II. Phân tích kinh doanh xuất khẩ u:
4. Phân tích một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh xuát khẩu của công ty:
của công ty:
Bảng 6 : MỘT SỐ CHỈ TIÊU ÐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ÐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY
5.1. Vòng quay toàn bộ vốn:
Qua bảng ta thấy so với năm 2003 thì số vòng quay toàn bộ vốn năm 2004 tăng 0,12 lần . Nguyên nhân là do trong năm 2004 doanh thu tăng nhanh hơn tài sản. Sang năm 2005 thì số vòng quay toàn bộ vốn giảm 0,24 lần so với năm 2004. Do đó Công ty cần tìm biện pháp để tăng doanh thu, đẩy mạnh vòng quay vốn.
5.2. Vòng quay vốn lưu động
Cũng từ bảng ta thấy số vòng quay vốn lưu động không ổn định. Cụ thể năm 2003 số vòng quay vốn lưu động là 3,07 lần, năm 2004 là 3,11 lần và sang năm 2005 là 2,75 lần. Trong năm 2003 cứ 1đồng vốn lưu động tạo ra 3,07 đồng doanh thu, năm 2004 cứ 1 đồng vốn lưu động tạo ra 3,11 đồng doanh thu. Điều này cho thấy hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty có chiều hướng tăng lên. Nhưng sang năm 2005 cứ 1 đồng vốn lưu động tạo ra 2,75 đồng doanh thu giảm 0,36 đồng so với năm 2004. Điều đó sẽ ảnh hưởng xấu đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Việc tăng vòng quay vốn lưu động có ý nghĩa kinh tế rất lớn, có thể giúp Công ty giảm được lượng vốn vay hoặc mở rộng quy mô kinh doanh trên cơ sở vốn hiện có. Vì vậy công
Chỉ tiêu Đvt Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Chênh lệch 04/03 Chênh lệch 05/04 1.Vòng quay VLĐ Lần 3,06 3,11 2,75 0,05 -0,36 2.Vòng quay VCĐ Lần 2,19 2,58 2,01 0,39 -0,57 3.Vòng quay VKD Lần 2,17 2,66 2,1 0,49 -0,56 4.Vòng quay vốn chung Lần 1,28 1,41 1,16 0,13 -0,25 5.Tỉ lệ lãi gộp % 11,65 16,39 13,86 4,74 -2,53 6.Tỉ lệ lãi ròng % 0,8 0,86 0,85 0,06 -0,01
7.Tỉ suất sinh lời TS % 1,02 1,21 0,99 0,19 -0,22
ty cần nâng cao số vòng quay vốn lưu động bằng cách tăng doanh số bán thực tế của Công ty.
5.3. Vòng quay vốn cố định:
Vòng quay vốn cố định của Công ty năm 2004 là 2,56 lần, tăng hơn năm 2003 là 0,36 lần. Sang năm 2005 số vòng quay vốn cố định là 2,01 lần, giảm 0,55 lần so với năm 2004. Nguyên nhân là do trong năm 2004, 2005 Công ty đầu tư tăng tài sản cố định nhưng do nguyên nhân khách quan của ngành làm cho tốc độ tăng doanh thu không tương xứng với tốc độ tăng tài sản cố định. Trong năm 2003 cứ 1 đồng vốn cố định tạo ra 2,20 đồng doanh thu, năm 2004 cứ 1 đồng vốn cố định tạo ra 2,56 đồng doanh thu, tăng 0,36 đồng so với năm 2003. Năm 2005 cứ 1 đồng vốn cố định tạo ra 2,01 đồng doanh thu, giảm 0,55 đồng so với năm 2004. Điều đó cho thấy mức doanh thu đạt được chưa tương xứng với quy mô hoạt động của Công ty.
