xác thực chữ ký của NHTB đó. Trường hợp không xác thực thì phải thông báo cho khách hàng với lưu ý L/C chưa được xác thực.

Bước 2 : Lập thông báo L/C, thông báo sửa đổi L/C

Để lập bản thông báo L/C hoặc thông báo sửa đổi L/C, thanh toán viên dùng chương trình thông báo L/C hoặc thông báo sửa đổi L/C, nhập số L/C và in ra 2 bản, thanh toán viên ký vào chỗ quy định trên bản thông báo đó và chuyển L/C gốc cùng bản thông báo cho Trưởng phòng Thanh XNK hoặc người được uỷ quyền kiểm soát.

Trưởng phòng Thanh toán XNK hoặc người được uỷ quyền kiểm tra nội dung L/C hoặc nội dung sửa đổi đối chiếu với bản thông báo L/C hoặc thông báo sửa đổi L/C do thanh toán viên vừa lập. Đồng thời xem xét các điều khoản của L/C hoặc sửa đổi L/C tư vấn cho khách hàng và/hoặc phòng tín dụng ( nếu vay vốn của Ngân hàng để kinh doanh xuất khẩu) các đIều khoản đó khó thực hiện hoặc có thể mang lại rủi ro cho người hưởng để yêu cầu sửa đổi kịp thời. Sau khi hoàn thành công việc, Trưởng phòng Thanh toán XNK hoặc người được uỷ quyền ký tên vào L/C gốc hoặc sửa đổi gốc và trên bản thôngbáo L/C hoặc thông báo sửa đổi L/C. Sau đó chuyển cho Giám đốc hoặc người được Giám đốc uỷ quyền ký trước khi gửi cho người hưởng lợi hoặc Ngân hàng của người hưởng lợi.

Cuối cùng, L/C gốc hoặc sửa đổi gốc cùng với bản thông báo L/C hoặc thông báo sửa đổi L/C được chuyển lại cho thanh toán viên để chuyển cho khách hàng. Tại Chi nhánh sẽ lưu một bản thông báo L/C hoặc thông báo sửa đồi L/C kèm một bản photo L/C hoặc bản sửa đổi L/C.

Thanh toán viên thu phí thông báo L/C trước khi giao L/C hoặc sửa đổi gốc và bản thông báo L/C hoặc thông báo sửa đổi L/C cho khách hàng.

Bước 4 : Thương lượng, chiết khấu và gửi chứng từ đi đòi tiền

 Gồm các công việc sau:

+ Nhận chứng từ của khách. + Kiểm tra chứng từ.

+ Nhập hồ sơ và theo dõi thanh toán bộ chứng từ hàng xuất đã gửi đi đòi tiền.

+ Chiết khấu bộ chứng từ. (Có các điều kiện quy định). + Thanh toán/chấp nhận thanh toán L/C xuất khẩu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bước 5 : Đóng bộ hồ sơ chứng từ L/C xuất khẩu

Để đóng hồ sơ theo dõi bộ chứng từ L/C hàng xuất khẩu, Thanh toán viên phải sử dụng chương trình máy tính, ghi rõ một trong các lý do để đóng hồ sơ như sau:

+ Bộ chứng từ đã được thanh toán hoặc + Bộ chứng từ bị từ chối thanh toán.

+ Chuyển sang hình thức thanh toán khác hoặc + Trả lại bộ chứng từ.

Bước 6 : Lưu trữ chứng từ L/C xuất khẩu

Sau khi hoàn tất, Ngân hàng lưu trữ chứng từ L/C xuất khẩu gồm có các chứng từ sau

+ Bản gốc của L/C và các bản gốc sửa đổi L/C đã được xác thực.

+ Bản thông báo L/C và thông báo sửa đổi L/C có liên quan của Ngân hàng thông báo

+ Các bức điện giao dịch có liên quan đến L/C. + Bảng kê giao nộp chứng từ của khách hàng.

+ Bản photo của toàn bộ các chứng từ xuất trình theo L/C. + Hoá đơn gửi chứng từ do Bưu điện cấp.

+ Điện chấp nhận, điện thanh toán của Ngân hàng nước ngoài. + Phiếu chuyển khoản

+ Hoá đơn thu phí dịch vụ và thuế VAT

Bảng 13 :Bảng Mức lệ phí thanh toán hàng xuất khẩu

Loại hình Lệ phí thanh toán

1.Thông báo L/C 15USD

2.Thông báo sửa đổi L/C 10USD

3.Thông báo chuyển tiếp L/C 10USD+ phí yêu cầu NH khác

4.Thanh toán L/C 0,075% giá trị L/C (10-120USD)

5.Xác nhận L/C NH đại lý phát hành

0,3% (tối thiểu là 30USD)

6.Chuyển nhượng L/C Chưa có dịch vụ

Nguồn : Tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ thanh toán quốc tế NHCT VN

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Ba Đình (Trang 53 - 57)