Khoai lang 262 511

Một phần của tài liệu Đề tài: "Một số phương hướng và giải pháp nhằm thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế tỉnh Bắc Kạn từ nay đến năm 2010". potx (Trang 44 - 49)

- Sắn 1.876 2.535 2.809

Với diện tích gieo trồng trên đây, sản lượng lương thực của tỉnh thu được là:

Bảng 2.7b: Sản lượng lương thực.

Đơn vị tính: Tấn

Năm 1997 1998 1999

Tổng sản lượng lương thực 81.939 84.964 89.001 1. Cây lúa 60.111 59.506 64.110 - Lúa đông xuân 12.843 15.472 18.308 - Lúa mùa 47.268 44.034 45.810 2. Màu lương thực 21.828 25.440 24.891 - Ngô 14.947 16.178 15.412 - Khoai lang 922 2.190 1.746 - Sắn 18.715 24.895 26.695

Nhìn chung tổng sản lượng lương thực và lương thực qui thóc của tỉnh có xu hướng tăng trên 3.000 tấn một năm, trong đó sản lượng lúa chiếm trên 70%. Cụ thể là năm 1999 cây lúa chiếm 72,03%, cây màu lương thực chỉ chiếm 27,97 %. Tính theo đơn vị hành chính thì Ba Bể là huyện có diện tích gieo trồng cây lương lớn nhất (7.651 ha) và cũng là huyện có tổng sản lương thực qui thóc lớn nhất (22.892 tấn), tiếp đó là các huyện Chợ Đồn, Na Rỳ, Bạch Thông, Chợ Mới, Ngân Sơn.

Năng suất cả năm: Tạ/ha.

Năm 1997 1998 1999

Toàn tỉnh 35,77 34,61 36,05

Năng suất lúa cả năm đạt trên 34 tạ/ha, nhưng nhìn chung vẫn thấp hơn mức năng suất trung bình của cả nước, năm 1999 cả nước đạt 41 tạ/ha thì Bắc Kạn mới chỉ đạt 36,05 tạ/ha.

+ Cây công nghiệp hàng năm chủ yếu là đỗ tương, lạc, vừng, thuốc lá, bông. Diện tích gieo trồng toàn tỉnh năm 1999 là 2.549 ha, trong đỗ tương chiếm 1.236 (48,48%), đạt sản lượng 1.039 tấn. Tổng sản lượng cây công nghiệp hàng năm có triển vọng gia tăng, năm 1998 đạt 16.669 tấn, năm 1999 tăng lên 21.720 tấn.

- Còn cây trồng lâu năm và các loại sản phẩm phụ trồng trọt khác đóng góp vào tổng giá trị trồng trọt không lớn, năm 1999 toàn tỉnh mới chỉ đạt 30.233 triệu đồng (chiếm 15,85% ).

* Ngành chăn nuôi:

Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi tăng không đáng kể, tổnggiá trị sản xuất chăn nuôi năm 1997 là 72.158 triệu đồng thì năm 1998 mới chỉ tăng lên: 73.759 triệu đồng và năm1999 là 75.252 triệu đồng. Trong đó giá trị sản xuất gia súc còn có xu hướng giảm, năm 1997 là 44.787 triệu đồng, năm 1998 giảm xuống còn 43.586 triệu đồng và năm 1999 là 43.095 triệu đồng.

b/ Sản xuất lâm nghiệp.

Bắc Kạn là một tỉnh miền núi vùng cao, cho nên lâm nghiệp là một ngành chiếm vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế của tỉnh. Tuy nhiên hiện nay ngành lâm nghiệp của tỉnh phát triển chưa tương xứng với tiềm năng và thế mạnh của mình.

Giá trị sản xuất lâm nghiệp có xu hướng tăng lên qua các năm, nhưng với qui mô còn nhỏ, năm 1997 đạt 74.258 triệu đồng, năm 1998 đạt 82.148 triệu đồng và năm 1999 đạt 86.776 triệu đồng. Trong đó chủ yếu là khai thác lâm sản như gỗ, củi và tre, nứa, luồng làm nguyên đan lát và làm giấy.

Bảng 2.8: Giá trị sản xuất lâm nghiệp

Đơn vị tính: Triệu đồng Năm 1997 1998 1999 Tổng 74.258 82.148 86.776 1. Trồng và nuôi rừng 15.008 21.242 27.643 2. Khai thác lâm sản 54.659 56.276 52.363 3. Thu nhặt lâm sản từ rừng 3.435 3.510 4.356 4. Dịch vụ lâm nghiệp 1.076 1.120 2.414

c/ Sản xuất thuỷ sản.

Giá trị sản xuất thuỷ sản còn rất nhỏ bé, chưa tương xứng với tiêm năng của một vùng hồ Ba Bể rộng lớn, năm 1997 mới chỉ đạt 2.079 triệu đồng, năm 1998: 2.215 triệu đồng, năm 1999: 2.314 triệu đồng.

3/ Tình hình sản xuất công nghiệp - XDCB.

