Hoạt động nhập khẩu thiết bị toàn bộ của Công ty từ sau 1990 đến nay – Giai đoạn trưởng thành và lớn mạnh của Công ty xuất nhập khẩu thiết bị toàn bộ

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả NK thiết bị toàn bộ tại Cty XNK thiết bị toàn bộ và kỹ thuật (Technoimport ) (Trang 25 - 35)

Giai đoạn trưởng thành và lớn mạnh của Công ty xuất nhập khẩu thiết bị toàn bộ và kỹ thuật

Kể từ khi sau năm 1990, cùng với chính sách đổi mới nền kinh tế, thị trường thiết bị toàn bộ cũng bước sang một giai đoạn hoạt động sôi nổi hơn bao giờ hết. Trong những năm gần đây Đảng và Nhà nước rất chú trọng quan tâm tới vấn đề cải tiến kỹ thuật mua sắm thiết bị nhằm đẩy mạnh tiến trình công nghệ hóa, hiện đại hóa đất nước. Cho đến nay, nguồn vốn phục vụ cho mục tiêu này được Công ty huy động từ các nguồn

lợi nhuận để lại, vốn khấu hao cơ bản, tín dụng dài hạn của ngân hàng, vốn ngân sách Nhà nước, vốn vay nước ngoài....

Trong đó, các nguồn vốn từ lợi nhuận để lại và vốn khấu hao cơ bản chỉ chiếm một tỷ lệ hết sức nhỏ bé do trong thời gian qua số doanh nghiệp Nhà nước làm ăn đạt mức lãi đáng kể là rất ít. Hơn nữa, đối với các doanh nghiệp , tín dụng dài hạn của ngân hàng thường chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng vốn đầu tư cho máy móc thiết bị. Nguyên nhân là do môi trường kinh doanh nói chung và tín dụng ngân hàng nói riêng còn nhiều bất trắc rủi ro nên không phải doanh nghiệp nào cũng được vay vốn trung hạn và dài hạn. Vì vậy, để có đủ sức nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế, cùng với quá trình đẩy mạnh cổ phần hóa, việc biến các nguồn lực nước ngoài thành một phần nội lực là một nhiệm vụ cấp bách của toàn xã hội trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Trong giai đoạn này nguồn vốn nước ngoài đã thực sự góp phần quan trọng đối với các hợp đồng nhập khẩu của Công ty khi bối cảnh trong nước và đặc biệt là quốc tế có nhiều thuận lợi với những sự kiện nổi bật như:

• Tháng 02/1994, Mỹ xóa bỏ lệnh cấm vận chống Việt Nam.

• Tháng 08/1994, Thượng viện Mỹ bãi bỏ lệnh cấm viện trợ cho Việt Nam áp dụng từ hơn 2 thập kỷ qua.

• Ngày 27/05/1995, Việt Nam gia nhập hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).

• Năm 1997, gia nhập tổ chức kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC).

• Từ 10/12/2001, hiệp định thương mại Việt – Mỹ bắt đầu có hiệu lực.

• Năm 2003, tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế được đẩy mạnh. Việt Nam bắt đầu thực hiện lộ trình hội nhập AFTA, đồng thời đạt được nhiều tiến bộ trong các cuộc đàm phán chuẩn bị cho việc gia nhập WTO vào năm 2005, ký Hiệp định Khuyến khích và bảo hộ đầu tư với Nhật Bản, ký Hiệp định Hàng không với Hoa Kỳ… Các hoạt động đối ngoại cũng sôi động trong năm 2003, đặc

biệt là các cuộc hội thảo Việt Nam – châu Phi đã thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ hợp tác song phương và đa phương giữa Việt Nam và các nước trên nhiều lĩnh vực, góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.

