.1 Các giải pháp nhằm đổi mới và hoàn thiện quy trình mua hàng

Một phần của tài liệu Đề tài “ Nâng cao chất lư¬ợng công tác quản trị mua hàng” pot (Trang 69 - 80)

của công ty.

Giải pháp 1: Đổi mới và hoàn thiện việc xác định nhu cầu mua hàng.

- Đổi mới và hoàn thiện phương pháp xác định khối lượng hàng hoá mua vào

Công ty phải xác định khối lượng mua vào dựa trên mức bán ra, kế hoạch bán ra là cơ sở để xây dựng kế hoạch mua vào. Việc xây dựng kế hoạch bán ra công ty phải đi nghiên cứu nhu cầu thị trường. Để xác định được nhu cầu thị trường công ty cần quan tâm đến các vấn đề :

+ Công tác nghiên cứu thị trường tại công ty phải đi liền với việc tiêu thụ hàng hoá. Thông qua việc nghiên cứu thị trường công ty phải thấy được mình nên kinh doanh mặt hàng nào, mặt hàng nào đang kinh doanh trên thị trường mà nhu cầu không có hoặc rất ít, số lượng hàng hoá nên kinh doanh là bao nhiêu, chất lượng chủng loại hàng hoá là như thế nào.

+ Việc nghiên cứu nhu cầu thị trường nên tập trung sự phân bố của mặt hàng theo kết cấu địa lý, sự phân bố của dân cư và nhu cầu tiêu dùng của người dân. Với vị trí địa lý rất thuận lợi nằm ngay trung tâm thủ đô Hà Nội nên khách hàng của công ty chủ yếu là tầng lớp trí thức và những người có thu nhập và nhu cầu tiêu dùng của người dân. Với vị trí địa lý rất thuận lợi nằm ngay trung tâm thủ đô Hà Nội người của công ty là tầng lớp trí thức những người có thu nhập ổn định và nhu cầu tiêu dùng khá cao. Cho nên với những đặc điểm của khách hàng này thì yêu cầu chất lượng của họ là khá cao, hàng mua phải đảm

bảo chất lượng vì hàng mà nếu sai lệch về chất lượng dù rất nhỏ xong cũng rất dễ làm mất lòng khách và dẫn tới tình trạng mất khách đây là tập khách hàng rất khó tính.

+ Nghiên cứu thị trường phải chỉ ra được vào những thời điểm nào trong năm thì người tiêu dùng có nhu cầu tiêu dùng lớn đối với mặt hàng nào để từ đó giúp cho công ty trong việc chuẩn bị hàng hoá phục vụ cho thị trường một cách tốt nhất vào các dịp trọng điểm trong năm khắc phục tình trạng thiếu hụt hoặc dư thừa hàng hoá quá lớn làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty. Ví dụ đối với ngày tết thì nhu cầu tiêu dùng về bánh kẹo là rất lớn, mức độ tiêu thụ mặt hàng này trong khoảng thời gian tết rất nhanh và cao. Đây là thời điũm mà công ty nên chuẩn bị hoạt động kinh doanh của mình

Đối với bách hoá số 5 Nam Bộ kinh doanh chủ yếu mặt hàng tiêu dùng nên xác định thời điểm quý I là lúc mà nhu cầu về hàng hoá là đặc biệt là lương thực thực phẩm là rất lớn và từ đó công ty phải có chính sách mặt hàng dự trữ hàng hoá hợp lý để đảm bảo có đủ hàng để bán.

+ Ngoài ra công ty cũng cần nghiên cứu nhu cầu của khách hàng thông qua việc nghiên cứu tâm lý của khách hàng để phân loai khách hàng theo các chỉ tiêu kinh tế và xã hội học.

Thông qua việc nghiên cứu thị trường và khách hàng công ty thấy được những nguyên nhân kết quả và chủ quan ảnh hưởng đến sự tăng, giảm doanh thu của doanh nghiệp trong thời gian qua có được một trong những căn cứ để tiến hành dự báo mức sản phẩm mua vào và lập kế hoạch mua cho thời gian tới.

