Xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác tín dụng có trình độ chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp

Một phần của tài liệu Hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổphần Ngoại thương Thăng Long (Trang 51 - 52)

THĂNG LONG

2.2.8Xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác tín dụng có trình độ chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp

chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp

Đối với mỗi ngân hàng, lực lượng nhân sự đóng vai trò quyết định trong mọi hoạt động nghiệp vụ. Đặc biệt đối với đội ngũ cán bộ làm công tác tín dụng, là lực lượng lao động mà không một máy móc, công nghệ nào có thể thay thế được thì trình độ nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp có ý nghĩa hết sức to lớn. Trước thực trạng tại chi nhánh NH TMCP NT Thăng Long, đội ngũ làm công tác tín dụng còn rất non trẻ cả tuổi đời và tuổi nghề thì việc bồi dưỡng, đào tạo chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp rất cần thiết.

Chú trọng bồi dưỡng, đào tạo nâng cao trình độ cho cán bộ làm công tác tín dụng:

Thường xuyên tổ chức các lớp học, tập huấn cho cán bộ làm công tác tín dụng về kiến thức pháp luật, kinh tế, bồi dưỡng kiến thức để nâng cao năng lực đánh giá, phân tích rủi ro tín dụng cho cán bộ tín dụng.

Xây dựng chính sách đào tạo, khuyến khích cán bộ đang công tác tại Chi nhánh NH TMCP NT Thăng Long đi học cao học, tiến sỹ tại các trường đại học trong và ngoài nước nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ xuất sắc.

Nâng cao tinh thần và đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ làm công tác tín dụng:

Để hạn chế rủi ro tín dụng, rủi ro đạo đức nghề nghiệp, đồng thời nâng cao tinh thần trách nhiệm, cần có chế độ lương bổng thích hợp để khuyến khích cán bộ làm công tác tín dụng. Hiện nay, chi nhánh NH TMCP NT Thăng Long áp dụng mức lương như nhau cho tất cả các cán bộ làm việc tại các phòng ban (không tính đến thâm niên công tác) là không hợp lý, không khuyến khích người lao động hăng say hết mình với công việc. Do đó, đối với cán bộ làm công tác tín dụng, cần xây dựng một chính sách lương, thưởng phù hợp với mức tăng trưởng dư nợ của cán bộ đó. Đồng thời cũng áp dụng mức phạt nhất định trong

trường hợp xảy ra rủi ro tín dụng đối với khoản vay như: tình trạng nợ quá hạn, nợ khó đòi... để từ đó nâng cao tinh thần trách nhiệm, gắn quyền lợi và nghĩa vụ của cán bộ làm công tác tín dụng đối với mỗi khoản vay mà cán bộ đó phụ trách.

2.3. KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổphần Ngoại thương Thăng Long (Trang 51 - 52)