Gần đây,

• Năm 2005, tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội Việt Nam khóa XI đã thông qua 3 bộ luật quan trọng là Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp và Luật Đấu thầu. Với những ưu điểm như cởi mở, thuận tiện, minh bạch và đơn giản hơn, giới bình luận hy vọng điều này sẽ tạo bước đột phá lớn làm năng động hóa môi trường kinh doanh của Việt Nam, tạo cơ sở pháp lý quan trọng để hướng mọi nguồn lực trong nước và quốc tế vào tiến trình phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

• Năm 2006, Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Đồng thời, Mỹ cũng đã thông qua Quy chế Quan hệ Thương mại bình thường vĩnh viễn (PRNT) với Việt Nam. Ngày 20/12 Tổng thống Mỹ G.Bush đã ký ban hành đạo luật cả gói HR 6111, trong đó có PNTR với Việt Nam. Đây là dấu mộc son mới trong quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ, báo chí quốc tế đồng loạt đưa tin và coi đây là một bước ngoặt lịch sử. Đây không chỉ là một quy chế thương mại để bảo đảm các doanh nghiệp hai nước được hưởng đầy đủ các quy định của WTO. Việc thông qua PNTR đã đóng lại một quy chế phân biệt đối xử của Mỹ từ thời chiến tranh lạnh, đối với các nước khối xã hội chủ nghĩa và đã áp dụng lên Việt Nam từ 32 năm trước đây.

Với những sự kiện đó, quá trình tiếp cận đến luồng vốn quốc tế của Việt Nam cũng như của Công ty đã gạt bỏ được những trở ngại chủ yếu nhất, mở ra triển vọng mới sáng sủa cho việc huy động nguồn lực bên ngoài. Nhờ đó, cơ cấu nhập khẩu máy móc thiết bị toàn bộ của Việt Nam đã có sự biến chuyển tốt trong những năm vừa qua.

Năm Kim ngạch xuẩt nhập khẩu Kim ngạch xuất khẩu Kim ngạch nhập khẩu Tỷ USD So với năm trước (%) Tỷ USD So với năm trước (%) Tỷ USD So với năm trước (%) 2003 45,66 20,17 25,49 2004 58,45 128.0 26,50 131,4 31,95 125,3 2005 69,42 118,7 32,44 122,4 36,98 115,7 2006 84,72 122,0 39,83 122,8 44,89 121,4 2007 111,26 131,3 48,56 121,9 62,70 139,7

(Nguồn: Tổng cục Hải quan)

Trong đó ta có :

Bảng 10: Cơ cấu nhập khẩu máy móc thiết bị toàn bộ của Việt Nam

(đơn vị: %) Tỷ trọng nhập 2003Năm 2004Năm Năm2005 Năm2006 2007Năm

Máy móc thiết bị 62,7 60,6 61,9 65,1 66,7

Hàng nguyên liệu 17 16,2 15,5 13,8 12.4

Hàng đã chế biến 20,3 23,2 22,6 21,1 20,9

Tổng 100 100 100 100 100

(Nguồn: Tổng cục Thống kê)

Nhìn bảng trên ta thấy có sự thay đổi vị trí giữa các loại mặt hàng, tỉ trọng nhập khẩu máy móc thiết bị đã tăng mạnh đều chỉ có năm 2004 có giảm chút ít so với 2003 (giảm 2,1%). Sự thay đổi này có sự đóng góp rất lớn của Công ty xuất nhập khẩu thiết bị toàn bộ và kỹ thuật.

Là một doanh nghiệp đi đầu trong lĩnh vực nhập khẩu máy móc thiết bị, trong những năm gần đây, để tăng doanh thu và đa dạng hoá sản xuất, Công ty có mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của mình sang lĩnh vực tư vấn và một số lĩnh vực khác nhưng hoạt động xuất nhập khẩu thiết bị toàn bộ và kỹ thuật vẫn chiếm ưu thế. Chúng ta

có thể nhìn thấy kết quả hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty qua bảng dưới đây:

Bảng 11: Kim ngạch xuất nhập khẩu của công ty (đơn vị: Triệu USD )