* Sản xuất công nghiệp có vị trí quan trọng trong nền kinh tế của tỉnh Bắc Kạn với thế mạnh về rừng và tài nguyên khoáng sản. Mặc dù vậy công nghiệp của tỉnh vẫn chưa phát triển tương xướng, giá trị tổng sản phẩm ngành công nghiệp đóng góp vào GDP của tỉnh mới chỉ chiếm dưới 10% một năm (năm 1997 chiếm 9,60 %, năm 1998 chiếm 8,79 %, năm 1999 chiếm 9,91 %); tốc độ tăng trưởng công nghiệp - XDCB đạt được qua các năm khá khả quan. Vào năm 1997 tăng 57,44%, năm 1998 tăng 7,94%, năm 1999 tăng 15,32%. Đây là thời kỳ đầu cho phát triển công nghiệp , đặc biệt là sự tăng lên trong xây dựng cơ bản.

Về phương thức sản xuấtchủ yếu vẫn dựa vào phương thức thủ công, đặc biệt là trong các ngành khai thác, chế biến, dệt... Trình độcông nghệ vẫn còn hạn chế, qui mô sản xuất theo các cơ sở nhỏ, vốn đầu tư ít; cho nên các sản sản xuất ra chủ yếu là ở dạng sơ chế và chất lượng không cao. Vì vậy Bắc Kạn hầu như chưa có sản phẩm chính nào chiếm lĩnh thị trường trong nước và hướng tới xuất khẩu.

- Số cơ sở sản xuất công nghiệp do địa phương quản lý năm 1999 là 860 cơ sở, thu hút đến 2.879 lao động. Trong đó số cơ sở công nghiệp quốc doanh là 6, thu hút 657 lao động, số cơ sở ngoài quốc doanh là 854 cơ sở thu hút 2.222 lao động.

- Các ngành công nghiệp chủ của tỉnh chủ yếu là:

+ công nghiệp khai thác: Năm 1999 có 56 cơ sở hkai thac với tổng giá trị sản xuất là 4.058 triệu đồng. Trong đó chủ yếu là khai thác kim loại màu và khai thác đá, cát, sỏi...

+ Công nghiệp chế biến: Năm 1999 có 804 cơ sở, thu hút 2.463 lao động, đạt 30.834 triệu đồng. Trong đó chủ yếu lảan xuất thực phẩm đồ uống, công nghệ dệt, sản xuất trang phục, thuộc da, giả da, chế biến gỗ, sản xuất giấy, sản xuất bản in, sản xuất sản phẩm từ kim loại,sản xuất phương tiện vận tải, giường tủ bàn ghế...

+ Công nghiệp phân phối điện: Đây là ngành công nghiệp quốc doanh do Tổng Công ty Điện lực I quản lý. Tổng giá trị sản xuất phân phối điện có tăng lên qua các năm: năm 1998 đạt 1.019 triệu đồng, năm 1999 đạt 1.968 triệu đồng.

Bảng 2.9: Giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh BK (Theo giá cố định 1994) Đơn vị tính: Triệu đồng

Năm 1997 1998 1999 Ghi chú

Tổng 20.823 26.648 36.860

I. Công nghiệp khai thác 5.357 3.915 4.057,19 1. Khai thác quặng kim loại màu 4.119 2.432 1.870 2. Khai thác đá cát sỏi 1.238 1.519 2.187,19 II. Công nghiệp chế biến 15.466 21.678 30.834,81 1. Sản xuất thực phẩm đồ uống 1.989 2.061 2.161,93 2. Công nghiệp dệt 48 32,67 39,52 3. Sản xuất trang phục 806 1.498 1.510,3 4.Thuộc da - giả da - 50 45,19 5. Sản xuất các sản phẩm từ gỗ, tre, nứa 214 5.201,45 11.365,14 6. Sản xuất giấy 4.781 4.169 4.814 7. Xuất bản in 39 193,84 1.384,5 8. Sản xuất sản phẩm từ phi kim loại 3.178 4.130 4.795 9. Sản xuất sản phẩm từ kim loại 110 312,2 414,39 10. Sản xuất phương tiện vận tải 166 120 40,84 11. Sản xuất giường, tủ, bàn ghế 4.135 3.991 4.264 III. Sản xuất phân phối điện, nước. - 1.019 1.968

Nguồn Niên giám thống kê tỉnh Bắc Kạn 1999

Qua bảng số liệu trên đây ta thấy giá trị sản xuất của công nghiệp chế biến có tốc độ tăng khá nhanh, năm 1997 mới chỉ đạt 15.466 triệu đồng, đến năm 1999 đã tăng gấp đôi: 30.834 triệu đồng. Trong đó sản xuất chế biến các sản phẩm từ gỗ, tre, nứa tăng nhanh, năm 1999đạt 11.365 triệu đồng tăng gấp hơn hai lần so với năm 1998

* Xây dựng cơ bản (XDCB)

Trong những năm qua Bắc Kạn tập trung vào xây dựng cơ sở hạ tầng, do đó nguồn vốn giành cho XDCB liên tục tăng qua các năm, năm 1997 là 122.217 triệu đồng, năm 1998 tăng lên 167.322 triệu đồng, năm 1999 là 223.960 triệu đồng. Trong đó được phân theo: vốn của Trung ương và vốn của địa phương như sau:

(Đơn vị: Triệu đồng)

Năm 1997 1998 1999

Tổng 122.217 167.322 223.960

Trung ương 19.670 19.355 36.444

ở địa phương, nguồn vốn huy động chủ yếu từ vốn ngân sách (do Trung ương là chính: 90.547 triệu đồng, chiếm 47,97% năm 1999), ngoài ra còn huy động từ các nguồn vốn tín dụng và các nguồn khác. Nguồn vốn từ các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế ngoài quốc doanh và đặc biệt là từ nhân dân thì trong những năm qua Bắc Kạn chưa tận dụng khai thác và huy động được.

