Nhóm chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính tại doanh nghiệp tư nhân minh đức (Trang 25)

7. Kết luận (Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu cầu chỉnh sửa)

2.1.4.2. Nhóm chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn

Hiệu quả sử dụng vốn là chỉ tiêu được sự quan tâm đặc biệt của chủ sở hữu vốn và là thước đo năng lực nhà quản trị doanh nghiệp.

a. Số vòng quay vốn chung

Số vòng quay vốn chung là hệ số tổng quát về số vòng quay tổng tài sản tức là so sánh mối quan hệ giữa tổng tài sản và doanh thu hoạt động. Hệ số vòng

quay vốn tài sản nói lên doanh thu được tạo ra từ tổng tài sản hay nói cách khác: một đồng tài sản nói chung mang lại bao nhiêu đồng doanh thu. Hệ số càng cao hiệu quả sử dụng tài sản càng cao.

Số vòng quay toàn bộ tài = sản (vòng)

Doanh thu thuần

Tổng tài sản b. Số vòng luân chuyển hàng hóa

Còn gọi là số vòng quay hàng tồn kho hay số vòng quay kho là chỉ tiêu diễn tả tốc độ lưu chuyển hàng hóa, nói lên chất lượng và chủng loại hàng hóa kinh doanh phù hợp trên thị trường.

Vòng quay hàng

tồn kho = Giá vốn hàng bán

Hàng tồn kho bình quân

Số ngày của một vòng = 360

Số vòng quay hàng tồn kho

Số vòng quay hàng tồn kho càng cao (số ngày của một vòng quay càng ngắn) càng tốt, tuy nhiên với số vòng quay quá cao sẽ thể hiện sự trục trặc trong khâu cung cấp, hàng hóa dự trữ không kịp cung ứng kịp thời cho khách hàng, gây mất uy tín doanh nghiệp.

c. Thời hạn thanh toán

Bao gồm thời hạn thu tiền và thời hạn trả tiền nói lên hiệu quả sử dụng vốn  Thời hạn thu tiền

Chỉ tiêu này thể hiện phương thức thanh toán trong việc tiêu thụ hàng hóa của công ty, về nguyên tắc thì chỉ tiêu này càng thấp càng tốt.

Thời hạn thu tiền =

 Thời hạn trả tiền

Các khoản phải thu bình quân Doanh thu bình quân một ngày

Chỉ tiêu kiểm soát dòng tiền chi trả, đặc biệt là khoản phải trả cho nhà cung cấp, giúp nhà quản trị xác định áp lực các khoản trả nợ, xây dựng kế hoạch ngân

sách và chủ động điều tiết lượng tiền tệ trong kỳ kinh doanh, về nguyên tắc hệ số này càng cao thể hiện sự đi chiếm dụng vốn các đơn vị khác.

Thời hạn trả tiền

Các khoản phải trả bình quân

=

Giá vốn hàng bán bình quân một ngày 2.1.4.3. Nhóm chỉ tiêu lợi nhuận

a. Hệ số lãi gộp

Lãi gộp là khoản chênh lệch giữa giá bán và giá vốn. Không tính đến chi phí kinh doanh, hệ số lãi gộp biến động sẽ là nguyên nhân trực tiếp ảnh hưởng đến lợi nhuận. Hệ số lãi gộp thể hiện khả năng trang trải chi phí đặc biệt l à chi phí bất biến, để đạt lợi nhuận.

Lãi gộp Hệ số lãi gộp =

Doanh thu

Tùy thuộc vào đặc điểm ngành nghề kinh doanh và tỉ lệ chi phí kinh doanh mà mỗi doanh nghiệp sẽ có một hệ số lãi gộp thích hợp.

b. Hệ số lãi ròng ( Suất sinh lời của doanh thu)

Hệ số lãi ròng =

Lãi ròng Doanh thu

Lãi ròng được hiểu ở đây là lợi nhuận sau thuế. Hệ số lãi ròng hay còn gọi là suất sinh lời của doanh thu (ROS: return on sales), thể hiện một đồng doanh thu có khả năng tạo ra bao nhiêu lợi nhuận ròng.

c. Suất sinh lời của tài sản

Hệ số suất sinh lời của tài sản (ROA: return on asset), mang ý nghĩa: một đồng tài sản tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Hệ số càng cao càng thể hiện sự sắp xếp, phân bổ và quản lý tài sản càng hợp lý và hiệu quả.

