d. Dựa vào phương thức hoàn trả nợ vay
4.3 Đánh giá hoạt động tín dụng ngắn hạn
4.3.1. Đánh giá tình hình tín dụng qua các chỉ số tài chính:
Bảng 9: ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN GIAI ĐOẠN 2004-2006
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu ĐVT 2004 2005 2006
DS cho vay Triệu đồng 1.619.175 1.777.319 2.536.025 DS thu nợ Triệu đồng 1.397.275 1.417.063 2.319.111 DS dư nợ Triệu đồng 1.123.008 1.483.264 1.700.178 Nợ xấu Triệu đồng 38.712 32.924 61.818 Hệ số thu nợ % 86,29 79,73 91,44 Nợ xấu/ tổng dư nợ % 3,44 2,21 3,63 Dư nợ bình quân Triệu đồng 1.012.058 1.303.136 1.591.721 Vòng quay vốn Vòng 1,38 1,08 1,45
Hệ số thu nợ của ngân hàng qua 3 năm tăng giảm không ổn định. Năm 2004 thì hệ số thu nợ đạt 86,29% nhưng đến năm 2005 thì tỷ lệ này chỉ đạt 79,73%. Nguyên nhân là do năm 2005 ngân hàng tập trung cho vay ngắn hạn làm cho tốc độ tăng của doanh số cho vay cao hơn tốc độ tăng của doanh số thu nợ, cụ thể tốc độ tăng của doanh số cho vay ngắn hạn năm 2005 là 9,77% trong khi đó tốc độ tăng của doanh số thu nợ ngắn hạn chỉ đạt 1,42% nên làm cho hệ số thu nợ giảm. Cụ thể hệ số thu nợ năm 2004 là 86,29% nhưng đến năm 2005 thì chỉ tiêu này chỉ còn 79,73%.
Tuy nhiên đến năm 2006 hệ số thu nợ lại tăng cao và đạt mức 91,44%. Điều này cho thấy công tác thu hồi nợ đã có sự chuyển biến ngày càng tốt hơn chứng tỏ ngân hàng đã đẩy mạnh công tác thu hồi nợ và qua đó cũng cho ta thấy được trình độ chuyên môn nghiệp vụ của các cán bộ tín dụng ngày càng được nâng cao hơn, hoàn thành nhiệm vụ trong công tác thu hồi nợ của mình hơn góp phần giảm thiểu rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Chất lượng cho vay của một tổ chức tín dụng trong đó có ngân hàng thương mại là tỷ trọng nợ xấu so với tổng dư nợ cho vay cao hay thấp. Nhìn chung tỷ lệ nợ xấu / tổng dư nợ của ngân hàng qua ba năm tăng giảm không đồng đều. Năm 2004 tỷ lệ nợ xấu/ tổng dư nợ đạt 3,44%, và đến năm 2005 tỷ lệ này chỉ còn 2,21%, đã giảm so với năm 2004. Nguyên nhân là do năm 2005 các doanh nghiệp ngoài quốc doanh làm ăn có hiệu quả và do sự tích cực thu hồi nợ của các cán bộ tín dụng nên đã làm cho tỷ lệ nợ xấu/ tổng dư nợ giảm. Bước sang năm 2006 tỷ lệ này lại tăng lên do năm 2005 ngân hàng đẩy mạnh cho vay hộ nuôi tôm nhưng những hộ vay này lại bị thất bát dịch bệnh trong sản xuất, mặt khác một số hộ vay sử dụng vốn sai mục đích, tự ý nuôi tôm ngoài vùng quy hoạch dẫn đến thất bát thua lỗ trong sản xuất nên đã làm cho tỷ lệ nợ xấu/ tổng dư nợ tăng lên. Tuy tỷ lệ này có tăng nhưng vẫn ở mức chấp nhận được, vẫn nằm trong kế hoạch của ngân hàng nên hoạt động tín dụng ngắn hạn của ngân hàng vẫn đạt hiệu quả tốt.
Vòng quay vốn cũng có sự biến động qua các năm. Cụ thể năm 2004 là 1,38 vòng nhưng đến năm 2005 lại giảm xuống còn 1,08 vòng, điều này cho thấy tốc độ tăng dư nợ bình quân cao hơn tốc độ tăng của doanh số thu nợ. Đến năm 2006 vòng quay vốn là 1,45 vòng, điều này cho thấy hoạt động kinh doanh của ngân hàng ngày càng có hiệu quả, doanh số thu nợ cao. Vòng quay vốn tín dụng của ngân hàng thể hiện hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng vì vậy chỉ tiêu này càng lớn thì hoạt động của ngân hàng càng có hiệu quả cho nên ngân hàng phải cố gắng chú trọng để duy trì được vòng quay vốn ổn định và ngày càng tăng nhanh hơn.
4.3.2. Đánh giá chung về tình hình tín dụng: 4.3.2.1. Các mặt đạt được:
Hoạt động tín dụng của ngân hàng đã góp phần quan trọng vào quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi của địa phương. Từ một tỉnh có nền sản xuất nông nghiệp lạc hậu, mang nặng tính tự nhiên, tự cấp, tự túc đã chuyển mạnh sang sản xuất nông sản hàng hóa, góp phần quan trọng trong công cuộc xóa đói giảm nghèo của tỉnh.
Xu hướng tín dụng tăng và phân bố thích hợp với cơ cấu thành phần khách hàng đã phản ánh rõ vai trò của ngân hàng ngày càng tham gia mạnh vào quá trình đổi mới kinh tế, đáp ứng các nhu cầu đầu tư, sản xuất kinh doanh của mọi thành phần kinh tế, đặc biệt là tham gia chuyển dịch rõ rệt cơ cấu kinh tế theo thành phần và theo ngành kinh tế.
4.3.2.2. Các mặt hạn chế:
Tuy nhiên trên địa bàn tỉnh có nhiều tổ chức tín dụng cùng hoạt động, trong đó nhiều tổ chức tín dụng mới là các ngân hàng thương mại cổ phần, đối tượng cạnh tranh thâm nhập thời gian đầu của họ chủ yếu là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, vì thế làm cho sức cạnh tranh của ngân hàng đối với hoạt động tín dụng ngày càng gay gắt hơn. Bên cạnh đó thì sản phẩm và dịch vụ của ngân hàng nông nghiệp chưa đa dạng, lãi suất chưa thật sự phù hợp theo cơ chế thị trường điều đó cũng ảnh hưởng đến tình hình tín dụng của ngân hàng. Hơn nữa ngân hàng chưa đáp ứng đầy đủ, kịp thời mọi nhu cầu vốn của kinh tế hộ, của nền kinh tế. Coi giá trị tài sản bảo đảm tiền vay là điều kiện tiên quyết khi xem xét cho vay mà không tính đến hiệu quả của dự án, khả năng trả nợ của người vay. Chính điều này đã làm ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của ngân hàng.