Chỉ tiêu

Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

Giá trị Tỉ trọng (%) Giá trị Tỉ trọng (%) Giá trị Tỉ trọng (%) Giá trị Tỉ trọng (%) Giá trị Tỉ trọng (%) Tổng kim ngạch XNK 121,03 100 148,34 100 107,44 100 130,72 100 115,06 100 Kim ngạch nhập khẩu 115,62 95,5 142,60 96,1 101,98 94,9 123,89 94,8 108,50 94,3

Kim ngạch xuất khẩu 5,41 4,5 5,74 3,9 5,46 5,1 6,83 5,2 6,56 5,7

Tồng kim ngạch XNK

so với năm trước (%) 100 122,5 72,4 121,7 88,0

( Nguồn: Báo cáo công tác các năm từ 2003 đến 2007 của công ty )

Từ bảng tổng kết trên đây có thể thấy, kim ngạch xuất nhập khẩu của công ty có khá nhiều biến động trong khoảng thời gian từ năm 2003 đến năm 2007; cụ thể, năm 2003 đạt 121,03 triệu USD nhưng đến năm 2005 giảm xuống còn 107,44 triệu USD, đến năm 2006 thì tăng khá mạnh (130,72 triệu USD) nhưng chỉ đạt 115,06 triệu USD vào năm 2007. Cũng theo bảng trên, kim ngạch nhập khẩu của công ty mà chủ yếu là nhập khẩu thiết bị toàn bộ vẫn chiếm tỷ trọng cao và khá ổn định qua các năm. Điều này thể hiện sự hiệu quả trong việc thực hiện các hợp đồng nhập khẩu thiết bị toàn bộ và kỹ thuật của Công ty. Với việc nước ta đã gia nhập WTO, ngày càng nhiều doanh nghiệp tham gia vào thị trường nhập khẩu thiết bị toàn bộ nên thị trường bị chia nhỏ dẫn đến kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này của công ty cũng có sự biến động nhưng với sự nỗ lực của mình Công ty vẫn thực hiện tốt các hợp đồng nhập khẩu của mình, điều này tạo thêm được sự tin tưởng từ phía các đối tác giúp nâng cao hiệu quả việc thực hiện nhập khẩu của công ty trong giai đoạn tới. Bên cạnh đó, công ty đang gia tăng mọi nỗ lực để chuẩn bị tiến tới cổ phần hoá thành công vào năm 2008 nên một số hoạt động của công

ty bị ngưng lại. Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ tới việc giảm kim ngạch nhập khẩu của Technoimport, nó thể hiện rõ bằng giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2007 chỉ là 115,06 tỷ .

Các đối tác chính cung cấp hàng máy móc thiết bị chủ yếu vẫn là Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan, Đức, Pháp... Các máy móc thiết bị nhập từ các nước như Hàn Quốc, Đài Loan hoặc Trung Quốc... thường không phải là loại hiện đại song có một ưu điểm là giá hạ hơn so với các thiết bị nhập ở các nước công nghiệp tiên tiến. Ngoài ra các thiết bị này cũng có thể thích hợp trong một số lĩnh vực như thiết bị xi măng lò đứng; các thiết bị chế biến mía đường thay thế các lò thủ công với công suất thấp; các nhà máy sản xuất giày dép, chế biến mủ cao su... Thiết bị toàn bộ nhập khẩu từ các nước công nghiệp phát triển thường là thiết bị trong các nghành cơ khí chính xác, sản xuất gạch men, luyện thép, luyện kim, dầu khí, thiết bị viễn thông....

