Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng nông nghiệp tại ngân hàng Mỹ Xuyên

Một phần của tài liệu Phân tích & đánh giá hoạt động tín dụng nông nghiệp tại ngân hàng TMCP nông thôn Mỹ Xuyên-Tỉnh An Giang (Trang 46 - 50)

Những năm qua, ngân hàng Mỹ Xuyên đã góp phần không nhỏ trong việc giúp các hộ nông dân vay vốn để sản xuất, đầu tư và mở rộng quy mô kinh doanh ngày càng hiệu quả giúp cho cuộc sống bà con nông dân vùng nông thôn được cải thiện và nâng cao. Thế nhưng để có thể tiếp tục phát triển bền vững và hiệu quả hơn nữa trong điều kiện kinh tế thị trường ngày càng đa dạng, cạnh tranh càng gay gắt, cam go và quyết liệt thì các TCTD cần đưa ra nhiều biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng là cần thiết.

Qua quá trình phân tích và đánh giá hoạt động tín dụng nông nghiệp tại ngân hàng Mỹ Xuyên, em nhận thấy rằng tình hình hoạt động tín dụng nông nghiệp ngày càng đạt hiệu quả và đang diễn biến theo chiều hướng tốt đẹp. Tuy nhiên vẫn tồn đọng những vấn đề làm ảnh

MÔI TRƯỜNG

NỘI BỘ

Cơ hội (O)

1. Mở rộng thị trường. 2. Thu nhập của nhóm khách hàng mục tiêu tăng.

3. Nhu cầu về vốn của khách hàng ngày càng tăng.

4. Áp dụng những thành tựu khoa học công nghệ hiện đại.

Đe dọa (T)

1. Môi trường kinh tế không ổn định. 2. Ngày càng có nhiều đối thủ cạnh tranh. 3. Hệ thống dự báo rủi ro không kịp thời. Điểm mạnh (S)

1. Lãi suất cho vay tương đối hấp dẫn.

2. Ban giám đốc có trình độ chuyên môn cao, vốn kinh nghiệm phong phú.

3. Mạng lưới hoạt động rộng khắp trên địa bàn tỉnh.

Kết hợp (S, O)

S3, O1: tích cực mở rộng hơn nữa mạng lưới hoạt động. S1, O3: đa dạng các hình thức kinh doanh và khách hàng. Kết hợp (S, T) S3, T2 phát triển sản phẩm mới. S2, T3: kịp thời nắm bắt những thông tin trên thị trường.

Điểm yếu (W)

1. Nhân viên còn thiếu, một số có trình độ chuyên môn chưa cao. 2. Nguồn vốn huy động thấp. 3. Kỹ thuật lạc hậu. 4. Sản phẩm chưa đa dạng, phong phú. Kết hợp (W, O)

W2, O2: tăng cường thu hút vốn nhàn rỗi.

W3, O4: áp dụng thành tựu khoa học mới phục vụ quá trình hoạt động kinh doanh.

Kết hợp (W, T)

W1, T2: đào tạo nâng cao trình độ nhân viên.

hưởng đến hiệu quả tín dụng của ngân hàng, sau đây em xin trình bày một vài giải pháp giúp hoạt động tín dụng nông nghiệp tại ngân hàng hiệu quả hơn.

Giải pháp huy động vốn

- Ngân hàng cần uyển chuyển áp dụng linh hoạt sao cho lãi suất huy động và cho vay phù hợp từng thời kỳ, thời điểm. Muốn thu được lượng tiền gửi trong dân cư thì lãi suất phải đủ hấp dẫn, tuy nhiên cần chú ý không nên để tình trạng chênh lệch quá lớn với các ngân hàng khác trên cùng địa bàn. Đồng thời theo dõi thường xuyên biến động lãi suất để đưa ra mức lãi suất tiết kiệm phù hợp thu hút càng nhiều nguồn tiền nhàn của các tầng lớp dân cư.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền bằng mọi hình thức (phương tiện thông tin, áp phích, kể cả bằng miệng…) để làm cho mọi tổ chức cá nhân đều biết được các thể thức, lãi suất huy động và những tiện ích được cung cấp khi quan hệ với ngân hàng.

