Phân tích tình hình lợi nhuận của công tyThadimexco

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty CPCB và XNK Thanh Đoàn (Trang 42 - 65)

Lợi nhuận là một yếu tố có vai trò hết sức quan trọng trong việc phân tích đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Vì lợi nhuận là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp biểu hiện kết quả của quá trình sản xuất kinh doanh, lợi nhuận phản ánh đầy đủ về mặt số lượng và chất lượng của công ty, phản ánh kết quả của việc sử dụng các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất như nguyên liệu, lao động, tài sản cố định,... Vì vậy, để có thể phân tích đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của công ty, chúng ta cần phân tích tình hình lợi nhuận trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

4.1.3.1. Phân tích tình hình lợi nhuận chung của Công ty Thadimexco

Phân tích tình hình lợi nhuận có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Phân tích tình hình lợi nhuận để thấy được các nguyên nhân và mức độ ảnh hưởng đến việc tăng, giảm lợi nhuận của công ty. Từ đó, Công ty cần đề ra các biện pháp khai thác khả năng kinh doanh tốt hơn nhằm nâng cao lợi nhuận và giúp hoạt động kinh doanh của Công ty đạt hiệu quả tối đa trong tương lai. Để hiểu rõ hơn về tình hình lợi nhuận của công ty Thadimexco, ta tìm hiểu bảng sau:

Bảng 6: TÌNH HÌNH LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY THADIMEXCO (2005-2007) Đơn vị tính: 1000 VNĐ Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2006/2005 Chênh lệch 2007/2006 2005 2006 2007 Giá trị % Giá trị %

Doanh thu thuần 245.275.214 334.744.257 366.432.578 89.469.043 36,48 31.688.321 9,47 Giá vốn hàng bán 232.436.303 317.840.058 342.901.510 85.403.755 36,74 25.061.452 7,88 Lợi nhuận gộp 12.838.911 16.904.199 23.531.068 4.065.288 31,66 6.626.869 39,20 Lợi nhuận từ HĐKD 2.517.221 1.114.300 2.119.189 -1.402.921 -55,73 1.004.889 90,18 Lợi nhuận khác 27.063 87.481 597.676 -157.814 -224,38 685.157 783,21 Tổng lợi nhuận trước thuế 2.587.554 1.026.819 2.716.865 -1.560.735 -60,32 1.690.046 164,59

Lợi nhuận sau thuế 2.587.554 836.853 2.681.340 -1.750.701 -67,66 1.844.487 220,41

Nhìn chung, qua ba năm (2005-2007) tình hình lợi nhuận của công ty Thadimexco có nhiều biến động tương đối. Qua số liệu của bảng 6 ta thấy rằng lợi nhuận sau thuế của Công ty năm 2006 giảm xuống đáng kể so với năm 2005 nhưng sang năm 2007 tăng mạnh so với năm 2006. Cụ thể là mức lợi nhuận sau thuế năm 2005 đạt 2.587.554 (ngàn đồng) và năm 2006 đạt 836.853(ngàn đồng) tức là năm 2006 giảm 1.750.701 (ngàn đồng) so với năm 2005, ta thấy năm 2006 Công ty hoạt động kém hiệu quả hơn so với năm 2005, tuy nhiên, đến năm 2007 lợi nhuận của Công ty đạt ở mức 2.681.340 (ngàn đồng) tăng đến 1.844.487 (ngàn đồng) so với năm 2006. Lợi nhuận của Công ty năm 2007 tăng lên rất nhiều so với năm 2006. Điều này cho thấy năm 2007 hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty rất cao.Trong đó:

Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của Công ty năm 2006 giảm đi rất nhiều so với năm 2005 tương đương với giảm 1.402.921 (ngàn đồng), nhưng đến năm 2007 thì lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của Công ty tăng lên đáng kể tương đương với tăng 1.004.889 (ngàn đồng) so với năm 2006.Nguyên nhân dẫn đến lợi nhuận của Công ty năm 2006 thấp hơn so với năm 2005. Đó là vì, tại một số khu vực nuôi tôm ở trong tỉnh Cà Mau, các hộ nuôi đang gặp khó khăn trong việc quản lý bệnh tôm và có hiện tượng tôm nuôi bị chết là do thời tiết thay đổi làm các yếu tố môi trường như nhiệt độ, pH, độ mặn thường xuyên dao động lớn giữa ngày và đêm dẫn đến tình trạng tôm bị chết. Trong khi đó Công ty Thadimexco thu mua nguyên liệu chủ yếu từ các doanh nghiệp trong tỉnh Cà Mau. Mà trong tỉnh ở một số địa phương có diện tích tôm nuôi bị chết khá lớn.Từ đó, đã gây tâm lý hoang mang, không yên tâm sản xuất cho các doanh nghiệp và người nuôi tôm, nên các sự kiện này đã kéo theo giá thủy sản trong nước không ổn định, người nuôi lo ngại về giá cả và đầu ra, ảnh hưởng đến thị trường nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu. Chính vì vậy, công ty Thadimexco gặp không ít những khó khăn về vấn đề nguồn nguyên liệu đầu vào.

Khoản mục lợi nhuận khác của Công ty qua ba năm (2005-2007) lại có sự biến động khá lớn, Năm 2005 phần lợi nhuận khác của công ty là 70.333 (ngàn đồng) đến năm 2006 lợi nhuận khác của công ty là – 87.481 (ngàn đồng). Như vậy năm 2006 lợi nhuận khác của công ty đã giảm khỏang 224,38% tương đương với giảm khoảng 157.814 (ngàn đồng). Nhưng đến năm 2007 lợi nhuận này lại tăng rất

cao, tăng một khoảng là 685.157 (ngàn đồng) so với năm 2006 tức là tăng khoảng 783,21%, chính nhờ điều đó mà lợi nhuận sau thuế của Công ty trong năm 2007 tăng rất cao so với các năm khác. Nguyên nhân lợi nhụân khác của công ty tăng là do thu nhập khác tăng cao. Trong năm 2007 thu nhập khác của công ty tăng lên rất cao chủ yếu là thu nhập từ thanh lý tài sản cố định, gia công, thu nhập từ bán đầu vỏ tôm..

Để hiểu rõ lợi nhuận của công ty tăng giảm là do đâu ta đi sâu vào phân tích các nhân tố ảnh hưởng chủ yếu đến lợi nhuận:

4.1.3.2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận hoạt động kinh doanh của Công ty

Bảng 7: TÌNH HÌNH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LỢI NHUẬN

Đơn vị tính: 1000 VNĐ

Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

Khối lượng sản phẩm tiêu thụ (tấn) 1.675 2.132 2.396 Doanh thu 245.275.214 334.744.257 366.432.577 Giá vốn hàng bán 232.436.303 317.840.058 342.901.510 Chi phí BH và QLDN 4.700.315 6.678.230 10.072.127 Thuế 0 189.966 35.525

(Nguồn: Báo cáo Tài chính của Công ty Thadimexco)

Khối lượng sản phẩm tiêu thụ, doanh thu, giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp và thuế là những nhân tố ảnh hưởng nhiều đến lợi nhuận, sau đây ta đánh giá xem các nhân tố này ảnh hưởng đến lợi nhuận của Công ty:

Ta có công thức:

Lợi nhuận = ∑ Qi*(Pi – Zi – CBHi – CQLi – Ti)

Hay Lợi nhuận = Doanh thu – Giá vốn hàng bán – Chi phí BH và QLDN – Thuế Với Q là khối lượng hàng hoá

P là giá bán sản phẩm

CBH và CQL là chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp T là thuế của sản phẩm, i là loại mặt hàng

Đơn vị tính: 1000 VNĐ

Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

Khối lượng sản phẩm tiêu thụ (tấn) 1.675 2.132 2.396 Giá bán trung bình/ sản phẩm 146,43 157,01 152,94 Giá vốn trung bình/ sản phẩm 138,77 149,08 143,11 Chi phí BH trung bình/ sản phẩm 1,94 2,06 2,99 Chi phí QL trung bình/ sản phẩm 0,86 1,07 1,21 Thuế/ sản phẩm 0 0,09 0,01

