Những mặt thuận lợi và khó khăn đối với hoạt động cho vay tiêu dùng tại VPBank Thanh Xuân.

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng tại NHTM cổ phần VPBank Thanh Xuân (Trang 50 - 61)

- Kiểm tra lãi việc thu lãi ( số tiền, thời hạn) giao cho P.KTKT nội bộ 8 Tất toán hợp đồng tín dụng.

2.2.8. Những mặt thuận lợi và khó khăn đối với hoạt động cho vay tiêu dùng tại VPBank Thanh Xuân.

Trong thời gian qua, các ngân hàng thương mại cạnh tranh quyết liệt trong lĩnh vực cho vay tiêu dùng. Tuy nhiên, với sáng suốt của Ban giám đốc, cùng với sự năng động, sáng tạo và cố gắng của các cán bộ nhân viên đã đưa quy mô cho vay tiêu dùng của VPBank Thanh Xuân tăng cao qua các năm, điều này được thể hiện rõ qua các số liệu sau.

Bảng 2.2. Quy mô cho vay tiêu dùng tại VPBank từ năm 2005- 2007.

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

Doanh số cho vay 7,657.00 10,334.6 12,132. 00

Doanh số thu nợ 5,768.16 6,799.73 10,604.34

Tổng dư nợ 6,032.47 9,567.35 11,395.00

(Nguồn tổng kết hoạt động tín dụng của VPBank Thanh Xuân)

Biểu 2.2. Quy mô cho vay tiêu dùng tại VPBank Thanh Xuân.

Những số liệu trên cho thấy quy mô hoạt động cho vay tiêu dùng của VPBank ngày càng tăng. Năm 2006, doanh số cho vay tiêu dùng đạt 10,334.6 triệu đồng tăng 34.97% so với năm 2005.

Trong đó, dư nợ cho vay tiêu dùng cuối kỳ đạt 9,567.35 triệu đồng.

Năm 2007, do đơn vị đã có nhiều cố gắng trong việc tiếp thị , quảng cáo để thu hút khách hàng đến vay trả góp, cho ra ngày càng nhiều các sản phẩm dịch vụ tiêu dùng, cùng với đó là việc nâng cao chất lượng phục vụ và tiến độ giải ngân… nên đã thu được kết quả khả quan. Tổng doanh số cho vay đạt 12,132.00 triệu đồng tăng 58,44% so với năm 2005 và tăng 17.4% so với năm 2006. Doanh số thu nợ cho vay tiêu dùng trong năm 2007 đạt 10,604.34 triệu đồng. Dư nợ cuối kỳ đạt 11,395.00 triệu đồng tăng 88,9% so với năm 2005 và tăng 19.1% so với năm 2006.

* Cơ cấu cho vay tiêu dùng tại VPBank Thanh Xuân.

VPBank chủ yếu cung câp các sản phẩm dịch gồm ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Nhằm phục vụ nhu cầu mua, sửa chữa, nâng cấp nhà cửa, mua ô tô và các nhu cầu khác. Cơ cầu cho vay tiêu dùng tại VPBank trong thời gian qua được thể hiện qua bảng sau.

Bảng 2.3. Cơ cấu dư nợ cho vay tiêu dùng theo thời hạn tại VPBank Thanh Xuân.

Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Số tiền Tỷ trọng(%) Số tiền Tỷ trọng(%) Số tiền Tỷ trọng(%) Tổng dư nợ 6,032.47 100% 9,567.35 100 11,395.00 100 Cho vay ngắn hạn 4,683.00 78 6,423.12 67 7,924.00 69 Cho vay 549.47 9 667.00 7 989.00 9

trung hạn Cho vay

dài hạn 800.00 13 2477.23 26 2,482. 00

Biểu 2.3. Cơ cấu dư nợ cho vay tiêu dùng theo thời hạn.