Về xu hướng biến động của kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu chúng ta có thể theo dõi ở hình dưới đây:

Giá trị ( Triệu USD ) 115.62 142.6 101.98 123.89 108.5 5.41 5.74 5.46 6.83 6.56 0 20 40 60 80 100 120 140 160 Năm KNNK KNXK 2003 2004 2005 2006 2007

( Nguồn: Báo cáo công tác các năm từ 2003 đến 2007 của công ty)

Trong khoảng thời gian từ năm 2003 đến năm 2007, kim ngạch nhập khẩu của công ty luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu với giá trị trung bình qua các năm là 118,5 triệu USD, trong khi kim ngạch xuất khẩu trung bình chỉ đạt 5,8 triệu USD. Nhưng nhìn vào biểu đồ trên chúng ta có thể thấy rằng, kim ngạch xuất khẩu của công ty đã tăng lên trong mấy năm gần đây, duy chỉ có năm 2004 là tỉ trọng nhập khẩu có giảm so với năm 2003. Sở dĩ có được kết quả này là do trong những năm gần đây, công ty đã chú trọng vào việc khuyến khích các phòng xuất nhập khẩu tham gia vào hoạt động xuất khẩu mà đi đầu trong hoạt động này là các phòng XNK 4, phòng XNK 5 và phòng XNK 6. Tuy nhiên, hoạt động xuất khẩu của công ty nhìn chung còn mang tính chất nhỏ lẻ và mang tính thời vụ. Chính vì vậy, trong thời gian tới công ty cần có các biện pháp nhằm đẩy mạnh hơn nữa lĩnh vực kinh doanh này.

Như đã nói ở trên, mặt hàng nhập khẩu chủ lực của Technoimport là thiết bị toàn bộ và kỹ thuật. Chính vì vậy, mặt hàng này luôn chiếm giá trị và tỷ trọng lớn trong cơ cấu các mặt hàng nhập khẩu của công ty. Điều này được thể hiện cụ thể trong bảng dưới đây:

(đơn vị: Triệu USD)

Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

GT (%)TT GT (%)TT GT (%)TT GT (%)TT GT (%)TT Kim ngạch nhập khẩu 121,03 100 148,34 100 107,44 100 130,72 100 115,06 100 Thiết bị toàn bộ 62,45 51,6 70,90 47,8 50,39 46,9 74,51 57,0 57,53 50,0 Thiết bị lẻ 28,32 23, 4 34,71 23, 4 24,60 22, 9 28,10 21, 5 28,19 24, 5 NVL sản xuất 21,42 17,7 30,26 20,4 14,72 13,7 16,34 12,5 17,26 15,0 Hàng tiêu dùng 8,84 7,3 12,47 8,4 17,73 16,5 11,77 9,0 12,08 10,5

( Nguồn: Phòng Kế hoạch- Tài chính )

Từ bảng tổng hợp trên đây có thể thấy được, mặt hàng nhập khẩu chủ lực của công ty vẫn là thiết bị toàn bộ. Tuy nhiên, giá trị nhập khẩu của mặt hàng này qua các năm lại không ổn định. So với năm 2003 và năm 2004, năm 2005 giá trị nhập khẩu thiết bị toàn bộ giảm mạnh chỉ đạt được 50,39 triệu USD tương ứng giảm 29% so với năm 2004 và giảm 19,9% so với năm 2003. Năm 2006, kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này có xu hướng tăng mạnh, có thể đây là kết quả của quá trình quốc tế hóa khi nước ta đang trong quá trình đàm phán trở thành thành viên của WTO, giá trị đạt được là 74,51 triệu USD tăng 47,8% so với năm 2005. Sang năm 2007, kim ngạch mặt hàng này lại giảm, chỉ còn 27,53 triệu USD, giảm 22,8% so với năm 2006. Sở dĩ có điều này là vì công ty phải cạnh tranh với nhiều công ty trong nước khác cùng kinh doanh nhập khẩu thiết bị toàn bộ. Ngoài ra, kim ngạch các mặt hàng thiết bị lẻ, nguyên vật liệu sản xuất và hàng tiêu dùng cũng chiếm một tỷ trọng nhất định trong tổng kim ngạch các mặt hàng nhập khẩu của công ty. Việc nhập khẩu các mặt hàng này không tốn nhiều chi phí như thiết bị toàn bộ mà thời gian thực hiện hợp đồng lại ngắn nên công ty vẫn chú trọng để quay vòng và tăng thêm vốn cho việc nhập khẩu thiết bị toàn bộ. Tuy nhiên, kim ngạch nhập

khẩu các mặt hàng này cũng rất thất thường, chứng tỏ công ty đang đứng trước một số khó khăn cần phải phải khắc phục.