(Nguồn: Báo cáo Tài chính của Công ty Thadimexco)

So sánh năm 2006/năm 2005:

Ta có: Lợi nhuận = ∑ Qi*(Pi – Zi – CBHi – CQLi – Ti) Năm 2005: LN2005 =1.675(146,43 – 138,77 – 1,94 – 0,86)

 LN2005 = 8.140,5 (triệu đồng)

Năm 2006: LN2006 = 2.132(157,01 – 149,08 – 2,06 – 1,07 – 0,09)  LN2006= 10.041,72 (triệu đồng)

 Lợi nhuận = LN2006 – LN2005

Lợi nhuận = 10.041,72 – 8.140,5 = 1.901,22 (triệu đồng)

Qua số liệu trên ta thấy rằng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của Công ty Thadimexco năm 2006 tăng hơn lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của công ty năm 2005 là 1.901,22 (triệu đồng). Nguyên nhân của sự tăng lợi nhuận hoạt động kinh doanh của công ty là do: trong năm 2006 khối lượng sản phẩm tiêu thụ, giá bán trung bình của công ty tăng lên rất nhiều so với năm 2005. Ngoài ra, Công ty còn xuất khẩu được rất nhiều sản phẩm sang các thị trường nước ngoài nên đã gia tăng doanh thu và dẫn đến sự tăng lợi nhuận của Công ty. Nhưng vì chi phí tài chính trong năm 2006 cũng tăng cao so với năm 2005 làm cho lợi nhuận của công ty trong năm 2006 giảm đi nhiều so với năm 2005.

So sánh năm 2007/năm 2006:

Năm 2006: LN2006 = 2.132(157,01 – 149,08 – 2,06 – 1,07 – 0,09)  LN2006= 10.041,72 (triệu đồng)

Năm 2007: LN2007 = 2.396 (152,94 – 143,11 – 2,99 – 1,21 – 0,01)  LN2007 = 13. 465,52(triệu đồng)

Lợi nhuận = LN2007 – LN2006

Lợi nhuận = = 13. 465,52 - 10.041,72 = 3.423,8 (triệu đồng)

Qua số liệu trên ta thấy rằng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của Công ty Thadimexco năm 2007 tăng hơn lợi nhuận từ họat động kinh doanh của công ty năm 2006 là 3.423,8 (triệu đồng), điều đó chứng tỏ là Công ty làm ăn có hiệu quả trong năm 2007.Vì năm 2007 tình hình thị trường xuất khẩu thủy sản của công ty gặp nhiều thuận lợi, khối lượng mặt hàng xuất khẩu tăng, giá vốn hàng bán giảm dẩn đến doanh thu của công ty tăng. Vì vậy, lợi nhuận của Công ty cao hơn so với năm 2006.

a) Ảnh hưởng của nhân tố khối lượng sản phẩm tiêu thụ

Khối lượng tiêu thụ là toàn bộ khối lượng hàng hoá đã được xuất bán tiêu thụ theo các phương thức khác nhau và khối lượng sản phẩm của công ty có tiêu thụ được mới xác định được lãi hay lỗ và lỗ, lãi ở mức độ nào của một công ty. Đây là nhân tố chủ quan của doanh nghiệp nói lên quy mô sản xuất kinh doanh. Khi giá cả ổn định, khối lượng hàng hoá trở thành nhân tố quan trọng nhất để tăng lợi nhuận, lợi nhuận tăng hay giảm tỷ lệ với khối lượng hàng hoá tiêu thụ.

