Cách thức giải quyết khủng hoảng

Một phần của tài liệu Thiết lập mô hình ngân hàng đầu tư tại việt nam (Trang 51 - 52)

Cơng bằng mà nĩi cuộc khủng hoảng tín dụng đã làm hàng loạt tên tuổi đều rơi vào vịng xốy chứ khơng chỉ cĩ Lehman. Các ngân hàng UBS, Citi, Merrill Lynch, Bear Steans, Morgan Stanley, Freddie Mac, Fannie Mae đều gánh chịu các khoản lỗ nặng nề với tổng số lên tới hàng trăm tỷ USD. Số nhân viên sa thải tại các trung tâm tài chính lên tới hàng ngàn.

Nếu tính theo thứ tự quy mơ Top 5 của ngân hàng đầu tư trên Phố Wall, ai cũng biết đĩ là Lehman rồi mới đến Merrill Lynch, Morgan Stanley và cuối cùng Goldman Sachs. Ban lãnh đạo Lehman cũng đã cĩ nhiều biện pháp giảm quy mơ bảng cân đối một cách mạnh mẽ. Trong quý 2 và quý 3 năm 2008, quy mơ tài sản của Lehman giảm khoảng 150 tỷ USD nhằm giảm hệ số địn bẩy tài chính và áp lực lên vốn. Riêng trong quý 3, Lehman đã giảm được 17 tỷ USD tài sản rủi ro liên quan đến bất động sản. Các biện pháp tăng vốn được thực hiện song do khơng dự đốn được mức độ nghiêm trọng nên việc này đã tiến hành khá bị động.

Lehman đã khơng ít hơn 3 lần bỏ qua cơ hội tự cứu mình? Cơ hội thứ nhất là cơ hội tăng vốn khi cĩ thể làm dễ dàng. Sau khi Bear Steans thất thủ, Lehman đã tiến hành tăng vốn vào đầu tháng 4 để chuẩn bị cho cuộc chiến. Lehman đã huy động thêm 4 tỷ USD vốn thơng qua phát hành cổ phiếu ưu đãi. Mặc dù tỷ lệ đăng ký mua cổ phiếu của nhà đầu tư rất cao, vượt xa số vốn 4 tỷ USD cần huy động, song Lehman đã từ chối phát hành thêm vốn, cho rằng như thế đã đủ. Cơ hội thứ hai cũng là cơ hội tăng vốn sau khi báo cáo kết quả quý 2 bị lỗ 2,8 tỷ USD. Đây là lần đầu tiên Lehman báo cáo kết quả kinh doanh lỗ từ khi niêm yết. Ngay lập tức, Lehman tiến hành huy động thêm 6 tỷ USD vốn trong đĩ cĩ 4 tỷ USD cổ phiếu phổ thơng và 2 tỷ USD cổ phiếu ưu đãi nhằm bù đắp số lỗ quý 2. Lần này, tỷ lệ đăng ký mua cổ phiếu cũng rất cao song Lehman cũng từ chối khơng phát hành thêm, cho rằng thế là đủ. Cơ hội thứ ba đến khi kết quả quý 3 chuẩn bị đến ngày cơng bố và thị trường đồn đốn số lỗ 4 tỷ USD. Lần này Lehman thực sự nhận ra sự nghiêm trọng và tiến hành tìm nhà đầu tư chiến lược để bán 25% ngân hàng. Đồng thời Lehman cũng đưa ra hàng loạt kế hoạch tái cơ cấu bao gồm bán một phần mảng quản lý tài sản để tăng tiền mặt, chia tách ngân hàng thành 2 cơng ty, cơng ty tốt và cơng ty xấu. Dự kiến cơng ty xấu sẽ nắm giữ tồn bộ tài sản xấu liên quan đến bất động sản và khơng niêm yết nhằm tránh áp dụng kế tốn giá trị hợp lý. Tuy nhiên, lúc này tình thế đã thay đổi và khĩ khăn

hơn nhiều. Cuộc đàm phán với Ngân hàng Phát triển Hàn Quốc (KDB) đáng lẽ ra cĩ thể kết thúc song Lehman đã khơng làm được điều đĩ do sự bất đồng về giá.

Một phần của tài liệu Thiết lập mô hình ngân hàng đầu tư tại việt nam (Trang 51 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)