- Tích cực tuyên truyền giải thích đối với khách hàng vay vốn khi có nhu cầu gửi tiền về ý nghĩa tiền gửi và chính sách ưu đãi của Ngân hàng. Mở nhiều hình thức tiền gửi, có thể chú trọng hơn nữa đến loại hình tiền gửi thanh toán.

- Cần có chính sách ưu đãi với những khách hàng có tiền gửi tại ngân hàng, như vay lại vốn của Ngân hàng thì được hưởng mức lãi suất ưu đãi hơn. Định kỳ ngân hàng cần có sự khuyến khích đối với việc gửi tiền như quà tặng hay xổ số, đây là hình thức được áp dụng phổ biến hiện nay.

Giải pháp tăng doanh số cho vay

Mở rộng và đa dạng hóa các loại hình tín dụng nhằm đáp ứng đầy đủ kịp thời cho người có nhu cầu vay vốn và có khả năng sử dụng vốn có hiệu quả. Tiến hành cho vay rộng rãi đối với mọi thành phần kinh tế với mức lãi suất hợp lý.

- Việc tăng doanh số cho vay cần chú ý các vấn đề sau :

+ Có kế hoạch lựa chọn đầu tư đúng hướng cũng như đúng đối tượng khách hàng. + Mở rộng địa bàn cho vay phải có cơ sở đảm bảo tiền vay.

- Thủ tục: thiết kế lại hồ sơ đơn giản mà vẫn đảm bảo đầy đủ thông tin cần thiết, thực hiện cho vay trên cơ sở nhanh – gọn – cao, tức là nhanh về thời gian xét duyệt, giải quyết hồ sơ, gọn về thủ tục pháp lý, cao về lãi suất cho vay.

- Chú trọng và tăng cường quảng bá thương hiệu, uy tín, đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường để xác định thị phần đầu tư ở từng địa phương và đưa biện pháp thích hợp nhằm mở rộng thị phần ở từng khu vực có tiềm năng. Chẳng hạn như: Ban lãnh đạo tham gia, tổ chức tài trợ cho các hoạt động từ thiện ở vùng nông thôn, trao học bổng cho học sinh nghèo vượt khó học giỏi ở các đơn vị trường học (phổ thông, trung học cơ sở,..) có quan hệ tín dụng với ngân hàng. Đồng thời ngân hàng gửi thư, tiếp thị, giới thiệu các sản phẩm, dịch vụ, lãi suất cho vay,…với các đơn vị trường chưa có quan hệ tín dụng với ngân hàng để khi có nhu cầu họ tìm đến ngân hàng dễ dàng hơn. Qua đó cũng tạo được sự gần gũi, thân thiện giữa ngân hàng với bà con nông dân ở các vùng nông thôn.

- Quan tâm đến phương pháp tiếp thị gián tiếp thông qua chính khách hàng cũ bằng việc nâng cao chất lượng phục vụ họ để họ tự giới thiệu ngân hàng mình với khách hàng khác. Bên cạnh đó cần có chính sách ưu đãi đối với khách hàng chiến lược, khách hàng truyền thống của ngân hàng.

- Duy trì tốt tác phong, ngôn phong, niềm nở ân cần, lịch sự… tạo cho khách hàng niềm tin và tâm lý an tâm, thoải mái khi quan hệ giao dịch với ngân hàng.

- Mở rộng cho vay hình thức tín chấp đối với bà con nông dân thông qua các tổ vay vốn. Để thực hiện được hình thức này Ngân hàng phải phối hợp với các đoàn thể một cách đồng bộ, chặt chẽ và phải đi kèm một số khâu như xây dựng phương án kinh doanh, cung cấp kiến thức canh tác và quản lý cho nông dân.

Giải pháp về chất lượng tín dụng

- Tiếp tục duy trì thực hiện đầy đủ các quy trình tín dụng, đặc biệt chú trọng đến khâu thẩm định để giúp ngân hàng tránh sai lầm trong quyết định cho vay, nâng cao chất lượng tín dụng.