Nhìn vào biểu đồ ta thấy rằng cho vay tiêu dùng ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn ( trên 67% dư nợ cho vay tiêu dùng). Nguyên nhân chính của hiện tượng này đó là VPBank Thanh Xuân rất thận trọng trong việc cho vay tiêu dùng trung và dài hạn. Hai loại hình cho vay này có độ rủi ro cao hơn so với cho vay tiêu dùng ngắn hạn. Tuy nhiên do sự phát triển của nền kinh tế, thu nhập của người tiêu dùng ngày càng cao. Nhu cầu mua nhà đất, ô tô… gia tăng. Do đó, thị trường cho vay bất động sản, ô tô đang là một thị trường đầy tiềm năng phát triển mà trong thời gian tới đơn vị cần nâng cao tỷ trọng cho vay. Sang năm 2007, tỷ trọng cho vay tiêu dùng ngắn hạn (du lịch, y tế..) có xu hướng giảm tăng tỷ trọng cho vay tiêu dùng dài hạn. Năm 2007 tỷ trọng cho vay tiêu dùng dài hạn là 22% tăng so với năm 2005. Dư nợ cho vay trung hạn ( Mua ô tô, đồ dùng lâu bền…) có xu

hướng tăng nhưng tỷ trọng trong tổng dư nợ cho vay tiêu dùng vẫn thấp.

Tóm lại, cơ cấu cho vay tiêu dùng theo thời hạn tại VPBank có sự chênh lệch khá lớn giữa cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Do VPBank Thanh Xuân là một chi nhánh cấp II, vì vậy mà tỷ lệ cho vay tiêu dùng dài hạn và trung hạn vẫn còn thấp, đơn vị vẫn chủ yếu cho vay đáp ứng nhu cầu du lịch, mua sắm đồ dùng gia đình với thời hạn ngắn.

* Doanh thu từ hoạt động cho vay tiêu dùng tại VPBank Thanh Xuân.

Doanh thu từ hoạt động cho vay tiêu dùng chủ yếu là từ lãi của các khoản cho vay tiêu dùng. Thu lãi là bộ phận chủ yếu trong thu nhập của ngân hàng, là két quả tài chính mà ngân hàng quan tâm nhất. Đối với VPBank, cho vay tiêu dùng là hoạt động chủ yếu, chiếm tỷ trọng cao trong hoạt động tín dụng do lãi suất cho vay tiêu dùng bao giờ cũng cao hơn lãi suất cho vay khác, bên cạnh đó nhu cầu cho vay tiêu dùng ngày càng cao. Thu lãi hoạt động cho vay tiêu dùng đóng góp đáng kể vào thu nhập của VPBank, thể hiện sự thành công của đơn vị trong lĩnh vực kinh doanh này.

Doanh thu từ hoạt động cho vay tiêu dùng tại VPBank có mức độ tăng trưởng ổn định và cao hơn hẳn doanh thu từ hoạt động tín dụng khác. Điều này là do, doanh thu từ hoạt động cho vay tiêu dùng chỉ tính trên các khoản thu phát sinh từ hoạt động cho vay tiêu dùng. Còn doanh thu từ hoạt động tín dụng được tính trên nhiều hoạt động khác như cho vay thương mại, cho vay chiết khấu, bảo lãnh… các hoạt động này chịu ảnh hưởng của

nhiều nhân tố, nên mức biến động doanh thu phức tạp.Qua đó cho thấy cho vay tiêu dùng có vị trí quan trọng trong thi nhập của ngân hàng.

