Một số giải pháp đối với hoạt độngcho vay

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Chi Nhánh Ninh Kiều (Trang 56 - 57)

- Tỷ trọng cho vay trung và dài hạn:

5.2.Một số giải pháp đối với hoạt độngcho vay

Để nguồn vốn của Ngân hàng không bị đóng băng và được sử dụng đúng mục đích nhằm góp phần làm tăng doanh thu và lợi nhuận của Ngân hàng thì Ngân hàng phải đề ra được những giải pháp thật sự phù hợp nhằm đáp ứng mục tiêu nâng cao hiệu quả hoạt động của Ngân hàng ngày càng cao trong việc huy động vốn và sử dụng vốn. Để làm được điều đó Ngân hàng cần phải:

Luôn tìm hiểu, bám sát và vận dụng những chính sách, định hướng phát triển của địa phương để xây dựng chiến lược kinh doanh, chiến lược khách hàng, chiến lược thị phần,… nhằm cũng cố việc cho vay đối với các hộ kinh doanh dịch vụ, các doanh nghiệp tư nhân.

phải đúng theo thời vụ, thời hạn trả nợ phải phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh. Một vấn đề quan trọng hơn là trong và sau khi cho vay Ngân hàng cần thường xuyên tổ chức kiểm tra, khảo sát thực tế từng địa bàn trong việc sử dụng vốn vay, mà đặc biệt là những món vay lớn và những khách hàng mới lần đầu tiên giao dịch với Ngân hàng nhằm xem xét, đánh giá mọi khả năng đầu tư vốn trong tương lai và có thể dự đoán khả năng trả nợ của khách hàng. Kiên quyết xử lý, thu hồi nợ quá hạn đối với những hộ sản xuất không trả nợ đúng hạn, hoặc có thể chuyển sang cơ quan pháp luật để xử lý

Đơn giản quy trình cho vay để tiết kiệm được thời gian của cán bộ tín dụng cũng như của khách hàng nhằm giữ chân khách hàng cũ và thu hút thêm khách hàng mới. Chủ động trong công tác tìm kiếm khách hàng, nhanh chóng chuyển dịch cơ cấu đầu tư, linh hoạt trong cho vay và phải xuất phát từ nhu cầu của khách hàng mà pháp luật không cấm.

Mở rộng khách hàng mới thuộc nhiều thành phần kinh tế, lựa chọn kỷ khách hàng cũng như cộng tác viên tín dụng để tránh được những tổn thất có thể xảy ra cho Ngân hàng.

Kiến nghị với Ngân hàng cấp trên phân bổ thêm cán bộ tín dụng hoặc thu thêm cán bộ tín dụng để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng trong thời gian tới.

Cũng cố bộ máy tổ chức, tăng cường công tác đào tạo, đào tạo lại cán bộ, cải tiến lề lối làm việc, đổi mới phong cách giao dịch, tinh thần thái độ phục vụ khách hàng, nâng cao chất lượng nghiệp vụ, để tăng cường khả năng cạnh tranh với các Ngân hàng khác.

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Chi Nhánh Ninh Kiều (Trang 56 - 57)