5.4. Vòng quay vốn kinh doanh:
Vòng quay vốn kinh doanh của Công ty tăng cao vào năm 2004 là 2,66 lần, tăng hơn năm 2003 0,42 lần, vòng quay vốn kinh doanh năm 2005 đạt 2,1 lần, giảm 0,49 lần so với năm 2004. Vốn kinh doanh cũng không ổn định qua các năm. Năm 2003, 1 đồng vốn kinh doanh tạo ra 2,17 đồng doanh thu, năm 2004, 1 đồng vốn kinh doanh được sử dụng hiệu quả hơn, tạo ra 2,59 đồng doanh thu, nhưng năm 2005 cứ 1 đồng vốn kinh doanh tạo ra 2,1 đồng doanh thu, giảm 0,49 đồng so với năm 2004. Vòng quay vốn kinh doanh ngày càng tăng lên, chứng tỏ hoạt động kinh doanh ngày càng hiệu quả, công ty cần sử dụng nguồn vốn kinh doanh tốt hơn nữa.
5.5. Tỉ lệ lãi gộp:
Qua số liệu ở bảng ta thấy tỉ lệ lãi gộp của công ty biến động, tăng lên ở năm 2004 với tỉ lệ tăng là 0,28% so với năm 2003, nhưng lại giảm ở năm 2005 với tỉ lệ giảm là 0,51% so với năm 2004. Nguyên nhân là do sự tăng giảm không bình thường của các mức doanh thu. Công ty cần cố gắng giảm thiểu giá vốn hàng bán để tăng lãi gộp, tăng tỉ lệ lãi gộp, tăng khả năng trang trải chi phí để tối đa hoá mức lợi nhuận đạt được.
Tỉ suất lợi nhuận trên doanh thu có chiều hướng tăng dần qua ba năm. Cụ thể năm 2003 tỉ lệ lợi nhuận là 0,8%, năm 2004 là 0,79 % và tăng lên 0,85% vào năm 2005. Điều này có nghĩa là trong năm 2003 cứ 100 đồng doanh thu đạt được thì có 0,8 đồng lợi nhuận và năm 2004 cứ 100 đồng doanh thu thì có 0,79 đồng lợi nhuận và năm 2005 ổn định 100 đồng doanh thu thì tạo ra 0,85 đồng lợi nhuận, cho thấy hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty có chiều hướng tăng. Đây là biểu hiện tốt công ty cần duy trì và phát huy trong tương lai.
5.7. Tỉ suất sinh lời của tài sản
Tỉ suất sinh lời của tài sản tăng vào năm 2004 và giảm ở năm 2005. Năm 2004 cứ 100 đồng vốn đưa vào sản xuất kinh doanh thì thu được 1,11 đồng lợi nhuận tăng hơn năm 2003 0,08 đồng và sang năm 2005 thì cứ 100 đồng vốn đưa vào đầu tư thì thu được 0,99 đồng lợi nhuận, giảm 0,12 đồng so với năm 2004. Điều này cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản của Công ty chưa ổn định
5.8. Tỉ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu:
Chỉ tiêu này có ý nghĩa rất quan trọng, nó phản ánh sức sinh lời của mõi đồng vốn chủ sở hữu. Với số liệu ở bảng ta thấy chỉ tiêu này không ổn định qua ba năm. Cụ thể năm 2004 tăng 0,33 % so với năm 2003, nhưng năm 2005 giảm 0,29 % so với năm 2004. Nguyên nhân là do lợi nhuận sau thuế không ổn định qua các năm còn nguồn vốn chủ sở hữu thì tương đối ổn định. Năm 2004 cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra tạo được 2,00 đồng lợi nhuận ròng, tăng hơn năm 2003 là 0,33 đồng và năm 2005 cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra tạo được lợi nhuận ròng là 1,71 đồng, giảm 0,29 đồng so cới năm 2004.
Nhìn chung qua ba năm Công ty hoạt động chưa tận dụng hết những nguồn lực của mình dù vẫn có lời. Nguyên nhân là do ảnh hưởng của thị trường, khả năng sử dụng vốn của Công ty chưa cao. Trong những năm tới Công ty cần có kế hoạch thích hợp trong việc sử dụng vốn, và các khoản chi phí để hiệu quả hoạt động của Công ty ngày một nâng cao.