* Chi phí và rủi của hoạt động cho vay tiêu dùng tại VPBank. Hoạt động cho vay tiêu dùng được xác định với lãi suất cao song chi phí mỗi khoản vay là không nhỏ và độ rủi ro cao hơn so với các khoản cho vay thương mại. Khi rủi ro phát sinh sẽ làm tăng chi phí, gây mất an toàn cho hoạt động ngân hàng. Ý thức được điều này đơn vị luôn đặt việc đảm bảo chất lượng các khoản vay lên hàng đầu. Việc cho vay đối với khách hàng của VPBank luôn đảm bảo an toàn và chính xác. Cán bộ tín dụng thực hiện đúng theo quy định của VPBank cũng như NHNN để ra. Các khoản cho vay tiêu dùng đều được đảm bảo bằng tài sản của người vay hoặc được bảo lãnh bằng tài sản của bên thư ba. Điều này bảo đảm khả năng thu hồi vốn cho chi nhánh. Các nhân viên tín dụng trước khi trực tiếp xét duyệt, thực hiện các khoản cho vay đều được Ngân hàng đào tào kỳ lưỡng về mặt nghiệp vụ…

* Những mặt thuận lợi của hoạt động cho vay tiêu dùng. + Nhân tố khách quan:

- Thứ nhất, nền kinh tế tăng trưởng liên tục. Trong thời gian qua, nhờ tiếp tục thực hiện đường lối đổi mới, mở cửa nền kinh tế Việt Nam đã tăng trưởng liên tục khoảng 8%/1năm,năm sau cao hơn năm trước.

- Thứ hai, Thu nhập của người dân ngày càng cải thiện. Kinh tế phát triển, tạo điều kiện nâng cao mức sông của người dân. Tỷ lệ nghèo giảm, thu nhập bình quân đầu người trên cả

nước đã được cải thiện đáng kể ở cả khu vực thành thị và nông thôn. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển cho vay tiêu dùng tại đơn vị.

- Thứ ba, tiêu dùng của dân cư và tổng mức bán lẻ hàng hoá tăng lên.

Thu nhập cá nhân đang được cải thiện một cách đáng kể, điều đó cho phép người tiêu dùng có khả năng mua sắm được nhiều hàng hoá hơn. Đây là một trong những tiền đề quan trọng gia tăng tiêu thụ sản phẩm dịch vụ trong nước, tạo điều kiện cho ngân hàng phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng.

+ Nhân tố chủ quan.

- Thứ nhất, sự lãnh đạo sáng suốt của ban lãnh đạo. Lực lượng lãnh đạo của VPBank hiện nay hầu hết bao gồm những người đã cùng VPBank vượt qua bao khó khăn từ ngày thành lập. Vì vậy, đây đều là những người tâm huyết với ngân hàng. Mục tiêu của VPBank là phấn đấu tới năm 2010 trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu tại Việt Nam và trong khu vực. Trong đó, cho vay tiêu dùng là một trong những đối tượng cần được triển khai trước hết để đạt được mục tiêu này. Do đó, cho vay tiêu dùng ngay từ đầu đã có nhiều cơ hôi thuận lợi cho phát triển và mở rộng.

- Thứ hai, kinh nghiệm trong hoạt động cho vay tiêu dùng. VPBank là một trong số những NHTMCP ra đời đầu tiên tại Việt Nam và đã trải qua hơn 12 năm hoạt động với rất nhiều thăng trầm. Với tư cách là ngân hàng đầu tiên thực hiện dịch vụ cho vay tiêu dùng, VPBank đã tích luỹ cho mình rất nhiều kinh nghiệm quý báu. Hiện nay, VPBank đã có được mối quan hệ

truyền thống với khách hàng và một quy trình cho vay tiêu dùng hoàn thiện.

- Thư ba, về đội ngũ nhân viên.

Đội ngũ nhân viên trẻ trung, năng động, nhiệt tình và khá vững các điều kiện, quy trình nghiệp vụ cho vay tiêu dùng. Bên cạnh đó là sự tận tình, chu đáo của nhân viên tín dụng khi hướng dẫn khách hàng. Điều này tạo uy tín, hình ảnh tốt về ngân hàng trong mọi khách hàng.

* Những mặt hạn chế.

+ Nhân tố khách quan.

- Hệ thống phát luật Việt Nam về ngân hàng chưa hoàn thiên.

