Sự cần thiết của quản trị rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Nam Hà Nội (Trang 27 - 31)

Các rủi ro tín dụng chiếm tỷ trọng lớn, thường là 90% các loại rủi ro cơ bản. Gỉa sử thiệt hại của ngân hàng hoàn toàn phụ thuộc vao rủi ro tín dụng. Trong hoạt động của mình, nhìn chung các ngân hàng chỉ chấp nhận rủi ro tín dụng mà mức độ thiệt hại tối đa không cao hơn mức lợi nhuận mong đợi. Tuy nhiên trên thực tế, có thể xảy ra các tính huống khác:

Khả năng thiệt hại của ngân hàng

Lợi nhuận Chi phí Vốn tự có

Vùng rủi ro cho phép Vùng rủi ro nguy hiểm Vùng rủi ro Thảm khốc

Trong một môi trường hoạt động tiếm ẩn nhiều rủi ro, nếu một ngân hàng yếu kém trong quản trị rủi ro tín dụng, rủi ro tín dụng có thể xảy ra ngoài mong đợi, không kiểm soát được.

* Thiệt hại cho ngân hàng trước tiên phải kể đến: tác động đối với ngân hàng. ` Rủi ro tín dụng xảy ra sẽ dẫn đến phát sinh các khoản nợ khó thu hồi, gây ảnh hưởng làm ứ đọng vốn dẫn đến làm giảm vòng quay vốn ngân hàng. Tiếp nữa có thể phát sinh các khoản chi phí quản lý, giám sát, từ việc tăng lãi suất của các khoản nợ quá hạn sẽ làm cho những khoản chi phí trên lớn hơn thu nhập. Mặt khác ngân hàng vẫn phải trả lãi cho khoản tiền huy động được…tất cả làm cho lợi nhuận của ngân hàng giảm sút.

` Các khoản vay không được thanh toán đầy đủ, đúng hạn dẫn đến sự không cân đối giữa hai dòng tiền vào và ra trên bảng cân đối kế toán của ngân hàng. Các khoản tiền gửi của khách hàng vẫn phải thanh toán đúng hạn trong khi các khoản tiền vay của khách hàng lại không được hoàn trả đúng thời hạn. Nếu như ngân hàng không có biện pháp phù hợp thì khả năng chi trả của ngân hàng sẽ gặp khó khăn trong khâu thanh toán.

` Tình trạng khó khăn trong khâu thanh toán của ngân hàng cứ tiếp diễn và bị tiết lộ ra công chúng sẽ kéo theo uy tín của ngân hàng sẽ bị giảm sút trên thị trường. Khi đã bị mất niềm tin thì ngân hàng khó có thể lấy lại hình ảnh ban đầu của mình.

` Trong lịch sử ngân hàng đã chứng thực, rất nhiều ngân hàng bị tác động của những tin đồn về việc chậm chễ trong khâu thanh toán dẫn tới làn sóng ồ

Điểm mất vốn tự có và phá sản Điểm không có doanh thu Điểm bắt đầu thua lỗ Điểm bắt đầu

ạt khách hàng tới rút tiền. Các ngân hàng nếu không chuẩn bị kịp thời hoặc không có đủ khả năng đáp ứng nhu cầu rút tiền quá lớn hoặc không có sự can thiệp kịp thời của Ngân hàng Trung Ương thì có thể dẫn tới phá sụp đổ và có thể gây hiệu ứng lan truyền đặc trưng của hệ thống ngân hàng - ảnh hưởng tồi tệ một cách sâu rộng đến nền kinh tế.

Theo những phân tích ở trên, trong khi năng lực quản trị rủi ro tín dụng yếu kém nếu mở rộng tín dụng thì ngân hàng chỉ ngày càng thua lỗ và có thể dẫn đến kết cục hết sức tồi tệ. Tuy nhiên, vì năng lực yếu kém dẫn đến việc hạn chế trong mở rộng tín dụng ngân hàng cũng có thể mất dần những khách hàng tốt, giảm thị phần. Do ngân hàng hoạt động dựa trên lợi thế kinh tế về quy mô nên đến một thời điểm nào đó ngân hàng có thể bị thua lỗ và cũng có nguy cơ phá sản. Do vậy, mở rộng năng lực quản trị rủi ro tín dụng là tiền đề cho việc tăng lợi nhuận cho ngân hàng.