Đánh giá hiệu quả nhập khẩu thiết bị toàn bộ của công ty

Bảng 13: Hiệu quả sử dụng chi phí, lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận của hoạt động nhập khẩu thiết bị toàn bộ

STT Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 1 DT thuần từ NK( Triệu VNĐ ) 6.608 6.792 7.816 8.964 9.368 2 Tổng chi phí NK

( Triệu VNĐ ) 4.956 4.654 4.830 6.279 7.674

3 Lợi nhuận ròng NK ( Triệu VNĐ ) 1.652 2.138 2.986 1.749 1.694

4 Tỷ suất phí (%) 75 68,5 61,7 70,0 81,9

5 Hệ số sinh lời của chi phí (%) 0,33 0,46 0,62 0,28 0,22

(Nguồn: Tổng hợp Báo cáo công tác năm và Báo cáo tháng hoạt động nhập khẩu hàng hoá từ năm 2003 đến năm 2007 của công ty)

Qua bảng trên đây, ta thấy hiệu quả sử dụng chi phí nhập khẩu thiết bị toàn bộ của công ty còn khá lớn. Điều này thể hiện qua chỉ tiêu tỷ suất phí còn tương đối cao, cụ thể: năm 2003 là 75%, năm 2004 giảm xuống còn 68,5%, năm 2005 tỷ suất phí có giảm nhưng vẫn tương đối cao 61,7% và các năm 2006, 2007 lần lượt là 70,0% và 81,9% cho thấy mức chi phí cho việc nhập khẩu mặt hàng này còn chiếm một tỷ lệ cao trong tổng doanh thu thu được. Một trong những yêu cầu của hoạt động quản trị sản xuất kinh doanh là phải giảm được đến mức tối đa tỷ suất phí nhằm đảm bảo yêu cầu tiết kiệm và tăng tích luỹ vào lợi nhuận. Thế nhưng, chỉ tiêu này ở Technoimport vẫn chưa hề giảm được trong suốt quãng thời gian từ năm 2003 đến năm 2007 mà còn có phần tăng nhanh vào các năm 2006, 2007. Điều này cho thấy, việc quản lý chi phí nhập khẩu thiết bị toàn bộ - hoạt động mang lại doanh thu chính cho công ty vẫn chưa hiệu quả.

Bên cạnh chỉ tiêu tỷ suất phí, hệ số sinh lời cũng góp phần vào việc phân tính hiệu quả sử dụng chi phí của công ty. Chỉ tiêu này phản ánh mức lợi nhuận thu được từ một đơn vị chi phí cho hoạt động nhập khẩu. Chỉ tiêu này càng cao thì hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp càng cao.

Nhìn vào bảng trên, chúng ta thấy hệ số sinh lời của Technoimport là tương đối thấp, chỉ có năm 2005 là đạt được 0,62% còn các năm khác là tương đối thấp. Năm 2003, chỉ tiêu này đạt 0,25%, nghĩa là cứ bỏ ra 1.000.000 VNĐ thì công ty thu về được 2.500 VNĐ. Năm 2004 là 0,46% và có chiều hướng giảm mạnh vào các năm sau, cụ thể là năm 2006 và năm 2007 tỷ lệ tương ứng của chỉ tiêu này lần lượt 0,28% và 0,22%. Điều này nói lên là công ty đang gặp vấn đề trong việc quản lý và sử dụng vốn

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả NK thiết bị toàn bộ tại Cty XNK thiết bị toàn bộ và kỹ thuật (Technoimport ) (Trang 25 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w