Doanh thu = Khối lượng sản phẩm tiêu thụ * Đơn giá

Để phân tích nhân tố khối lượng sản phẩm tiêu thụ ảnh hưởng đến lợi nhuận như thế nào ta có công thức sau:

% hoàn thành sản phẩm tiêu thụ ở năm gốc = (Qthực tế * Pnăm trước)/(Qnăm trước * Pnăm trước)  So sánh năm 2006/2005: Ta có: % hoàn thành sản phẩm tiêu thụ 2006 = (Q2006 * P2005)/(Q2005* P2005) = (2.132*146,43)/(1.675*146,43) = 1,27 %  ∆Q2006 = LN2005 (% hoàn thành sản phẩm tiêu thụ 2006 – 1) = 8.140,5 (1,27 - 1) = 2.197,94 (triệu đồng)

Nhận xét:Với mức biến động khối lượng tiêu thụ tăng 457 (tấn) đã làm lợi nhuận của Công ty năm 2006 tăng so với năm 2005 một khoảng là 2.197,94 (triệu đồng)

LNnăm trước * % hoàn thành sản phẩm tiêu thụ năm trước – LN năm trước

= Q

So sánh năm 2007/2006: Ta có: % hoàn thành sản phẩm tiêu thụ 2007 = (Q2007 * P2006)/(Q2006* P2006) = (2.396*157,01)/(2.132*157,01) = 1,12 %  ∆Q2007 = LN2006 (% hoàn thành sản phẩm tiêu thụ 2007 – 1) = 10.041,72 (1,12 – 1) = 1.205 (triệu đồng)

Nhận xét: Với mức biến động khối lượng tiêu thụ tăng 264 (tấn) đã làm lợi nhuận của Công ty năm 2007 tăng so với năm 2006 một khoảng là 1.205 (triệu đồng).

Bảng 9: PHẦN TÍCH KHỐI LƯỢNG TIÊU THỤ CỦA CÔNG TY THADIMEXCO (2005-2007)

Đơn vị tính:1000 VNĐ

Chỉ tiêu Đơn

vị Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

Chênh lệch 2006/2005 Chênh lệch 2007/2006 Giá trị % Giá trị % Khối lượng sản phẩm tiêu thụ tấn 1.675 2.132 2.396 457 27,28 264 12,38

Đơn giá trung bình

1000

VNĐ 146,43 157,01 152,94 10,58 7,23 -4,07 -2,59

Doanh thu 1000

VNĐ 245.275.214 334.744.257 366.432.577 89.469.043 36,48 31.688.321 9,47

 Tóm lại, nhân tố khối lượng sản phẩm tiêu thụ ảnh hưởng rất lớn đến tình hình lợi nhuận và hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty. Do đó, Công ty phải dùng nhiều cách, nhiều phương pháp hợp lý như quảng cáo, giới thiệu sản phẩm, tăng cường cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng,… để đẩy mạnh lượng sản phẩm tiêu thụ từ thị trường nội địa đến thị trường xuất khẩu của Công ty.

b) Ảnh hưởng của nhân tố kết cấu khối lượng sản phẩm

Ta có

∆k = (Q1i – Q0i)(P0i – Z0i – CBH0i – CQL0i – T0i) - ∆Q

So sánh năm 2006/2005

∆k = (Q2006 – Q2005)(P2005 – Z2005– CBH2005 – CQL2005 – T2005) - ∆Q2006 = (2.132 -1.675)(146,43 – 138,77 – 1,94 – 0,86) – 2.197,94 = 23,08 (triệu đồng)

Nhận xét: Với mức biến động kết cấu khối lượng sản phẩm tiêu thụ đã làm

tăng lợi nhuận của Công ty năm 2007 so với năm 2006 một khoảng là 23,08 (triệu đồng)

So sánh năm 2007/2006

∆k = (Q2007 – Q2006)(P2006 – Z2006 – CBH2006 – CQL2006 – T2006) - ∆Q2007 = (2.396 -2.132)(157,01 – 149,08 – 2,06 – 1,07 – 0,09) – 1.205 = 38,44 (triệu đồng)

Nhận xét: Với mức biến động kết cấu khối lượng sản phẩm tiêu thụ đã làm

tăng lợi nhuận của Công ty năm 2007 so với năm 2006 một khoảng là 38,44 (triệu đồng).