Xây dựng cơ bản chủ yếu tập trung vào xây dựng cơ sở hạ tầng kĩ thuật như giao thông, thuỷ lợi, đường điện, xây dựng trường học, xây dựng các đơn vị hành chính từ tỉnh đến các xã và cơ quan, đoàn thể...

4/ Các ngành dịch vụ, thương mại, du lịch :

Ngành dịch vụ đã có bước phát triển khá, đáp ứng được nhu cầu thiết yếu trong tỉnh; năm 1999 giá trị ngành này đã đóng góp 29,93% vào GDP của tỉnh, thu hút được 2.365 hộ kinh doanh về thương nghiệp và dịch vụ. Số hộ có đăng ký kinh doanh về ngành dịch vụ tăng lên qua các năm : 1997 là 1198 hộ; 1998 là 1552 hộ; 1999 là 1655 hộ.

Về thương mại hiện còn 1 đơn vị thương nghiệp quốc doanh, ngoài chức năng kinh doanh còn có nhiệm vụ cung ứng các mặt hàng chính sách cho đồng bào các dân tộc. Do mức sôngs thấp, thị trường lại chưa phát triển, đồng bào các dân tộc chủ yếu là tự túc, tự cấp cho nên sức mua của tỉnh còn nhiều hạn chế, tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ xã hội năm 1999 mới chỉ đạt 272.983 triệu đồng, trong đó chủ yếu là do 2 thành phần kinh tế đóng góp là kinh tế nhà nước và kinh tế tư nhân

Trong đó các ngành dịch vụ Bắc Kạn có điều kiện phát triển du lịch. Du lịch hồ Ba Bể, một hình thức du lịch sinh thái sẽ thu hút lượng khách đến Bắc Kạn nhiều hơn. Tổ chức hợp lý các tua du lịch nội tỉnh kết hợp với các tuyền du lịch của vùng sẽ tạo được nguồn thu đáng kể từ hoạt động này.

Bảng 2.10: Tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ xã hội:

Đơn vị tính: Triệu đồng

Năm 1997 1998 1999

Tổng số : 190.905 228.030 272.983

- Kinh tế quốc doanh 37.100 54.060 56.927

5. Các lĩnh vực văn hoá - xã hội như: Văn hoá, giáo dục, y tế, thể dục thể thao, phát thanh truyền hình, bưu chính viễn thông... Tuy còn nhiều khó khăn thao, phát thanh truyền hình, bưu chính viễn thông... Tuy còn nhiều khó khăn nhưng đã được cải thiện hơn trước.

- Về giáo dục : Tỉnh đã xây dựng trường cấp I, II ở 122 trung tâm xã, phường, thị trấn, có 7 trường cấp III ở 6 huyện và thị xã. Ngoài ra tỉnh còn xây dựng thêm hệ thống trường Dân tộc nội trú : 01 trường cấp III ở tỉnh và 4 trường cấp II ở các huyện, nâng tổng số trường học trong toàn tỉnh lên 192 trường.

- Về Y tế : Tỉnh đã xây dựng Bệnh viện đa khoa tỉnh và các trung tâm y tế ở các huyện và thị xã, từng bước nâng cao trang thiết bị y tế phục vụ sức khoẻ cho nhân dân. Tổng số Y Bác sĩ năm 1999 toàn tỉnh là : 546 người, số y bác sĩ /1 vạn dân đạt 19,73 người; hệ thống bệnh viện, trạm xá xã trong toàn tỉnh đã phục vụ cho 259.181 lượt người khám bệnh / năm, điều trị nội trú 34.502 người/năm; đưa số trẻ dưới 1 tuổi đi tiêm chủng là 4.636 em trong tổng số 5025 em, cho uống vắc xin trẻ em dưới 5 tuổi là 28.128 cháu trong tổng số 28.403 cháu; cho uống Vitamin từ 6 - 60 tháng tuổi là 20.531 cháu trong tổng số 24.473 cháu.

- Về Văn hoá : Tỉnh đã phát hành 716.000 cuốn sách các loại, 1822.285 bản báo, tạp chí trong năm 1999 và tổ chức chiếu bóng VIDEO 2.134 buổi để nâng cao về mặt tinh thần cho nhân dân.

Một phần của tài liệu Đề tài: "Một số phương hướng và giải pháp nhằm thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế tỉnh Bắc Kạn từ nay đến năm 2010". potx (Trang 44 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)