b. Phương pháp định lượng trong đánh giá rủi ro đầu tư dự án.
1.5.2.4 Hạn chế về nội dung phân tích.
Bên cạnh những mặt thuận lợi đã kể trên thì nội dung phân tích của ngân hàng còn có những mặt hạn chế:
Nhìn chung, ngân hàng mới chỉ tập trung vào xem xét các vấn đề liên quan đến rủi ro kinh tế, kỹ thuật mà không quan tâm đến các vấn đề khác như: rủi ro về kinh tê vĩ mô, rủi ro xây dựng thi công...
* Khi đánh giá rủi ro dự án đầu tư:
- Về khía cạnh kỹ thuật: thông thường những cán bộ làm công tác thẩm định được đào tạo chỉ chuyên sâu về lĩnh vực kinh tế, vậy nên phần đánh giá rủi ro kỹ thuật mang nặng tính hình thức, chỉ dựa vào những tài liệu do khách hàng cung cấp, thiếu những tìm hiểu thực tế.
.- Doanh thu dựa trên hàng loạt những báo cáo nghiên cứu thị trường mà khách hàng cung cấp, giá bán sản phẩm dự kiến, thị phần mà dự án có thể chiếm lĩnh. Tuy nhiên, những con số này là rất khó xác định. Đối với khoản mục chi phí: một số chi phí được tính toán dựa trên mặt bằng giá thị trường( chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công…), đối với một số loại chi phí khác như: chi phí quản lý doanh nghiệp…thường chấp nhận theo giá dự toán của chủ đầu tư.
- Do vậy, không thể tránh khỏi những sai lầm trong đánh giá hiệu quả tài chính.Việc phân tích tài chính dự án là khá đầy đủ dựa trên một loạt các chỉ tiêu như: NPV, B/C, IRR,T… tuy vậy, trong quá trình đánh giá, Ngân hàng thường bỏ qua yếu tố trượt giá, lạm phát.
- Hơn thế nữa, ngoài các loại rủi ro nêu trên thì Ngân hàng đã bỏ qua một loại rủi ro cũng khá quan trọng, đó là tự bản thân mỗi dự án đã chứa đựng những loại rủi ro đặc thù, vậy nên Ngân hàng cần xem xét kĩ và đưa vào nội dung đánh giá để giảm thiểu được các loại rủi ro có thể xảy đến.