Ứng dụng các phần mềm tin học trong khâu trải –cắt tại Việt Nam.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các yếu tổ tổn thất vải trong quá trình trải- cắt ảnh hưởng đến hiệu suất sử dụng vải (Trang 38 - 40)

1.Phần mềm hỗ trợ thiết kế, giác sơ đồ, trải - cắt và hạch toán bàn cắt sản

phẩm (CAD/CAM) :

Những hệ thống phần mềm hỗ trợ được sử dụng phổ biến ở Việt Nam cũng như trên thế giới: Gerber AccuMark , Lectra System ,Opitex . Những phần mềm này được sản xuất tại các nước có nền khoa học phát triển như : Mỹ , Pháp..

Hiện nay, có nhiều doanh nghiệp may Việt Nam có quy mô vừa và lớn ứng dụng hệ thống phần mềm các Tập đoàn này như: Công ty may Nhà Bè, Việt Tiến, Việt Thắng, Đức Giang , May 10, Hưng Yên, Hải Nam…

* Tính năng của phần mềm:

+ Quản lý hệ thống: quản lý dữ liệu của mã hàng.

+ Thiết kế mẫu: phần mềm hỗ trợ thiết kế mẫu mới và chỉnh sửa một cách nhanh chóng và hiệu quả, hỗ trợ nhảy cỡ thủ công và tự động

+ Giác sơ đồ: thực hiện giác sơ đồ tự động, tính định mức nhanh giúp người giác sơ đồ biết được hiệu suất giác sơ đồ, có thể lưu nước giác để sử dụng lại. + Trải vải, cắt vải: cung cấp dữ liệu và điều khiển hệ thống máy trải cắt tự động. + Đọc được nhiều định dạng dữ liệu: có thể đọc được dữ liệu từ những hệ CAD/ CAM phổ biến như Assyst, *.dxf …

+ Hạch toán bàn cắt : Thực hiện ghép các size lại với nhau để xây dựng hệ thống sơ đồ cắt cho từng loại nguyên liệu và cả mã hàng.

* Nhận xét :

- Ưu điểm:

+ Nâng cao năng suất , chất lượng, tiết kiệm thời gian, nguyên phụ liệu, nhân sự, và chi phí quản lý.

+ Đối với công tác giác sơ đồ, để rút định mức vẫn thực hiện thủ công trên phần mềm.

+ Dễ dàng trong việc trao đổi, lưu trữ giữ liệu mã hàng

Nhược điểm:

+ Do hệ thống CAM hoạt đọng đạt công suất lớn nên chỉ có những doanh nghiệp may có năng lực sản xuất lớn mới sử dụng .

+ Chi phí đầu từ phần mềm, phần cứng và chi phí bảo trì rất lớn.

+ Tốn chi phí đào tạo nhân viên, khó tuyển dụng nhân viên phù hợp với yêu cầu của công việc.

+ Các phần mềm hệ CAM không có chức năng lựa chọn các cây vải có chiều dài phù hợp với chiều dài bàn trải nên vẫn xảy ra hiện tượng phát sinh đầu tấm làm hạn chế hiệu suất sử dụng vải.

2.Ứng dụng thuật giải di truyền giúp tối ưu hóa công tác lựa chọn và pha cắt

da trong công nghệ sản xuất giày

- Tác giả phát triển phần mềm: Joseph P.Wetstein, PE, MSEE1, Allon Guez, PhD Electrical and computer Engineering Department Drexel University, Philadelphia, PA.

- Ý tưởng sử dụng thuật giải di chuyền để sắp xếp các chi tiết giày trên da được phát minh từ năm 1999 đến nay được nhiều nước trên thế giới ứng dụng và cho đến nay chưa có phần mềm nào thay thế.

* Tính năng của phần mềm: da trong tự nhiên có rất nhiều hình dáng với kích thước khác nhau, tính ưu việt của phần mềm là chọn lựa rất nhiều phương án (hàng trăm hay hàng nghìn phương án tuỳ chọn …) để đưa ra phương án tối ưu nhất.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các yếu tổ tổn thất vải trong quá trình trải- cắt ảnh hưởng đến hiệu suất sử dụng vải (Trang 38 - 40)