c) Ảnh hưởng của nhân tố giá bán

Ta có:

∆P = ∑ Q1i (P1i – P0i )

So sánh năm 2006/2005

∆P = ∑ Q2006(P2006 – P2005)

= 2.132 (157,01 – 146,43) = 22.556,56 ( triệu đồng)

Nhận xét: Với mức biến động giá bán sản phẩm tiêu thụ tăng 10,58 (ngàn

đồng)/sản phẩm đã làm tăng lợi nhuận của Công ty năm 2006 so với năm 2005 một khoảng là 22.556,56 (triệu đồng)

∆P = ∑ Q2007 (P2007 – P2006)

= 2.396 (152,94 – 157,01) = - 9.751,72 ( triệu đồng)

Nhận xét:Với mức biến động giá bán sản phẩm giảm 4,07 (ngàn đồng)/sản

phẩm đã làm cho lợi nhuận của công ty giảm một khoảng 9.751,72 ( triệu đồng) nhưng lợi nhuận của Công ty năm 2007 so với năm 2006 vẩn tăng một khoảng là 3.423,8 (triệu đồng).

d) Ảnh hưởng của nhân tố giá vốn hàng bán

Ta có:

∆Z = ∑ Q1i (Z1i – Z0i)

So sánh năm 2006/ năm 2005:

∆Z = ∑ Q2006 (Z2006 – Z2005)

= 2.132 (149,08 – 138,77) = 21.980,92 ( triệu đồng)

Nhận xét:Với mức biến động giá vốn hàng bán tăng 10,31 (ngàn đồng)/sản

phẩm đã làm lợi nhuận của Công ty năm 2006 giảm so với năm 2005 một khoảng là 21.980,92 (triệu đồng)

So sánh năm 2007/ năm 2006:

∆Z = ∑ Q2007 (Z2007 – Z2006)

= 2.396 (143,11 – 149,08) = - 14.304,12 ( triệu đồng)

Nhận xét: Với mức biến động giá vốn hàng bán giảm 5,97 (ngàn đồng)/sản

phẩm đã làm lợi nhuận của Công ty năm 2007 tăng so với năm 2006 một khoảng là 14.304,12 (triệu đồng)

Để hiểu rõ nguyên nhân làm giá vốn hàng bán tăng ta đi vào phân tích tình hình giá vốn, sản lượng và giá mua.

Bảng 10: TÌNH HÌNH GIÁ VỐN – SẢN LƯỢNG – GIÁ MUA (2005-2007)

Đơn vị tính:1000 VNĐ

Chỉ tiêu Đơn

vị Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

Chênh lệch 2006/2005 Chênh lệch 2007/2006 Giá trị % Giá trị % Khối lượng sản phẩm tiêu thụ tấn 1.675 2.132 2.396 457 27,28 264 12,38

Giá mua trung bình 1000 VNĐ 146,43 157,01 152,94 10,58 7,23 -4,07 -2,59 Giá vốn hàng bán 1000 VNĐ 138,77 149,08 143,11 10,31 7,43 -5,97 - 4,00

Ta có công thức:

Lợi nhuận = Doanh thu – Giá vốn hàng bán – Chi phí BH và QLDN - Thuế Giá vốn hàng bán = Khối lượng sản phẩm tiêu thụ * Giá mua nguyên liệu

Z2005 = a0b0, Z2006 = a1b1, Z2007 = a2b2 Z = Z2006 – Z2005= a1b1 – a0b0

Z = Z2007– Z2006 = a2b2 - a0b0

a là khối lượng sản phẩm tiêu thụ, a0 là khối lượng sản phẩm tiêu thụ năm 2005, a1 là khối lượng sản phẩm tiêu thụ năm 2006, a2 là khối lượng sản phẩm tiêu thụ năm 2007.

b là giá mua nguyên liệu bình quân, b0 là giá mua nguyên liệu bình quân năm 2005, b1 là giá mua nguyên liệu bình quân năm 2006, b2 là giá mua nguyên liệu bình quân năm 2007.