Lãi ròng Suất sinh lời

= của tài sản

Hệ số suất sinh lời của tài sản chịu ảnh hưởng trực tiếp từ hệ số lãi ròng và số vòng quay tài sản. Phương trình trên được viết lại như sau:

Suất sinh lời của tài sản

ROA

Hệ số

= lãi ròng x Số vòng quay tài sản

ROA Lãi ròng = x Doanh thu Doanh thu Tổng tài sản

Suất sinh lời của tài sản ROA càng cao khi số vòng quay tài sản càng cao và hệ số lợi nhuận càng lớn.

d. Suất sinh lời của vốn chủ sở hữu

Hệ số suất sinh lời vốn chủ sở hữu (hay vốn cổ đông) (ROE: return on equity) mang ý nghĩa một đồng vốn chủ sở hữu tạo ra bao nhiêu lợi nhuận ròng cho chủ sở hữu.

Suất sinh lời của vốn chủ

sở hữu ROE =

Lãi ròng Vốn chủ sở hữu

Vốn chủ sở hữu là một phần của tổng nguồn vốn, hình thành lên tài sản. Suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE) vì vậy sẽ lệ thuộc vào suất sinh lời của tài sản (ROA).

e. Phương trình DuPont

Phương pháp phân tích ROE dựa vào mối quan hệ với ROA để thiết lập phương trình phân tích, lần đầu tiên được công ty DuPont áp dụng nên thường gọi là phương trình Dupont. Cụ thể:

ROE = ROA x Đòn bẩy tài chính

Trong đó, đòn bẩy tài chính hay đòn cân tài chính hay đòn cân nợ (FL- financial leverage) là chỉ tiêu thể hiện cơ cấu tài chính (financial structure) của

Đòn bẩy tài chính =

Tổng tài sản Vốn chủ sở hữu Như vậy, phương trình DuPont sẽ được viết như sau:

ROE =

Lãi ròng Doanh thu

x x

Tổng tài sản Doanh thu Tổng tài sản Vốn chủ sở hữu

Tác dụng của phương trình:

Cho thấy mối quan hệ và tác động của các nhân tố là các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng tài sản (vốn).

Cho phép phân tích lượng hóa những nhân tố ảnh hưởng đến suất sinh lời của vốn chủ sở hữu bằng phương pháp loại trừ (thay thế liên hoàn hoặc số chênh lệch).

Đề ra các quyết sách phù hợp và hiệu quả căn cứ trên mức độ tác động khác nhau của từng nhân tố khác nhau để làm tăng suất sinh lời.

Căn cứ vào phương trình trên, biện pháp tăng ROE là: - Tăng doanh thu và giảm tương đối chi phí;

- Tăng số vòng quay tài sản;

- Thay đổi cơ cấu tài chính: tỉ lệ nợ vay và tỉ lệ vốn chủ sở hữu (hay vốn cổ đông). Lưu ý rằng, khi doanh thu tăng lên và doanh nghiệp đang có lãi, một sự tăng

nợ vay sẽ làm cho ROE tăng cao. Ngược lại, khi khối lượng hoạt động giảm và thua lỗ, tăng nợ vay sẽ là ROE giảm đi nghiêm trọng: nghĩa là khi ấy, ROE sẽ lệ thuộc chủ yếu vào đòn bẩy tài chính .

Đòn bẩy tài chính càng lớn càng có sức mạnh làm cho suất sinh lời của vốn chủ sở hữu tăng cao khi hoạt động hiệu quả; ngược lại chính đòn bẩy tài chính lớn sẽ là động lực làm giảm mạnh suất sinh lời của vốn chủ sở hữu khi khối lượng hoạt động giảm và chính nó- với chính sức mạnh đó, sẽ đẩy nhanh tình trạng tài chính của doanh nghiệp vào kết cục bi thảm.

Sơ đồ DuPont trong quan hệ hàm số giữa các tỷ suất Suất sinh lời của vốn chủ sở

hữu - ROE

Suất sinh lời của tài x

sản - ROA

Tỷ suất lợi nhuận (so với

doanh thu) - ROS x

Tỷ lệ tài sản/ Vốn chủ sở hữu

Số vòng quay tổng tài sản

Lợi nhuận ròng ÷ Doanh thu Doanh thu ÷ Tổng tài sản

2.1.4.4. Chỉ tiêu cơ cấu tài chính

Cơ cấu tài chính là khái niệm dùng để chỉ tỉ trọng của nguồn vốn chủ sở hữu và tỉ trọng nguồn vốn từ đi vay chiếm trong tổng số nguồn vốn của doanh nghiệp. Cơ cấu tài chính là chỉ tiêu cực kỳ quan trọng, là đòn bẩy đầy sức mạnh đối với chỉ tiêu lợi nhuận của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường luôn mang đầy tính rủi ro.

a. Hệ số nợ so với tài sản

Hệ số nợ hay tỷ số nợ là phần nợ vay chiếm trong tổng nguồn vốn

Hệ số nợ = Tổng số nợ Tổng tài sản b. Hệ số nợ so với vốn Hệ số nợ so với = vốn chủ sở hữu

Tổng nợ Vốn chủ sở hữu

Hệ số càng cao mang lại hiệu quả cho chủ sở hữu càng cao trong trường hợp ổn định khối lượng hoạt động và kinh doanh có lãi.

