Đánh giá chất lượng tín dụng tại chi nhánh NHCT Đống Đa

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng công thương Đống Đa (Trang 54 - 62)

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NHCT ĐỐNG ĐA

2.3 Đánh giá chất lượng tín dụng tại chi nhánh NHCT Đống Đa

2.3.1 Những kết quả đạt được

Năm 2007 là năm rất khó khăn của chi nhánh do gánh nặng của nợ xấu và lỗ luỹ kế của năm 2006 lớn. Mặt khác áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt. Tuy nhiên bằng nỗ lực của mình, chi nhánh đã vượt qua khó khăn, hoàn thành được các chỉ tiêu đã đặt ra và cải tiến được chất lượng tín dụng, cụ thể:

 Chi nhánh đã đổi mới phong cách giao dịch văn minh, lịch sự, nhiệt tình chu đáo nhằm giữ được khách hàng truyền thống, mở rộng được khách hàng mới. Nâng cấp, cải tạo quỹ tiết kiệm và điểm giao dịch mẫu, cung cấp nhiều loại dịch vụ ngân hàng tiện ích nhằm phục vụ tốt hơn và cung cấp dịch vụ ngày càng tốt, thuận lợi hơn cho khách hàng, qua đó nâng cao uy tín của ngân hàng trên thị trường tài chính nói riêng và nền kinh tế nói chung.

 Chi nhánh đã tiếp tục đầu tư, đáp ứng nhu cầu vốn cho các đơn vị có tình hình tài chính lành mạnh, sản phẩm làm ra có sức cạnh tranh cao, sức tiêu thụ lớn, đáp ứng được nhu cầu vốn ngắn hạn, qua đó vừa giúp ngân hàng tận dụng tốt được nguồn vốn huy động do tăng vòng quay vốn tín dụng và rủi ro thấp hơn, vừa tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh. Bên cạnh việc duy trì quan hệ tín dụng với khách hàng truyền thống, chi nhánh còn quan tâm cho vay các thành phần kinh tế khác, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ, có phương án khả thi, có tài sản đảm bảo, qua đó làm tăng tỷ trọng cho vay đối

với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, góp phần thay đổi kết cấu dư nợ giữa các thành phần kinh tế, đồng thời nâng cao thu nhập từ hoạt động tín dụng.

 Hoạt động tín dụng đã thực hiện theo đúng quy trình của NHCT Việt Nam, hoạt động thẩm định rủi ro độc lập với hoạt động thẩm định cho vay. Qua thẩm định đã giúp các phòng cho vay đúng đối tượng, mục đích vay, góp phần phát hiện những phương án, dự án không khả thi, không hợp lệ để thông báo cho các phòng khách hàng. Từ đó giúp giảm thiểu rủi ro khách hàng không trả được nợ, nâng cao chất lượng tín dụng tại chi nhánh.

 Công tác thu nợ, thu hồi nợ quá hạn, nợ xấu đã bước đầu đạt được hiệu quả. Nhờ những biện pháp tích cực, chi nhánh đã thu hồi được các khoản nợ xấu, nợ đã xử lý rủi ro, làm giảm tỷ lệ nợ xấu một cách đáng kể so với năm 2006. Nhờ vậy cải thiện được chất lượng tín dụng của chi nhánh.

 Mặc dù chi phí từ hoạt động tín dụng cũng tăng lên, song tốc độ tăng không nhanh bằng thu nhập từ hoạt động tín dụng, do vậy thu nhập từ hoạt động tín dụng của ngân hàng xét về con số tuyệt đối vẫn không ngừng tăng qua các năm. Điều đó chứng tỏ không những các khoản vay đã thu hồi được gốc mà còn có lãi, đảm bảo độ an toàn của nguồn vốn cho vay.

 Ngân hàng có đội ngũ cán bộ có trách nhiệm, có trình độ và tài năng, nhiệt tình trong công tác. Do vậy, không những giúp cho chi nhánh đảm bảo an toàn cho các khoản vay mà còn tạo điều kiện giúp đỡ các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, có điều kiện trả nợ ngân hàng, từ đó nâng cao chất lượng tín dụng của các khoản cho vay.

