Giải pháp xử lý nợ tồn đọng, nợ khó đòi và nợ quá hạn

Một phần của tài liệu Giải pháp xây dựng và hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại NHNN & PTNT Nam Hà Nội (Trang 64 - 66)

Các món nợ của khách hàng ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của chi nhánh, cần phải có các giải pháp giảm những khoản nợ tốn đọng, nợ quá hạn. Đó là thường xuyên định kỳ tiến hành phân tích đánh giá những khoản nợ tồn đọng, quá hạn, tìm rõ nguyên nhân để có giải pháp thu hồi nợ cho phù hợp.

` Thực hiện các biện pháp thu hồi nợ quá hạn. Đối với các khoản nợ quá hạn bình thường, cán bộ tăng cường đôn đốc, thu hôi nợ kết hợp với việc kiểm tra tình hình xử dụng vốn, tình hình tài chính, tình hình tài sản đảm bảo. Đồng thời cần có biện pháp thích hợp để giúp đỡ khách hàng giải quyết khó khăn về tài chính, trả nợ ngân hàng, tạm hoãn thu lãi định kỳ các khoản nợ đã chuyển quá hạn do chậm trả một phần gốc hoặc lãi theo điều 22 Quy định 1627. Còn các khoản nợ khó đòi trên 6 tháng có nguy cơ rủi ro cần thực hiện việc đôn đốc thu hồi nợ qua nhiều bước, kiểm tra quy trách nhiệm.

` Thực hiện các biện pháp xử lý nợ thích hợp đối với từng khoản vay. Các biện pháp xử lý nợ theo quy định của ngân hàng cấp trên bao gồm:

+ Điều chỉnh kỳ hạn nợ : trường hợp khách hàng có nợ quá hạn hoặc không trả được nợ đến hạn do các khó khăn khách quan, nếu xác định lại kỳ hạn nợ, khách hàng có thể ổn định được sản xuất, trả được nợ thì ngân hàng có thể xem xét điều chỉnh lại kỳ hạn nợ.

+ Miễn giảm tiền vay đối với khách hàng bị tổn thất tài sản hình thành từ vốn vay do các nguyên nhân khách quan nhằm giảm bớt khó khăn về tài chính cho khách hàng có điều kiện lập lại quan hệ tín dụng bình thường. + Các khách hàng có nợ quá hạn do nguyên nhân bất khả kháng có khả năng trả nợ và cần vốn để khôi phục sản xuất kinh doanh, ngân hàng có thể xem xét tạm khoanh nợ cũ.

+ Các khách hàng vi phạm hợp đồng tín dụng tuỳ vào mức độ vi phạm ngân hàng có thể tam ngừng cho vay, chấm dứt cho vay hoặc khởi kiện trước pháp luật.

` Khai thác các tài sản đảm bảo nợ vay. Trước hết phải rà soát lại toàn bộ hồ sơ, thủ tục đảm bảo tiền vay của các khoản nợ quá hạn, từ đó có biện pháp bổ sung, hoàn chỉnh, đảm bảo hợp lệ, hợp pháp, đầy đủ để tạo điều kiện cho việc xử lý. Tiến hành các bước và biện pháp xử lý tài sản phù hợp với

thực trạng từng trường hợp cụ thể, trên cơ sở các quy định tại Nghị định 178 và các văn bản khác có kiên quan.

` Phối hợp với các ngành có liên quan, với cấp uỷ, với chính quyền địa phương để xử lý nợ khó đòi, nợ quá hạn.

Một phần của tài liệu Giải pháp xây dựng và hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại NHNN & PTNT Nam Hà Nội (Trang 64 - 66)