31 Nguồn: “Hà Nội năm 2010: Trung tâm Tài chính-Ngân hàng lớn” website Báo kinh tế hợp tác Việt Nam (14/09/2007)
3.2.2.3. Nâng cao chất lượng thẩm định dự án cho vay đối với DNNQD
Thẩm định dự án là khâu quan trọng có tính quyết định tới hiệu quả của toàn bộ quá trình cho vay. Một quy trình cho vay hoàn chỉnh phải gồm đủ 03 bước thẩm định điều kiện vay vốn, thẩm định rủi ro và tái thẩm định.
Công tác thẩm định dự án không chỉ giới hạn trong phạm vi một vấn đề mà nó gắn liền với nhiều hoạt động khác như pháp lý, môi trường hoạt động của ngành, môi trường vĩ mô của nền kinh tế, … Để nâng cao chất lượng thẩm định dự án thì bên cạnh sự hỗ trợ tích cực của các cơ quan có thẩm quyền thì cần có sự nỗ lực rất lớn từ bản thân ngân hàng. Các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng cho vay trung và dài hạn ngân hàng cần phải thực hiện đồng bộ và chính xác mới đảm bảo hạn chế rủi ro, tổn thất có thể xảy ra.
Đối với các dự án phức tạp thì ngân hàng phải đầu tư tài chính thuê thuê các chuyên gia thẩm định nhằm tránh tình trạng chấp nhận ngay kết quả kỹ thuật đã đưa đến
Hoàn thiện quy trình và phương pháp thẩm định
Trách nhiệm của ngân hàng là phải thường xuyên cập nhật, hoàn thiện quy trình và phương pháp thực hiện thẩm định sao cho vừa đảm bảo an toàn cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng vừa đảm bảo quyền lợi cho khách hàng.
Quy trình thẩm định phải đảm bảo đầy đủ và phù hợp giữa hồ sơ pháp lý, tài liệu về tình hình sản xuất kinh doanh, năng lực tài chính, hiệu quả dự án do khách hàng cung cấp với tình hình thực tế của họ.
Một khía cạnh quan trọng cần nói tới trong việc hoàn thiện phương pháp thẩm định đó là hoàn thiện phương pháp định giá tài sản bảo đảm. Để không định giá quá cao tài sản đảm bảo gây ra tổn thất cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng, nhưng cũng không đánh giá tài sản đảm bảo dưới giá trị của nó gây thiệt hại cho khách hàng của mình.
Hoàn thiện nội dung thẩm định
Nội dung thẩm định phải chi tiết nhằm giúp cho cán bộ tín dụng có cái nhìn toàn diện nhất về khách hàng cũng như dự án mà khách hàng có nhu cầu vay vốn. Nội dung thẩm định phải đi sâu vào việc thẩm định các thông số dự báo thị trường và doanh thu, thẩm định dòng ngân lưu của dự án, thẩm định chi phí sử dụng vốn, thẩm định các chỉ tiêu đánh giá dự án và quyết định đầu tư, thẩm định khả năng trả nợ và lãi vay.
Kết quả thẩm định phải bao gồm đầy đủ các kết quả về các mặt: _ Thẩm định khách hàng
_ Thẩm định cơ sở pháp lý của dự án _ Thẩm định sự cần thiết của dự án
_ Thẩm định phương diện thị trường và khả năng tiêu thụ
_ Thẩm định phương diện kỹ thuật: Quy mô; giải pháp thiết kế công trình; điều kiện hạ tầng kinh tế, môi trường
_ Thẩm định phương án địa điểm _ Thẩm định kế hoạch khai thác dự án
_ Thẩm định phương diện tổ chức sản xuất và quản lý _ Kết quả chấm điểm tín dụng