- Đối với loại sản phẩm cho vay nông nghiệp này ngân hàng cần có thêm hoa hồng cho cán bộ ở địa phương để giúp thu hồi nợ nhanh chóng.

- Thường xuyên đánh giá năng lực, trình độ của CBTD và phân công nhiệm vụ phù hợp theo khả năng của từng nhân viên.

- Phát động phong trào thi đua khen thưởng cá nhân trong công tác thu nợ và đưa ra biện pháp xử lý đối với cán bộ nào để phát sinh nợ quá hạn chiếm tỉ lệ cao.  Giải phápxử lý nợ quá hạn

- Quan tâm, thống kê các khoản nợ quá hạn để tiến hành phân loại và đánh giá các loại nợ. Tùy theo tính chất các khoản nợ quá hạn mà ngân hàng có phương án xử lý đối với các loại nợ này sao cho linh hoạt, phù hợp từng trường hợp cụ thể:

+ Nếu như đánh giá thấy rằng khoản nợ quá hạn có thể thu hồi và khách hàng có ý muốn trả nợ nhưng hiện tại chưa có khả năng thì ngân hàng có thể gia hạn nợ cho khoản vay thêm một thời gian tạo điều kiện cho khách hàng trả nợ, hoặc cho vay thêm để họ tiếp tục sản xuất kinh doanh để có lợi nhuận trả nợ cho ngân hàng. Nhưng vấn đề này phải hết sức thận trọng trong việc nhận xét đánh giá khách hàng để tránh tình trạng nợ cũ chưa thu hồi mà nợ mới lại phát sinh thêm. Một mặt ngân hàng phải thường xuyên giám sát, theo dõi hoạt động của khách hàng cho tới khi nợ được hoàn trả.

+ Một biện pháp sau cùng là khi ngân hàng đã dùng mọi biện pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính của khách hàng mà vẫn không mang lại kết quả, người vay không có biện pháp tích cực trả nợ, thì biện pháp hữu hiệu để thu hồi nợ quá hạn là tiến hành phát mãi tài sản của người vay theo hợp đồng đã ký kết.

- Ngân hàng thường xuyên có chính sách gửi cán bộ, nhân viên đi đào tạo, huấn luyện để nâng cao chuyên môn cho họ. Nhằm hạn chế đến mức tối đa những sai phạm của cán bộ, nhân viên trong hoạt động của mình cũng như phân tích đánh giá sai khách hàng. Từ đó, cán bộ ngân hàng sẽ nâng cao được hiệu quả trong phân tích, đánh giá đúng đối tượng khách

hàng trước, trong và sau khi vay vốn, giúp cho hiệu quả hoạt động tín dụng được nâng cao, khách hàng sử dụng vốn đúng mục đích, có hiệu quả hoàn trả nợ đúng hạn, giảm nợ quá hạn.  Công tác mở rộng các loại hình dịch vụ khác

Ngoài nguồn lợi nhuận từ hoạt động tín dụng, ngân hàng còn thu thêm lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ và các loại hình dịch vụ khác. Tuy nhiên các sản phẩm của ngân hàng hiện vẫn còn rất ít. Để đáp ứng nhu cầu thanh toán ngày càng cao trong xã hội, cần nghiên cứu mở rộng các loại dịch vụ mới như:

- Kết hợp với một số lĩnh vực viễn thông nhằm nâng cao tính phục vụ của ngân hàng như thông qua điện thoại và internet có thể tra tài khoản, thanh toán tiền điện, nước, chuyển tiền qua mạng, chi trả kiều hối qua hệ thống WESTERN, nhanh chóng triển khai sử dụng thẻ ATM. Mở rộng các dịch vụ: dịch vụ bảo quản tài sản, dịch vụ cầm đồ…

Chương 5: Kết luận – kiến nghị

CHƯƠNG 5

KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ

  

Một phần của tài liệu Phân tích & đánh giá hoạt động tín dụng nông nghiệp tại ngân hàng TMCP nông thôn Mỹ Xuyên-Tỉnh An Giang (Trang 46 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(54 trang)
w