Hệ số càng thấp, mức độ an toàn càng đảm bảo trong trường hợp khối lượng hoạt động bị giảm và kinh doanh thua lỗ.

2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu 2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu

Số liệu được chọn là 3 bảng báo cáo tài chính kết thúc năm 2006, 2007, 2008 do doanh nghiệp tư nhân Minh Đức lập theo quy định của Bộ T ài Chính, cụ thể là bảng Cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, Thuyết minh báo cáo tài chính, Bảng lưu chuyển tiền tệ.

2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu

Mục tiêu 1: Phân tích tình hình lợi nhuận của doanh nghiệp qua ba năm 2006, 2007, 2008.

Áp dụng phương pháp phân tích theo chiều ngang và phân tích theo chiều dọc các bảng báo cáo tài chính

 Phân tích theo chiều ngang

Phân tích theo chiều ngang các báo cáo tài chính sẽ làm nổi bật biến động của một khoản mục nào đó qua thời gian, việc này sẽ làm nổi rõ về lượng và tỷ lệ các khoản mục theo thời gian. Phân tích theo thời gian giúp đánh giá khái quát tình hình biến động của các chỉ tiêu tài chính từ đó đánh giá tình hình tài chính. Đánh giá đi từ tổng quát đến chi tiết, sau khi đánh giá ta liên kết các thông tin để đánh giá khả năng tiềm tàng và rủi ro nhận ra những khoản mục nào có biến động cần tập trung phân tích xác định nguyên nhân.

 Phân tích theo chiều dọc

Báo cáo quy mô chung, từng khoản mục trên báo cáo được thể hiện bằng một tỷ lệ kết cấu so với một khoản mục được chọn làm gốc có tỷ lệ 100%.

Sử dụng phương pháp so sánh số tương đối phân tích theo chiều dọc giúp chúng ta đưa về một điều kiện so sánh, dễ dàng thấy được kết cấu của từng chỉ tiêu bộ phận so với chỉ tiêu tổng thể tăng giảm như thế nào. Từ đó, khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp.

Mục tiêu 2: Phân tích các chỉ tiêu tài chính chủ yếu của doanh nghiệp. Áp dụng phương pháp so sánh số tương đối, tuyệt đối nhằm so sánh các chỉ tiêu kinh tế của năm 2008 so với năm 2007 và so sánh 2007 với 2006.

Điều kiện để so sánh:

- Các chỉ tiêu kinh tế phải được thống nhất về nội dung phản ánh và phương pháp tính.

- Các chỉ tiêu kinh tế phải được hình thành trong cùng một khoản thời gian như nhau.

- Các chỉ tiêu kinh tế phải cùng đơn vị đo lường.

 So sánh số tuyệt đối: xác định chênh lệch giữa trị số của chỉ tiêu năm 2008 với trị số năm 2007, và 2007 với 2006. Kết quả so sánh cho thấy sự biến động về số tuyệt đối của chỉ tiêu kinh tế.

Y = Y1 – Y0

Với Y1: trị số của chỉ tiêu phân tích Y0 : trị số của chỉ tiêu gốc

 So sánh số tương đối: là xác định số % tăng (giảm) giữa năm 2008 so với năm 2007 và 2007 so với 2006. Kết quả cho biết tốc độ phát triển hoặc kết cấu, mức phổ biến của chỉ tiêu kinh tế.

T = Y1 / Y0 x 100 %

Áp dụng phương pháp thay thế liên hoàn qua 2 năm: năm 2007 với 2006 và 2008 với 2007, để phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến suất sinh lời của vốn chủ sở hữu, tìm ra giải pháp tăng nâng cao ROE.

Mục tiêu 3: Đề xuất những biện pháp quản trị tài chính nhằm khắc phục những bất ổn mà doanh nghiệp đang gặp .

Áp dụng phương pháp suy luận: Dựa vào kết quả phân tích các chỉ ti êu kinh tế trong 3 năm qua và dựa vào những thuận lợi và khó khăn của doanh nghiệp, chúng ta có thể đưa ra kết luận chung về tình trạng quản lý kinh doanh của doanh nghiệp trước đó, biết được những khuyết điểm, những sai lầm thiếu sót m à doanh nghiệp đang có, từ đó đề xuất những biện pháp quản trị tài chính để khắc phục tình trạng trên.

CHƯƠNG 3

TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN MINH ĐỨC 3.1. GIỚI THIỆU VỀ DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN MINH ĐỨC

a. Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp

Doanh nghiệp tư nhân Minh Đức do bà Trần Thị Tỷ Phượng là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp. DNTN Minh Đức chuyên kinh doanh vật tư nông nghiệp, vật liệu xây dựng, xây dựng dân dụng và công nghiệp, kinh doanh và phát triển nhà ở.

