Ngân hàng TMCP Đông Á được thành lập và chính thức đưa vào hoạt động vào ngày 01/07/1992 theo giấy phép thành lập số 0009/NH-CP do Thống đốc Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam ký ngày 27/03/1992 và giấy phép thành lập công ty số 135/GP-UB của Uỷ ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ký ngày 06/04/1992 . DAB đã tiến hành đăng ký kinh doanh số 059011 ngày 08/04/1992 của Trọng tài kinh tế Thành phố với thời gian hoạt động là 30 năm.
Lúc mới thành lập, Ngân hàng TMCP Đông Á có mức vốn điều lệ ban đầu là 20 tỷđồng. Qua hơn 14 năm hoạt động, ngày 09/12/2005, DAB được xếp vào nhóm các ngân hàng có vốn
điều lệ từ 500 tỷđồng trở lên khi vốn điều lệ chính thức đạt 500 tỷđồng. Cổđông lớn của Ngân hàng TMCP Đông Á chiếm hơn 80% vốn điều lệ là:
o Ban Tài chính Quản trị Thành ủy Tp.HCM; o Công ty Cổ phần Vàng bạc đá quý Phú Nhuận; o Công ty Xây dựng và kinh doanh nhà Phú Nhuận.
Các sản ph7m của ngân hàng Đông Á
Bảng 2.21: Các sản ph7m của ngân hàng Đông Á
KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP
- Tiết kiệm Đông Á (có kỳ hạn, không kỳ han, chứng chỉ vàng PNJ – DAB)
- Tiền gửi thanh toán
- Chuyển tiền nhanh trong nước; Chuyển tiền ra nước ngoài; Chuyển tiền từ nước ngoài về Việt Nam
- Thẻ tín dụng thanh toán quốc tế VISA Đông Á - Tín dụng cá nhân: Tín dụng sản xuất kinh doanh, tín dụng thanh toán học phí, tín dụng mua căn hộ dự án Richland Hill; tín dụng mua hàng trả góp, mua nhà, sửa chữa nhà, mua ôtô, mua laptop… - Kiều hối Đông Á - Dịch vụ ThẻĐa Năng Đông Á, vay 24 phút và các thẻ tiện ích khác - Các dịch vụ khác: Thu chi hộ, xác nhận số dư tiền gởi tiết kiệm; Giữ hộ tài sản và kiểm đếm hộ; Quản lý hộ tài sản; Nhận ủy thác đầu tư; Thanh toán séc du lịch…
- Tài khoản thanh toán - Tín dụng Đông Á - Dịch vụ thanh tán quốc tế
- Dịch vụ thu chi hộ, chi trả lương hộ
- Một số dịch vụ khác: mua bán ngoại tệ
(spot, forward, swap); Dịch vụ cho thuê kho;
Bảo lãnh ngân hàng; Quản lý hộ tài sản; Đầu tư liên doanh và ủy thác đầu tư
(Nguồn: http://www.dongabank.com.vn)
Chính sách tín dụng của ngân hàng Đông Á
NH Đông Á xây dựng chính sách tín dụng theo hướng đảm bảo tính chủ động và linh hoạt trong hoạt động thực tế nhằm nắm bắt tốt nhất các cơ hội phát triển đầu tư tín dụng theo mục tiêu
định hướng kinh doanh từng thời kỳ, đảm bảo mục tiêu quản trị rủi ro theo hướng không tập trung quá cao cho một nhóm khách hàng, những lĩnh vực ngành nghề có liên quan với nhau hay đối với một loại tiền tệ.
Chính sách tín dụng chú trọng tuân thủ các quy định của luật pháp có liên quan, quan điểm bình đẳng hướng tới khách hàng, không phân biệt thành phần kinh tế hay hình thức sở hữu, các
ưu đãi tín dụng chỉ áp dụng căn cứ vào năng lực tài chính và mức độ rủi ro cũng như thiện chí trả
nợ của từng khách hàng. Chính sách tín dụng cũng chú trọng đề cao trách nhiệm cá nhân nhằm nâng cao tính minh bạch và chất lượng trong hoạt động tín dụng.