- Xây dựng phương pháp xác định chất lượng và chủng loại:

+ Chất lượng hàng hoá được xác định qua mức độ hài lòng cùa người tiêu dùng về mặt hàng đó nên công ty tập trung nghiên cứu về sự thoả mãn nhu cầu của người tiêu dùng đặc biệt là đối với mặt hàng thời trang. Đây là mặt hàn mà mẫu mã chất lượng thay đổi thường xuyên và nhanh chóng.

Trước mắt công ty cần tập trung nghiên cứu nhu cầu tiêu dùng đối với ngành hàng quần áo. Ngày nay do cuộc sống ngày càng nâng cao nhu cầu làm

đẹp của người dân nhất là chị em phụ nữ là rất lớn. Mặt hàng quần áo thời trang là mặt hàng thu hút sự quan tâm của phái nữ nhiều nhất. Người tiêu dùng rất thích mua ở siêu thị kể cả quần áo thời trang mặc dù ở shop có rất nhiều hàng đẹp. Nhưng họ quan niệm trong siêu thị hàng hoá đặc biệt chất lượng không có hiện tượng hạ giá nên mặc dù giá của siêu thị đắt hơn là vào shop nhưng họ vẫn muốn vào siêu thị mua. Tuy nhiên mặt hàng này ở siêu thị thường là mặt hàng tồn tại của quý trước thậm chí là năm trước nên hàng đã bị lỗi mốt, lạc hậu. Do đó công ty nên tập trung cải tiến lại cách thức kinh doanh của mình để tận dụng được ưu thế đó.

Giải pháp 2:Củng cố và hoàn thiện hệ thống các nhà cung cấp

- Đối với các nhà cung cấp truyền thống cũ :

+ Nếu nhà cung cấp vẫn thoã mãn nhu cầu của công ty ví dụ như mặt hàng đồ hộp hay hải sản của công ty cổ phần đồ hộp Hạ Long, mặt hàng bánh kẹo của công ty bánh kẹo Hải Châu, Hữu Nghị, Kinh Đô … Đây là những mặt hàng mà công ty có mối quan hệ làm ăn từ lâu, các nhà cung cấp này trở thành nhà cung cấp truyền thống của công ty, họ vẫn làm hài lòng công ty thì công ty nên tập trung mua hàng của những nhà cung cấp đó. Những nhà cung cấp này sẽ đáp ứng kịp thời cho công ty kịp thời gian đúng về chất lượng số lượng mà công ty yêu cầu

Tuy nhiên đối với họ công ty luôn có sự kiểm tra giám sát chặt chẽ xem liệu số lượng hàng hoá giá cả của họ so với các nhà cung cấp khác có sự khác biệt nào không. Công tác kiểm tra, kiểm soát được diễn ra trong tất cả các khâu của quá trình mua hàng. Nếu không có sự xác nhận của phòng kiểm tra chất lượng thì hàng hóa sẽ không được nhập vào kho và phòng tài vụ sẽ không được phép thanh toán mặt hàng đó. Những người có trách nhiệm luôn đôn đốc, theo dõi, kiểm tra công tác mua hàng.

Hàng tháng, hàng qúy, hàng năm công ty đều có các cuộc họp để đánh giá kết quả mua hàng. Việc đánh giá này dựa trên nguyên tắc việc mua hàng của công ty có đảm bảo đầy đủ kịp thời với chất lượng cao và chi phí thấp nhất không...

Sau mỗi lần mua hàng công ty thường đánh giá kết quả mua hàng. Nếu hàng mua về đảm bảo đúng về tất cả các mục tiêu mà công ty đã đề ra như về số lượng, chất lượng, mẫu mã, chủng loại.. .. tức là nhà cung cấp đã đáp ứng đầy đủ nhu cầu về mục tiêu mà công ty đề ra thì công ty vẫn tiếp tục đặt hàngcủa nhà cung cấp đó. Còn nếu hàng hóa mua về có sai sót nếu như là khách quan thì công ty sẽ cùng với nhà cung cấp tìm ra các giải pháp để khắc phục, hạn chế rủi ro và thiệt hại đến mức thấp nhất, nhưng nếu như đó là lỗi của nhà cung cấp thì công ty sẽ tìm và lựa chọn nhà cung cấp khác. Trên thực tế công tác mua hàng được thực hiện đầy đủ, kịp thời theo yêu cầu của bán hàng, ít để gây ra tình trạng thiếu hụt hàng hóa để bán. Chi phí mua hàng đối với những hàng hóa trong nước đã phần lớn đảm bảo ở mức thấp nhất nhưng những hàng hóa nhập công ty vẫn phải mua với giá cao. Trong năm qua công ty đã thực hiện mua hàng nội địa nhiều. Hàng năm công ty nên tổ chức bình chọn những nhà cung cấp khác có sự khác biệt nào không. Hàng năm công ty nên tổ chức bình chọn những nhà cung cấp của minh xem liệu có cần thay các nhà cung cấp khác hay không hay vẫn tiếp tục mua của các nhà cung cấp cũ với những nhà cung cấp mới công ty nên mua với số lượng ít để phòng ngừa rủi ro