2.3.2 Những hạn chế về chất lượng tín dụng

Mặc dù chi nhánh NHCT Đống Đa được đánh giá là một ngân hàng có chất lượng khá tốt trong thời gian vừa qua, song chi nhánh vẫn tồn tại những hạn chế. Những hạn chế đó là:

 Thứ nhất là hoạt động cho vay, hoạt động cho vay trung và dài hạn của chi nhánh chưa thực sự đạt hiệu quả cao. Chi nhánh mới chỉ quan tâm đến hoạt động cho vay ngắn hạn mà chưa có sự quan tâm đúng mức tới các khoản cho vay trung và dài hạn, quy mô cho vay trung và dài hạn chưa đáp ứng được nhu cầu khách hàng. Nhiều dự án trung và dài hạn mới chỉ dừng lại ở hợp đồng nguyên tắc chứ chưa thực sự dải ngân được. Nên quy mô cho vay còn hạn chế, do đó cũng ảnh hưởng tới tổng dư nợ cũng như kết cấu dư nợ và thu nhập từ hoạt động tín dụng của chi nhánh.

 Thứ hai, dư nợ của chi nhánh giảm, tỷ lệ nợ quá hạn qua các năm có xu hướng tăng, nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu so với tổng dư nợ vẫn còn ở mức cao, nợ đã xử lý rủi ro lớn. Đây là áp lực rất lớn cho chi nhánh trong năm 2008. Đòi hỏi các phòng khách hàng, phòng quản lý nợ có vấn đề phải nỗ lực rất lớn trong việc tăng trưởng dư nợ, cơ cấu lại các khoản nợ, giảm nợ xấu và thu hồi các khoản nợ đã được xử lý rủi ro, nhằm cải thiện hơn nữa chất lượng tín dụng của chi nhánh.

 Thứ ba, vốn chi nhánh huy động chưa được sử dụng nhiều vào việc cho vay, nên hiệu suất sử dụng vốn là chưa cao, đồng thời tính thanh khoản của ngân hàng cũng bị đe doạ do khối lượng dự trữ không được đảm bảo.

 Tiếp theo, công tác Marketing ngân hàng tuy bước đầu đã đạt được những kết quả nhất định nhưng so với yêu cầu thì vẫn còn nhiều hạn chế, do vậy cũng ảnh hưởng ít nhiều tới sự tăng trưởng của nguồn vốn huy động, doanh số cho

vay, từ đó ảnh hưởng đến dư nợ tín dụng và chất lượng tín dụng của chi nhánh trong thời gian vừa qua.

 Về nhân lực, do sự thiếu hụt nhân lực ngành ngân hàng, dẫn đến sự cạnh tranh thu hút nguồn nhân lực rất lớn. Một số cán bộ có năng lực của chi nhánh đã chuyển đi các ngân hàng khác hoặc chuyển lên TW. Sức ỳ của một số cán bộ trong chi nhánh còn lớn, chưa chủ động trong công việc, chưa cố gắng trong học tập, nâng cao trình độ, nhất là trình độ tin học và ngoại ngữ. Một số cán bộ tín dụng còn cẩu thả, không hoàn thiện hồ sơ tín dụng, việc quản lý hồ sơ cho vay, hồ sơ tài sản đảm bảo của một số cán bộ còn lỏng lẻo, kiểm soát chưa được chặt chẽ, do đó gây khó khăn trong việc thu hồi nợ,làm tăng tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu tại chi nhánh.

 Đường truyền của chi nhánh thường xuyên bị time out, vì vậy khách hàng thường phải chờ đợi, gây bức xúc cho khách hàng. Một số quỹ tiết kiệm còn chưa khang trang, hiện đại nên chưa thu hút được khách hàng đến giao dịch. Việc tuân thủ quy chế, quy trình, nội quy lao động của một số cán bộ chưa tốt, dẫn đến sai sót, gây hậu quả, ảnh hưởng đến uy tín của ngân hàng. Phong cách giao dịch của một số cán bộ chưa văn minh, lịch sự, văn hoá ứng xử kém, ý thức trách nhiệm chưa cao, kết quả công việc còn thấp. Qua đó, ảnh hưởng tới uy tín, chất lượng tín dụng của ngân hàng.