Hệ thống văn bản chính sách, kinh tế ngành ngân hàng còn chưa phù hợp với thông lệ quốc tế, bản thân còn nhiều mâu thuẫn. Điều này khiến các ngân hàng thương mại phải chịu sự thiếu minh bạch của thông tin, hệ thống pháp lý, các quy chế tài chính, kế toán, hợp đồng tín dụng và các hợp đồng kinh tế khác.

Trong những năm gần đây mặc dù hệ thống pháp luật cũng đã có sự thay đổi đáng kể nhưng môi trường pháp lý vẫn còn chưa phù hợp, chưa đồng bộ, thích hợp với chuẩn mực quốc tế. Điều này ảnh hưởng lớn đến quá trình hội nhập của hệ thống ngân hàng Việt Nam.

- Môi trường cạnh tranh lớn.

Hiện nay, cho vay tiêu dùng đã trở thàh mục tiêu của các TCTD, nhất là các tổ chức ngoài Nhà nước, điển hình là ngân hàng thương mại cổ phần lớn như là ngan hàng Á Châu (ACB), ngân hàng Sài Gòn Thương Tín ( Sacombank)…Cạnh tranh ngày

càng trở nên gay gắt trong thị trường cho vay tiêu dùng khi mà các ngân hàng quốc doanh đã thức tỉnh trước thị trường đầy tiền năng này.

Bên cạnh đó, khối ngân hàng thương mịa cổ phần, cũng như các định chế tài chính khác như công ty cho thuê tài chính, công ty bảo hiểm, quỹ tín dụng nhân dân, tiết kiệm bưu điện… đều thực hiện cho vay tiêu dùng một cách tích cực. Với áp lức cạnh tranh gay gắt như vây, thì thị phần cho vau tiêu dùng sẽ bị thu hẹp.

+ Nhân tố chủ quan.

- Công nghệ ngân hàng chưa đồng bộ và hoàn thiện. Mặc dù đã đầu tư vào việc ứng dụng và đổi mới công nghệ nhưng so với các ngân hàng nước ngoài và một số ngân hàng khác của nước ta thì trình độ công nghệ của ngân hàng còn nhiều hạn chế về sự đồng bộ, về phạm vi hoạt động. Việc bảo mật, quản lý , lưu trữ hồ sơ và các thông tin khách hàng chưa thuận tiện, gây không ít khó khăn cho việc quản lý khách hàng. Hệ thống phần mềm quản lý chưa đáp ứng được các chương trình bán lẻ, nhiều khi còn trục trặc gây khó khăn cho công tác triển khai sản phẩm.

- Hệ thống thông tin còn hạn chế.

Thông tin mỗi khoản vay bao gồm thông tin bên ngoài và thông tin nội bộ. Việc hệ thống thông tin chưa phát triển dẫn đến nhiều bất lợi cho ngân hàng trong công tác thẩm định cũng như khả năng phân tích đối thủ cạnh tranh trong lĩnh vực cho vay tiêu dùng. Việc thông tin bị hạn chế là giảm khả năng đánh giá khách hàng, dễ dẫn đến hiện tượng thông tin không cân xứng, gây nhiều trở ngại cho hoạt động tín dụng nói chung và

cho vay tiêu dùng nói riêng. Trong cuộc cạnh tranh ngày càng gay gắt và khốc liệt như hiện nay thì ai có thông tin chính xác và kịp thời thì phần thắng sẽ nắm chắc hơn.

- Quy mô của chi nhánh.

VPBank Thanh Xuân là một chi nhánh Cấp II, chi nhánh cấp I của nó là VPBank Thăng Long. Do hạn chế về quy mô ( vốn, số lượng nhân viên..) nên gây ra không ít khó khăn cho đơn vị trong hoạt động cho vay tiêu dùng, đặc biệt cho vay trung và dài hạn, đây là hai loại hình cho vay rủi ro cao, đòi hỏi lượng vốn lớn…

Chương 3.

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng tại NHTM cổ phần VPBank Thanh Xuân (Trang 50 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(37 trang)
w