Nhìn nhận vấn đề này kỹ hơn, khi cấp tín dụng mức lãi suất về nguyên tắc phải đủ để trang trải các chi phí và thêm một phần lợi nhuận mong đợi. Trong chi phí có phần bù đắp rủi ro. Trong thị trường cạnh tranh như ngày nay, ngân hàng đánh giá chính xác và cấp những khoản tín dụng ít rủi ro thì lợi thế trong kinh doanh của ngân hàng sẽ tăng lên. Biểu hiện ở chỗ ngân hàng có thể giảm mức lãi suất để cạnh tranh với các ngân hàng khác hoặc thông qua mở rộng tín dụng ngân hàng có thể cung cấp thêm cho khách hàng những sản phẩm dịch vụ khác của mình.

* Thứ hai nữa, có thể kể đến tác động của quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng.

` Như đã biết, lãi vay ngân hàng được hạch toán vào chi phí sản xuất của doanh nghiệp, khi phát sinh nợ quá hạn sẽ dẫn tới chi phí của doanh nghiệp tăng lên, gia tăng nguy cơ không trả được nợ cho ngân hàng, dẫn tới việc doanh nghiệp buộc phải phát mại tài sản thế chấp, và có thể bị phá sản.

Ngân hàng không thu được nợ của khách hàng là biểu hiện hoạt động kinh doanh của khách hàng gặp khó khăn, khách hàng muốn vay ngân hàng những lần sau đó sẽ gặp khó khăn. Đồng thời bạn hàng của khách hàng cũng do dự khi thiết lập quan hệ với họ. Các chủ nợ cũng dồn dập tới đòi nợ khách hàng. Uy tín của doanh nghiệp trên thị trường bị giảm sút.

* Ở khía cạnh hiệu quả đầu tư xã hội

Rủi ro tín dụng xảy ra đồng nghĩa với khoản đầu tư của người vay tiền không có hiệu quả tức là không có lợi ích đầu tư của người vay tiền đối với ngân hàng và xã hội. Hoạt động ngân hàng là một lĩnh vực hết sức nhạy cảm và có tính xã hội hoá cao, có nhiều mối quan hệ phức tạp với nhiều chủ thể. Khi một ngân hàng bị thua lỗ, phá sản sẽ gây tâm lý hoang mang lan rộng nhanh chóng khiến nhiều người khách hàng gửi tiền có thể rút tiền hàng loạt gây ảnh hưởng xấu tới hoạt động ngân hàng, trường hợp xấu nhất có thể gây đổ vỡ hàng loạt của các ngân hàng. Theo thời gian nếu có khôi phục được cũng sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc huy động vốn. Ở nước ta hiện nay, nếu một NHTM gặp khó khăn tài chính di rủi ro tín dụng xảy ra ngoài mong đợi, ngân hàng có thể nhận được sự hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước. Lúc này Ngân sách Nhà nước phải tăng chi cho khoản mục này và cắt giảm chi tiêu cho các khoản mục khác, sẽ làm ảnh hưởng tới mục tiêu ổn định và phát triển kinh tế - xã hội.

Tóm lại, quản trị rủi ro tín dụng giúp ngân hàng vững vàng trong xử lý mối quan hệ giữa rủi ro tín dụng và lợi nhuận, qua đó tránh được thiệt hại và đem lại lợi ích cho bản thân và mọi đối tượng khác có liên quan đến hoạt động tín dụng. Giúp làm giảm tổn thất cho bản thân ngân hàng và nền kinh tế, lành mạnh hoá hệ thống tài chính, tăng cường cạnh tranh, giúp tăng trưởng kinh tế.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Nam Hà Nội (Trang 27 - 31)