Giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại Techcombank

Một phần của tài liệu Ứng dụng mô hình Logit trong xếp hạng khách hàng tại ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam - Chi nhánh Hà Nội (Trang 25 - 27)

Tiếp tục đẩy mạnh xử lý dứt điểm nợ xấu, nợ tồn đọng hạ thấp tỷ lệ nợ quá hạn trong mức cho phép. Trích lập quỹ dự phòng rủi ro tín dụng theo đúng thực tế hoạt động tín dụng. Đẩy mạnh chất lượng công tác thẩm định tín dụng, kiểm tra, kiểm soát trước, trong và sau khi cho vay. Hoàn thiện và xây dựng một chính sách tín dụng phù hợp, chính sách khách hàng theo quy định của ngân hàng. Giảm tỷ lệ nợ quá hạn trong cho vay doanh nghiệp, có chính sách thu hồi nợ và xử lý dứt điểm các khoản nợ tồn đọng.

+ Bằng cách Ngân hàng cần tích cực rà soát các khoản nợ một cách cụ thể và phân loại nợ một cách chính xác như các khoản nợ có khả năng thu hồi, có khả năng thu hồi nhưng có kèm theo những điều kiện nào và thu hồi được ở mức độ nào, tuỳ từng loại mà có cách sử lý thích hợp.

+ Đối với các khoản nợ quá hạn do nguyên nhân chủ quan cần áp dụng các biện pháp tận thu, gán nợ, quy trách nhiệm cụ thể cho các cá nhân hoặc khởi tố…

+ Đối với những khoản nợ quá hạn do nguyên nhân khách quan hay các khoản nợ của các doanh nghiệp cần thiết phải duy trì vì các mục tiêu kinh tế xã hội thì cần có sự giúp đỡ, tài trợ của Nhà nước để xoá nợ, khoanh nợ hay giãn nợ.

+ Những khoản nợ không thể đòi được cần chuyển giao cho công ty xử lý nợ.

+ Định kỳ hạn nợ cho phù hợp và điều chỉnh các cam kết hỗ trợ khách hàng để thu hồi các khoản nợ.

Nâng cao trình độ cán bộ và sắp xếp vị trí hợp lý để tăng hiệu quả.

Thực hiện đa dạng hóa sản phẩm hay danh mục đầu tư với mục tiêu phân tán rủi ro.

Tiếp tục phát triển hệ thống xếp hạng khách hàng tư nhân và doanh nghiệp.

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu Ứng dụng mô hình Logit trong xếp hạng khách hàng tại ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam - Chi nhánh Hà Nội (Trang 25 - 27)