Môi trường vĩ mô: 1 Nền kinh tế:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng việc sử dụng sản phẩm thẻ thanh toán tại ngân hàng thương mại cổ phẩn Á Châu (Trang 48 - 50)

MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ HOÀN THIỆN VÀ MỞ RỘNG DỊCH VỤ THẺ

5.1.1 Môi trường vĩ mô: 1 Nền kinh tế:

5.1.1.1 Nền kinh tế:

Thuận lợi:

Thị trường thẻ Việt Nam là thị trường đầy tiềm năng:

Việt Nam với dân số trên 83 triệu dân, trong khi số chủ thẻ hiện nay mới khoản 8.3 triệu thẻ (trung bình cứ 10 người dân có 1 thẻ). Theo điều tra tại Việt Nam có 86% chi phí mua sắm của người dân Việt Nam hiện nay được trả bằng tiền mặt; 32% tiền thuế được thu bằng tiền mặt và 22% dịch vụ khác được thanh toán bằng tiền mặt. Do vậy thị trường thẻ Việt Nam rất có tiềm năng và chỉ mới khai thác một phần nhỏ.

Hơn nữa ở Việt Nam hiện đang sở hữu 7 di sản văn hóa thế giới, thu hút du lịch trong và ngoài nước ( năm 2007có 4.2 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam và 19.2 triệu lượt khách nội địa, theo dự báo đến năm 2008 ngành Du lịch Việt Nam sẽ đón từ 25,5 triệu đến 26,2 triệu lượt khách du lịch, trong đó 4,8 triệu đến 5 triệu lượt khách quốc tế, tăng từ 16,7% đến 19% so với năm 2007; 20,5 triệu đến 21,2 triệu lượt khách du lịch nội địa, tăng khoảng 6,8% đến 10,4% so với năm 2007).

Năm 2007 đã khép lại mang theo nhiều sự kiện đặc biệt quan trọng đối với nền kinh tế nói chung và ngân hàng Việt Nam nói riêng. Với các sự kiện như: 11/1/2007 Việt Nam chính thức là thành viên tổ chức thương mại WTO, bầu cử đại biểu quốc hội khóa XII, GDP đạt 8.2%... đó là chuyện của cả nền kinh tế xã hội. Riêng ngân hàng cũng có nhiều sự kiện lớn QĐ 112 về định hướng phát triển ngân hàng Việt Nam đến 2010 và tầm nhìn 2020, đó là chương trình cải cách toàn diện NHTW và tăng cường tiến độ cổ phần hóa ngân hàng thương mại, đó là việc toàn ngành ngân hàng triển khai chiến lược phát triển dịch vụ giai đoạn 2006 – 2010 theo văn bản số 911/ NHNN ngày 19/05/2005, đó là 100% các NHTMVN tăng vốn tự có từ 150 – 200% so với 31/12/2000…

Sau khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO đã có nhiều ngân hàng và tổ chức tín dụng nước ngoài đầu tư vào Việt Nam, bởi họ đánh

giá rằng Việt Nam khi trở thành thành viên của tổ chức thương mại tầm cỡ như vậy sẽ tạo được sự tin tưởng cho họ khi họ đầu tư vào Việt Nam, một môi trường làm ăn cạnh tranh lành mạnh mà trước đây họ chưa dám đầu tư. Vì vậy để nâng cao vị thế cạnh tranh thì các ngân hàng phải đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, phát triển nhanh các dịch vụ tiện ích ngân hàng để cạnh tranh với đối thủ. Hoạt động thẻ ngân hàng cũng được quan tâm đáng kể bởi vì hoạt động thẻ là một hoạt động ngân hàng hiện đại, gắn chặt và phát triển mạnh cùng hoạt động ngân hàng điện tử.

Vì vậy các NHNN cũng như NHTMCP có điều kiện tranh thủ sự hợp tác đầu tư của ngân hàng bạn. Ngân hàng ACB cũng không nằm ngoài cuộc. Hơn nữa ACB là ngân hàng đạt tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001:2000, nhờ đó mà các loại sản phẩm, dịch vụ của ACB sẽ tạo được niềm tin cho khách hàng và sẽ có nhiều tiềm năng phát triển hơn nữa trong tương lai.

Khó khăn:

Báo cáo phát triển mới đây của NHTG (WB) cho thấy ngân hàng là lĩnh vực chậm cải cách nhất trong nền kinh tế Việt Nam. NHNN cũng thừa nhận, thách thức đối với dịch vụ ngân hàng trong quá trình hội nhập quốc tế là xuất phát điểm còn thấp về trình độ phát triển thị trường, tiềm lực về vốn yếu, công nghệ còn lạc hậu so với nhiều nước khác, trình độ quản lý thấp.

Khi Việt Nam gia nhập WTO thì bắt buộc phải mở cửa thị trường theo các quy định, đặc biệt năm 2007 sẽ là một năm rất quan trọng với cột mốc 1/4/2007, khi các ngân hàng nước ngoài được lập ngân hàng con 100% vốn trực thuộc điều đó chắc chắn sẽ làm tăng số lượng các ngân hàng nước ngoài thâm nhập vào thị trường nội địa và tạo áp lực cạnh tranh mạnh mẽ cho các ngân hàng trong nước. Các ngân hàng nước ngoài có tiềm lực tài chính mạnh (vốn lớn), trình độ quản trị kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng bài bản, trình độ công nghệ và dịch vụ tiên tiến hơn nhiều.

Về quy mô hiện nay các ngân hàng lớn nhất ở Việt Nam có vốn tương đương với một ngân hàng cỡ trung bình của khu vực và một ngân hàng nhỏ ở các nước tiên tiến.

Về năng lực tài chính và chất lượng tài sản của các ngân hàng trong nước, hiện nợ xấu của các ngân hàng quốc doanh trong nước giảm từ 14.9% xuống còn 2.9% -7.8%; nợ xấu của các NHCP giảm từ 20% xuống còn 2.5%-4.5%. Hệ số an toàn tối thiểu đạt 4-5% so với chuẩn quốc tế là 8%. Tỷ lệ sinh lời bình quân trên vốn tự có đạt 6% so với mức 13-15% của các ngân hàng các nước trong khu vực.

Về sản phẩm, dịch vụ: các ngân hàng trong nước hiện chủ yếu tập trung vào khai thác dịch vụ tín dụng ở các NH nước ngoài thường chiếm 40 – 50%

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng việc sử dụng sản phẩm thẻ thanh toán tại ngân hàng thương mại cổ phẩn Á Châu (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w