Tình hình thực hiện các chỉ số thanh khoản

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý thanh khoản tại Ngân hàng Công thương Việt Nam (Trang 44 - 47)

a) Dự trữ thanh toán Đơn vị: tỷ đồng 2006 2007 2008 Dự trữ thanh toán 23.736 28.087 33.227 Tr.đó: Vốn khả dụng 11.788 15.069 18.564 Tổng tài sản 135.442 166.112 209.776 Chỉ số dự trữ sơ cấp 8,7 % 9,07 % 10,06 % Chỉ số dự trữ thanh toán 17,5% 16,9% 15,8%

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2006, 2007 và 2008 NHCTVN)

Tỷ lệ dự trữ sơ cấp của ngân hàng được duy trì đều ở mức khá cao, so với chuẩn mực thì chỉ tiêu này ở NHCT là tốt. Nhìn chung, dự trữ thanh khoản của ngân hàng từng năm được duy trì một cách khá hợp lý và không để dư thừa dự trữ quá nhiều, sẽ làm giảm hiệu quả kinh doanh. Chỉ số dự trữ thanh toán ngày càng được ngân hàng điều chỉnh về mức thấp hơn từ 17,5% xuống 15,8% nhằm giảm bớt lượng vốn nhàn rỗi không sinh lời để phù hợp với nhu cầu thanh toán của khách hàng nhưng vẫn đạt hiệu quả cao nhất.

b) Chỉ số cho vay/tiền gửi

Đơn vị: tỷ đồng

2006 2007 2008

Cho vay 80.152 102.190 149.854

Tiền gửi 99.684 116.364 152.385

Chỉ số cho vay/tiền gửi 80,4 % 87.8 % 94,8%

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2006, 2007 và 2008 NHCTVN)

Chỉ số này ở NHCT tăng cao qua các năm. Hầu hết các khoản tiền gửi của khách hàng được chuyển sang cho vay nền kinh tế. Một thực tế dễ thấy là

lợi nhuận của ngân hàng chủ yếu đến từ hoạt động tín dụng, nên ngân hàng sẽ thường xuyên phải đối phó với rủi ro thanh khoản nếu lãi suất biến động hoặc sự thay đổi nhu cầu của khách hàng. Do vậy khả năng suy giảm lợi nhuận trong quý 4 và đầu năm 2009 là khá lớn khi thu nhập từ lãi giảm nhanh hơn chi phí vốn. Chỉ số này cho ta thấy sự thiếu năng động trong việc phát triển sản phẩm và nguồn thu nhập khác của NHCT, thiếu đa đạng hóa cũng là nguyên nhân dẫn tới rủi ro thanh khoản.

c)Chỉ số tiền gửi cơ sở

Đơn vị: tỷ đồng

2006 2007 2008

Tiền gửi 99.684 116.364 152.385

Tổng tài sản Nợ 129.756 155.466 209.776

Tỷ lệ tiền gửi cơ sở 76,82 % 74,84 % 72,64%

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2006, 2007 và 2008 NHCTVN)

Tiền gửi cơ sở là những khoản tiền mang tính ổn định cao như tiền gửi của dân cư và các tổ chức kinh tế, chỉ số tiền gửi cơ sở thể hiện tính ổn định của nguồn vốn ngân hàng và ổn định thanh khoản. Tỷ lệ này ở Ngân hàng Công thương là khá cao, nhưng có xu hướng giảm do tình hình khó khăn những năm qua. Hơn nữa, việc cổ phần hóa và đợt phát hành tăng vốn vào tháng 12/2008 cũng làm tỷ lệ này giảm đi đáng kể.

d) Chỉ số cơ cấu tiền gửi

Đơn vị: tỷ đồng

2006 2007 2008

Tiền gửi không kỳ hạn 24.342 29.354 33.276

Tiền gửi có kỳ hạn 75.342 87.010 119.109

Tỷ lệ cơ cấu tiền gửi 32,3% 33,7% 27,93%

Cơ cấu tiền gửi có xu hướng giảm nhưng vẫn còn ở mức cao, nên nhu cầu thanh khoản luôn luôn thường trực ở mức cao, những khoản tiền gửi không kỳ hạn với giá trị lớn sẽ được rút ra bất cứ lúc nào và ngân hàng phải chuẩn bị cho tình thế đó. Tuy nhiên, chỉ số này cao lại nói lên chi phí vốn trung bình huy động của ngân hàng thấp. Một lần nữa bài toán giữa chi phí và ổn định thanh khoản lại được nhắc đến. Tỷ lệ cơ cấu tiền gửi của ngân hàng Công thương đang giảm dần, giúp ngân hàng giảm được gánh nặng về thanh khoản nhưng chi phí huy động trung bình lại tăng lên.

e) Tỷ lệ chứng khoán thanh khoản

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu 2006 2007 2008

Chứng khoán thanh khoản 12.212 32.352 46.154

Tổng tài sản 135.442 166.112 209.776

Tỷ lệ Chứng khoán thanh khoản 9% 27,8% 22%

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2006, 2007 và 2008 NHCTVN)

Giá trị chứng khoán thanh khoản năm 2008 chiếm 46.154 tỷ đồng, tăng 13.802 tỷ và tỷ lệ tăng là 42,6 % so với 2007. Một lượng vốn lớn đã được tăng dần qua các năm để mua các tài sản tài chính thanh khoản cao, nhàm đảm bảo an toàn và ổn định cho nguồn cung thanh khoản khi cần. Một sự kiện nổi bật trong năm 2008 là đợt phát hành 20.300 tỷ đồng tín phiếu bắt buộc ngày 17/03 dẫn tới việc lượng chứng khoán thanh khoản của các ngân hàng tăng lên. Tỷ lệ chứng khoản thanh khoản này là khá cao so với chuẩn mực quốc tế (4%), nằm trong chiến lược thanh khoản của ngân hàng, giúp cho khả năng tăng cung thanh khoản của ngân hàng khi cần.

f) Chỉ số tài sản có lỏng/tổng tài sản Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Tài sản có “lỏng” 42.122 50.996 73.841 Tổng tài sản 135.442 166.112 209.776 Chỉ số tài sản có “lỏng”/Tổng tài sảm 31,1% 30,7% 35,2%

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2006, 2007 và 2008 NHCTVN)

Năm 2008 chỉ số chỉ số tài sản có “lỏng”/tổng tài sản đạt 35,2%. Năm 2007, chỉ số này là 31,1%, cao hơn so với mức 30,7% của năm 2006. Tài sản có “lỏng” chủ yếu là các loại chứng khoán có tính thanh khoản cao, dễ dàng chuyển hoá thành tiền hoặc trở thành vật bảo đảm để vay vốn khi cần thiết, đó là các giấy tờ có giá sẵn sàng để bán như tín phiếu kho bạc, tín phiếu Ngân hàng Nhà nước, trái phiếu Chính phủ, tiền gửi ngắn hạn trên thị trường liên ngân hàng, tiền mặt và tiền gửi thanh toán tại Ngân hàng Nhà nước.

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý thanh khoản tại Ngân hàng Công thương Việt Nam (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w