Địa chỉ: 29C Hùng Vương, Phường 3- thị xã Trà Vinh- tỉnh Trà Vinh. V (074). 3852417. Fax (074). 3854327

Doanh nghiệp tư nhân Minh Đức được thành lập vào năm 1992 theo quyết định 031411 do phòng đăng ký kinh doanh sở kế hoạch đầu tư cấp ngày 27/11/1992. Khi mới hình thành doanh nghiệp chỉ là một cơ sở nhỏ, kinh doanh một vài mặt hàng với số lượng tương đối không nhiều, thiếu các nguồn lực cần thiết như: nguồn vốn, đất đai, công nghệ, kỹ năng quản lý, thị tr ường, thông tin….cũng như thiếu sự liên kết giữa các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế với nhau trong từng ngành hoặc trong từng vùng để nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển. Đến nay doanh nghiệp tư nhân Minh Đức đã có sức cạnh tranh lớn trên thị trường với hệ thống phân phối rộng khắp các huyện thị trong toàn tỉnh Trà Vinh.

b. Tổ chức quản lý hành chính

Số lượng lao động hiện nay tại doanh nghiệp khoảng 40 ng ười với cơ cấu tổ chức khác chặt chẽ bao gồm 1 kế toán trưởng, 2 kế toán viên, 4 thủ kho và một số nhân viên khác.

Chủ Doanh Nghiệp

Kế Toán

Trưởng ThủQuỹ Phụ Trách KinhDoanh Thủ KhoTrưởng

Kế Toán

Viên Nhân ViênBán Hàng ThủKho

Hình 1: SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA DNTN MINH ĐỨC Chức năng và nhiệm vụ của thành viên

 Chủ doanh nghiệp

Có quyền chiếm hữu và định đoạt tài sản của doanh nghiệp, được tự do lựa chọn ngành nghề kinh doanh, các hình thức và cách thức huy động vốn, có quyền kinh doanh xuất- nhập khẩu.

Chủ doanh nghiệp là người trực tiếp điều hành mọi hoạt động của doanh nghiệp, khai thác và tìm kiếm thị trường, vạch ra chiến lược kinh doanh, chủ động các phương thức quản lý khoa học hiện đại để nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh. Là người đứng ra tìm kiếm hợp đồng và ký kết hợp đồng. Có quyền tuyển, thuê và sử dụng lao động theo nhu cầu kinh doanh. Mục ti êu là phải làm sao để đưa doanh nghiệp mình ngày càng phát triển, nâng cao uy tín doanh nghiệp, đáp ứng nhu cầu phục vụ khách hàng trong và ngoài tỉnh.

Ngoài ra chủ doanh nghiệp còn có quyền cho thuê và bán lại doanh nghiệp. Việc cho thuê doanh nghiệp không làm chấm dứt tư cách pháp nhân, tư cách pháp lý của doanh nghiệp đó. Trong thời gian cho thu ê chủ doanh nghiệp tư nhân đã đăng ký phải chịu trách nhiệm trực tiếp trước pháp luật. Nếu bán toàn bộ doanh nghiệp thì chuyển giao quyền sở hữu cho người khác, bên mua phải đăng ký lại, bên bán phải thông báo cho cơ quan đăng ký kinh doanh biết trước ít nhất 15 ngày trước ngày chuyển giao doanh nghiệp cho người khác.

Khi chủ doanh nghiệp muốn tạm ngưng hoạt động kinh doanh phải thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế bằng văn bản về việc tạm ngưng kinh doanh trước 15 ngày.

Bên cạnh đó, chủ doanh nghiệp phải có nhiệm vụ kinh doanh đúng ngành nghề đã ghi trong giấy phép, đảm bảo chất lượng hàng hóa theo tiêu chuẩn đã đăng ký. Thực hiện nghĩa vụ đóng thuế và các nghĩa vụ khác đối với Nhà nước. Phải ghi chép sổ sách kế toán theo quy định, kê khai và định kỳ báo cáo chính xác đầy đủ thông tin về doanh nghiệp với cơ quan đăng ký kinh doanh. Ưu tiên sử dụng lao động trong nước và tôn trọng các quyền của họ theo pháp luật quy định. Phải tuân thủ các quy định của pháp luật về quốc phòng, an ninh trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ tài nguyên môi trường, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử văn hóa.

 Trưởng phòng kinh doanh

Xây dựng chiến lược kinh doanh dài hạn và chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh tuần, tháng, quý, năm dựa trên khả năng và nhiệm vụ của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính tại doanh nghiệp tư nhân minh đức (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w