2.3.3 Nguyên nhân những hạn chế 2.3.3.1 Nguyên nhân chủ quan

Đây là những nguyên nhân xuất phát từ nội tại chi nhánh NHCT Đống Đa:  Cơ chế cho vay còn nhiều bất cập. Trước hết là điều kiện vay vốn, là việc đảm bảo tiền vay, đây là một trong những nguyên nhân chính ngăn cản việc các

doanh nghiệp vay vốn ngân hàng. Hầu hết các doanh nghiệp khi muốn vay vốn ngân hàng thì phải có tài sản đảm bảo. Tài sản đảm bảo có thể là máy móc, thiết bị, quyền sử dụng đất…, nên việc định giá là rất khó khăn. Nếu định giá quá thấp sẽ ảnh hưởng đến khả năng vay của khách hàng. Mặt khác, để đảm bảo an toàn tín dụng, ngân hàng chỉ cho vay với giá trị bằng 70% giá trị tài sản thế chấp, điều này khiến nhiều doanh nghiệp thực sự bị hạn chế trong việc vay vốn đáp ứng nhu cầu kinh doanh của mình.

Tiếp nữa, đó là thủ tục vay vốn. Thủ tục vay vốn tại ngân hàng còn nhiều bất cập, có lúc gây phiền hà cho các doanh nghiệp, làm chậm tiến độ sản xuất của họ. Điều này chưa chắc đã giảm rủi ro tín dụng mà có khi còn dẫn đến hạn chế việc khách hàng đến với ngân hàng.

Các phương pháp thẩm định chưa thống nhất về nội dung, cách tính toán, căn cứ đánh giá… dẫn tới việc thẩm định đôi khi không chính xác. Có những dự án khi thiết lập được xem là khả thi nhưng trong thời gian thẩm định có nhiều yếu tố tác động nên đã trở thành không khả thi.

 Giữa chi nhánh và các ngân hàng chưa có sự phối hợp chặt chẽ với nhau, do đó ngân hàng thường không có đầy đủ các thông tin về doanh nghiệp xin vay vốn. Công tác thu thập thông tin thường dựa vào khách hàng cung cấp và những thông tin ngân hàng thu thập được từ bên ngoài. Những thông tin mà các khách hàng cung cấp cho ngân hàng thường là các báo cáo tài chính có nhiều lúc là không chính xác, phản ánh không đúng về tiềm lực tài chính của khách hàng. Do vậy, việc thiếu thông tin, thu thập thông tin không tốt cũng ảnh hưởng đến việc đánh giá hiệu quả dự án cũng như khả năng của khách hàng.

 Năng lực và đạo đức của cán bộ tín dụng: Năng lực dự báo, phân tích ngành, phân tích tài chính, phát hiện và xử lý khoản vay có vấn đề của một số

cán bộ tín dụng còn yếu. Nhiều quyết định cho vay mang tính cảm tính, được đưa ra trên cơ sở thông tin được cân nhắc không đầy đủ hoặc phiến diện. Kỹ năng thương lượng với khách hàng, khả năng kiểm soát chứng từ vay và kiến thức pháp luật của cán bộ tín dụng cũng còn nhiều hạn chế. Tiếp theo nữa, là sự suy thoái về đạo đức của một số cán bộ tín dụng cũng ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng của chi nhánh trong thời gian qua.

 Công tác giám sát món vay, đánh giá lại định kỳ về doanh nghiệp, khoản vay và tài sản thế chấp còn bị buông lỏng, đặc biệt đối với các doanh nghiệp có quan hệ tín dụng lâu dài, cán bộ tín dụng thường có tâm lý cả nể, tin khách hàng và bỏ qua chế độ kiểm tra định kỳ, phương pháp kiểm tra không khoa học, không phát hiện được những dấu hiệu bất thường trong hoạt động của doanh nghiệp.

