b. Tài trợ nhập khẩu.
3.2.4. Tăng cường quản trị rủi ro trong hoạt động XNK.
Hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu là hoạt động mang nhiều rủi ro cao, việc thành lập phòng quản trị rủi ro là điều hết sức cần thiết. Trong quy trình nghiệp vụ tín dụng, ngân hàng nên chú trọng trong hai khâu chính: Thẩm định tín dụng và kiểm tra kiểm soát sau khi cấp tín dụng.
- Nâng cao công tác thẩm định tín dụng: Ngoài việc thực hiện đúng nội quy quy
trình thẩm định ngân hàng không nên chỉ căn cứ vào thông tin một chiều từ phía khách hàng mà cần phải thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau để so sánh đối chiếu và xử lý thông tin. Trong văn bản thẩm định cần phải ghi rõ 5 yếu tố như sau: Tư cách pháp nhân, khả năng quản lý điều hành sản xuất kinh doanh của chủ doanh nghiệp, tình hình sản xuất kinh doanh tốt hay xấu, khả năng tài
chính, các tài sản liên quan đến việc đảm bảo thế chấp ( Sổ đỏ, giấy phép kinh doanh…).
- Tăng cường công tác rà soát kiểm tra sau công tác tín dụng: Các cán bộ thuộc
phòng quản lý rủi ro thực hiện nghiêm túc quy chế kiểm tra rà soát các hoạt động tín dụng tài trợ XNK. Bên cạnh đó cũng luôn quan tâm đến các khoản nợ cho vay bắt buộc, phân tích và tìm ra các biện pháp xử lý đối với các món nợ vay khó đòi. Đối với tài sản đảm bảo, các cán bộ cũng cần ước tính khấu hao tài sản theo thời gian để kịp thời thông báo với các chủ doanh nghiệp, tránh thất thoát trong ngân hàng.
- Phân tán rủi ro: Chi nhánh tránh tình trạng cấp vốn cho một số các khách hàng
lớn mà bỏ qua những khách hàng nhỏ. Nguyên nhân là do việc tập trung vốn vào các khách hàng lớn càng cao thì rủi ro tín dụng càng lớn. Ngân hàng có thể phân đều nguồn vốn vay cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, là những doanh nghiệp có hoạt động tín dụng có uy tín, có khả năng hoàn trả vốn lẫn lãi cho ngân hàng sau thời gian vay.