Máy móc thiết bị chuyên ngành là một trong những chỉ tiêu thể hiện khả năng đáp ứng của công ty trong hoạt động lắp dặt. Do đặc thù của ngành cần phải có hệ
thống máy móc thiết bị chuyên ngành có công nghệ cao, hiện đại cho hiệu quả cao. Năng lực trang thiết bị máy móc của công ty tương đối cao tuy nhiên công ty vẫn phải tăng cường công tác quản lý và đầu tư đổi mới trang thiết bị chuyên ngành.
- Công tác quản lý máy móc, thiết bị:
• Thực hiện công tác đánh giá lại toàn bộ tài sản theo định kỳ. Máy móc nào còn hoạt động tốt thì được giữ lại, còn với những loại máy móc thiết bị lạc hậu không còn phát huy tác dụng nữa hoặc không đảm bảo chất lượng thì cần phải thanh lý hoặc nhượng bán để thu hồi giá trị còn lại.
• Khai thác và sử dụng đồng bộ máy móc thiết bị nhằm tăng hệ số sử dụng máy. Đồng thời phải luôn bảo dưỡng, sửa chữa máy móc theo định kỳ.
• Quy trình trách nhiệm đối với người bảo quản và sử dụng máy tránh tình trạng mất mát hư hỏng trước thời hạn. Các máy thiết bị chuyên dùng cần được cán bộ kỹ thuật có kinh nghiệm, trình độ chuyên môn giỏi quản lý, đánh giá, kiểm tra.
• Phân phối máy móc hợp lý.
- Công tác đầu tư đổi mới trang thiết bị:
Phải quán triệt quan điểm đầu tư là đầu tư có trọng điểm và đồng bộ. Công ty nên mua sắm các máy móc thiết bị thi công hoàn toàn mới và hiện đại các hãng nổi tiếng ở các nước có nền công nghiệp phát triển. Công ty phải đầu tư số vốn khá lớn nhưng đổi lại năng lực kỹ thuật sản xuất của công ty phải được nâng cao hơn trước. Đảm bảo nhu cầu tiến bộ cũng như chất lượng công trình đòi hỏi yêu cầu về kỹ thuật phức tạp, qui mô lớn và đảm bảo độ chính xác cao. Điều này sẽ tăng khả năng trúng thầu của công ty.
- Nhu cầu đầu tư mua sắm máy móc thiết bị công ty phải xuất phát từ nhu cầu thực tế của công ty. Đồng thời phải phù hợp với khả năng mua sắm của công ty.
• Phải gắn trách nhiệm và quyền lợi cho cán bộ phụ trách công tác mua sắm. Đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật mà còn tiết kiệm được chi phí.
• Việc đầu tư cho nâng cao năng lực trang thiết bị cần chú ý đến vấn đề hiệu quả sử dụng. Tránh tình trạng lãng phí vốn.