+ Đối với nhà cung cấp chưa thực sự đáp ứng nhu cầu mua hàng của công ty : Ví dụ như mặt hàng túi sách của công ty TNHH Ladoda trong năm vừa qua một khách hàng mua túi sách của công ty với giá trị khá lớn nhưng chỉ được ba tháng trên bề mặt xuất hiện những vết nổ li ti hay như công ty bánh keọ Trang An là công ty mà khả năng cung cấp hàng hoá đảm bảo đúng thời gian rất kém rất nhiều lần công ty phải thúc giục nhà cung cấp mang hàng đến. ..

Đối với nhà cung cấp này

. Nếu công ty vẫn tiếp tục mua hàng người của họ thì mỗi lần đặt hàng nên tổ chức thương lượng lại. Đưa ra những yêu cầu khắt khe hơn và các điều khoản xử lý nếu vi phạm hợp đồng chặt chẽ hơn.

. Còn nếu không tiếp tục mua hàng nữa công ty có thể bỏ đi để thay thế nhà cung cấp khác. Việc cung cấp các nhà cung cấp khác hiện nay rất đơn giản vì

với mỗi mật hàng bên cạnh nhà cung cấp đã có từ trước thì vẫn xuất hiện nhà cung cấp mới.

- Các nhà cung cấp mới gồm có: + Mặt hàng mới

+ Mặt hàng cũ nhưng nhà cung cấp mơí thì công ty tiến hành tìm thông qua báo chí, qua ban bè và các phương tiên thông tin đại chúng cũng có khi tự các nhà cung cấp tự tìm đến...

Sau khi nghiên cứu tìm ra các nhà cung cấp mới bằng cách thức trên công ty nên đưa ra các tiêu thức để lựa chọn, xây dựng hàng loạt các tiêu chuẩn khác để có quyết định lựa chọn. Các tiêu chuẩn mà công ty có thể đưa ra là:

. Tình hình tài chính của các nhà cung cấp mới

. Mức độ tín nhiệm của nhà cung cấp mới, kết quả giao hàng của họ trong những lần gần đây nhất là đối với công ty và đối với các bạn hàng khác (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

. Giá cả : phai hợp lý theo giá thị trường và phải hai bên cùng có lợi . Chất lượng hàng hoá mẫu mã và bao bì

. Vị trí địa lý của nhà cung cấp ẩnh hưởng đến khả năng giao hàng

. Sự thích ứng của nhà cung cấp vơí sự biến động của thị trường nói chung và những đòi hỏi của công ty

. Những ưu đãi mà nhà cung cấp dánh cho công ty . Các dịch vụ đi kèm sau bán hàng.

Công ty nên tăng cường tạo lập mối quan hệ với các nhà cung cấp mới, từ đó tìm ra các nhà cung cấp tối ưu có thể cung cấp hàng hóa cho công ty với chất lượng cao giá cả hợp lý, hợp thời về mặt thời gian. Với sự phát triển của khoa học và công nghệ thì ngày nay rất nhiều loại hàng hoá ra đời, có thể thay thế hàng hoá cũ mà giá cả mẫu mã chất lượng lại tốt hơn, đẹp hơn. Công ty nên cố gắng tìm những sản phẩm mới có khả năng thay thế có thay thế để có lợi nhất cho công ty và người tiêu dùng. Để làm được điều đó thì ngoài việc nghiên cứu nhu cầu của con người công ty nên có mối quan hệ tốt với nhà cung cấp bởi không chỉ công ty mới quan tâm tới nhà tiêu dùng mà ngay bản

thân của các nhà cung cấp cũng rất quan tâm đế n vấn đề này họ rất nhậy cảm với nhu cầu mới xuất hiện dặc biệt là các nhà cung cấp tiềm năng, mỗi mặt hàng mới xuất hiện bên cạnh những nhà cung cấp mới thì xuất hiện những nhà cung cấp mới. Họ thường đến các doanh nghiệp thương mại để chào hàng. Nên nếu quan tâm công ty thường nắm bắt được nhu cầu thị trường và được các nhà cung cấp ưu ái hơn trong mua hàng.