So sánh năm 2006/ năm 2005:

- So sánh chênh lệch tuyệt đối:

a1b0 =2.132 * 138,77 = 295.857,64 (triệu đồng) Z2006/2005 = a1b1 - a0b0 = (a1b1 – a1b0) + (a1b0 - a0b0)

= (317.838,56 – 295.857,64) + ( 295.857,64 - 232.436,30)

= 21.980,92 + 60.421,34 = 82.402,26 (ngàn đồng) - So sánh tương đối năm 2006/2005:

(a1b1/a0b0) = (a1b1/a1b0) * (a1b0/a0b0)

 (317.838,56 /232.436,30) = (317.838,56 /295.857,64) * (295.857,64/ 232.436,30)

 136,74 = 107,43 * 127,29

(tăng 36,74%) (tăng 7,43 %) (tăng 27,29 %) - So sánh chênh lệch tương đối

(a1b1 - a0b0)/a0b0 = [(a1b1 – a1b0)/a0b0] + [(a1b0 - a0b0)/a0b0]

(317.838,56 - 232.436,30) /232.436,30 = (317.838,56 - 295.857,64) / 232.436,30 + (295.857,64 - 232.436,30) / 232.436,30

Hay 36,74% = 7,43 % + 27,29 %

Nhận xét: Khi giá vốn hàng bán năm 2006 so với năm 2005 tăng 36,74%

- Do khối lượng sản phẩm tiêu thụ tăng 27,29 % so với năm 2005. - Do giá mua bình quân tăng 7,43 % so với năm 2005.

Trong 16,50% tăng lên của giá vốn hàng bán thì nhân tố giá mua làm giá vốn hàng bán tăng 7,43 % và nhân tố sản lượng tiêu thụ làm giá vốn tăng 27,29 %. Giá vốn hàng bán tăng dẫn đến lợi nhuận giảm xuống. Nhưng do khối lượng sản phẩm xuất khẩu của công ty tăng nhiều nên cũng bù đắp được sự tăng lên của giá vốn hàng bán. Do đó, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của công ty trong năm 2006 tăng 1.901,22 (triệu đồng) lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của công ty trong năm 2005.

So sánh năm 2007/ năm 2006:

- So sánh chênh lệch tuyệt đối:

a2b1 = 2.396 * 149,08 = 357.195,68 (ngàn đồng) Z2007/2006 = a2b2 – a1b1= (a2b2 – a2b1) + (a2b1 – a1b1)

= ( 342.891,56 – 357.195,68 ) + (357.195,68 – 317.838,56)

= -14.304,12 + 39.357,12 = 25.053 (ngàn đồng) - So sánh tương đối năm 2007/2006:

(a2b2/a1b1) = (a2b2/a2b1) * (a2b1/a1b1)

 (342.891,56/317.838,56) = (342.891,56/357.195,68)*(357.195,68/317.838,56)  107,88 = 96,00% * 112,38%

(tăng 7,88 %) (giảm 4,00%) (tăng 12,38%) - So sánh chênh lệch tương đối:

( a2b2 – a1b1)/a1b1 = [(a2b2 – a2b1)/a1b1] + [(a2b1 – a1b1)/a1b1] (342.891,56 - 317.838,56)/317.838,56 = (342.891,56 - 357.195,68)/ 317.838,56 + (357.195,68 - 317.838,56) / 317.838,56

Hay 7,88 %= - 4,00% + 12,38%

Nhận xét: Giá vốn hàng bán năm 2007 tăng 7,88 % so với năm 2006 tương

đương là giảm một khoảng 25.053 (ngàn đồng) là do: - Do giá mua bình quân giảm 4,00% so với năm 2006.

- Do khối lượng sản phẩm tiêu thụ tăng 12,38% so với năm 2006.

Nhìn chung, nhân tố giá vốn hàng bán là một trong những nhân tố quan

chủ động điều chỉnh được. Do đó, Công ty cần phải có nhiều biện pháp để hạn chế

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty CPCB và XNK Thanh Đoàn (Trang 42 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w