 Chính sách quản trị nguồn nhân lực. Cán bộ tín dụng là người trực tiếp tham gia vào sản phẩm có tính rủi ro nhất trong hoạt động ngân hàng. Chính sách tuyển dụng, sử dụng, đãi ngộ và đề bạt cán bộ tín dụng của chi nhánh có tác động trực tiếp đến hiệu quả thực thi chiến lược, chính sách tín dụng của ngân hàng. Do chính sách về nhân lực của chi nhánh chưa thực sự thoả đáng, nên dẫn đến tình trạng một số cán bộ có năng lực của chi nhánh đã chuyển đi các ngân hàng khác.

 Marketing ngân hàng: Hoạt động marketing tại ngân hàng mới tập trung ở bề nổi là quảng cáo, khuếch trương, còn việc áp dụng marketing vào phân tích thị trường, nghiên cứu khách hàng nhằm nâng cao chất lượng phục vụ vẫn còn nhiều hạn chế.

2.3.3.2 Nguyên nhân khách quan

 Thứ nhất là những nguyên nhân xuất phát từ phía khách hàng

Năng lực tài chính của khách hàng không đủ điều kiện để vay vốn tại ngân hàng. Đây là khó khăn lớn nhất cản trở khách hàng vay vốn tại ngân hàng. Quy mô vốn tự có nhỏ trong tổng nguồn vốn hoạt động của khách hàng, do vậy không đáp ứng được các điều kiện về vốn tự có, tài sản thế chấp, tính khả thi của dự án nên không đủ điều kiện để ngân hàng cho vay.

Các báo cáo tài chính mà khách hàng cung cấp cho ngân hàng chưa đảm bảo tính minh bạch về thông tin. Hệ thống báo cáo tài chính thường không đầy đủ, không cập nhật và kém tin cậy, điều này khiến cho công tác thẩm định, kiểm tra, kiểm soát của ngân hàng gặp nhiều khó khăn.

Trình độ yếu kém của khách hàng trong dự đoán các vấn đề kinh doanh, yếu kém trong quản lý dẫn đến thất thoát, thua thiệt trong kinh doanh, ảnh hưởng đến khả năng trả nợ ngân hàng.

 Thứ hai là những nguyên nhân từ các yếu tố thị trường

+ Môi trường pháp lý: Mặc dù các luật, văn bản dưới luật chi phối hoạt động ngân hàng đã được sửa đổi cho ngày càng phù hợp hơn với các quy luật của nền kinh tế thị trường song cũng vẫn còn nhiều vướng mắc như sự chồng chéo giữa quy định của các luật, việc ban hành nghị định hướng dẫn thi hành luật còn chậm, công tác thực hiện của bộ máy thi hành luật pháp còn quan liêu, tuỳ tiện. Hành lang pháp lý nói chung chưa ủng hộ công tác phục hồi nợ của ngân hàng và gián tiếp làm tăng mức độ tổn thất tín dụng.

+ Môi trường kinh tế: Đi đôi với lợi ích đạt được, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế cũng gây nhiều khó khăn cho nền kinh tế nói chung và hoạt động ngân hàng nói riêng như: lạm phát tăng cao, một số mặt hàng tăng giá rất cao như thực

phẩm, năng lượng, sắt thép, phân bón, vàng và sự mất giá của đồng đô la Mỹ… Bên cạnh đó, cùng với quá trình hội nhập là mở cửa, tự do hoá khu vực tài chính đã tạo ra sự cạnh tranh gay gắt, quyết liệt giữa các ngân hàng trong việc duy trì quan hệ với khách hàng truyền thống và thu hút khách hàng mới.

 Cuối cùng là tính chính xác và sẵn có của thông tin: Như đã nói ở trên, thông tin tài chính của các doanh nghiệp hầu hết không đủ độ tin cậy gây khó khăn rất nhiều cho việc đánh giá doanh nghiệp của ngân hàng. Trong khi đó, trung tâm thông tin tín dụng của NHNN chưa đáp ứng được yêu cầu do nguồn thông tin còn rất hạn chế, thiếu tính cập nhật.

Trên đây là thực trạng hoạt động tín dụng tại chi nhánh NHCT Đống Đa. Để tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được và khắc phục những hạn chế, khó khăn còn tồn tại, NHCT Đống Đa cần có những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và mở rộng hoạt động tín dụng.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng công thương Đống Đa (Trang 54 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(88 trang)
w