- Duy trì và phát triển mối quan hệ với các nhà cung cấp. Để làm điều đó thì trước hết công ty phải thanh toán đúng hẹn, có phương thức thanh toán hợp lí, thuận tiện cho bên bán đảm bảo giữ uy tín với bên bán.

+ Vào các dịp lễ Tết công ty nên có quà tặng các nhà cung cấp đặc biệt là các nhà cung cấp có uy tín và có mối quan hệ làm ăn lâu dài với công ty.. .. ..

Giải pháp 3: Nâng cao chất lượng va hiệu quả công tác thương lượng và đặt hàng.

- Nâng cao tính chủ động trong công tác thương lượng và đặt hàng bằng cách:

+ Trước khi đặt hàng công ty nên tiến hành thương lượng. Với mỗi mặt hàng khi cần mua nhân viên mua hàng nên tìm đến nhà cung cấp để thương lượng các điều khoản liên quan đến mua hàng. Vì thị trường là luôn luôn biến động, giá cả, mẫu mã, chất lượng, nhu cầu cũng biến đổi từng ngày. Ngày nay khoa học kĩ thuật phát triển con người luôn tìm cách để cải tíên, nâng cao mẫu mã chất lượng hàng hoá, cùng một sản phẩm ngày mai sẽ khác ngày hôm qua cho nên mỗi nhân viên mua hàng trước khi đặt hàng tìm đến nhà cung cấp để xem xét hàng hoá và thương lượng sẽ có thể thu được lợi ích từ công tác này.

Nếu nhân viên mua hàng không thương lượng trước khi đặt hàng mà chỉ đặt hàng qua điửn thoại hoặc đơn đặt hàng đối với mặt hàng mình đang kinh doanh mà hết thì công ty có thể nhận phải hàng kém phẩm chất, mẫu mã lạc hậu hay thời gian sử dụng sắp hết hạn. ... Ví dụ như mặt hàng sữa tưiI cô gaí Hà Lan mới nhập về tháng 5 năm 2003 thì đến giữa tháng 6 năm 2003 đã hết hạn sử dụng. Điều đó làm cho nếu mặt hàng đó công ty kinh doanh chậm mà

để quá hạn sử dụng thì công ty sẽ phải bỏ đi, điều đó làm ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty.

+ Trước khi thương lượng công ty cần phải tìm hiểu nhà cung cấp về các mặt liên quan đến mặt hàng mà mình định mua như giá cả, điều kiện thanh toán, thời gian, địa điúm giao nhận hàng.. .. Ngoài ra công ty cần chủ động chuẩn bị các yêu cầu và điều kiện đặt ra đối với mua hàng ví dụ như điều kiện về thời gian sản xuất, điều kiện về mẫu mã, bao bì, chủng loại... vì nhiều mặt hàng cùng là một chủng loại nhưng có rất nhiều mẫu mã khác nhau.

- Nâng cao nhận thức, trình độ của nhà quản trị và nhân viên mua hàng. + Thay đổi nhận thức của bản thân nhà quản trị mua hàng và nhân viên mua hàng. Nhân viên phụ trách khâu mua hàng chỉ quan tâm đến vấn đề có đủ hàng để bán, cứ hết hàng là họ lại gọi điện đến nhà cung cấp để đặt hàng. Họ đặt niềm tin vào các nhà cung cấp cho nên với mặt hàng đang kinh doanh họ không nghĩ đến chuyện thương lượng. Họ nghĩ đơn giản là với mối quan hệ làm ăn sẵn có nếu hàng hoá có thay đổi về giá cả, chất lượng thì các nhà cung cấp sẽ tự động thông báo đến cho công ty. Do đó công tác thương lượng nhà quản trị mua hàng cũng không nhận thức rõ vai trò của công tác này nên họ đã không tận dụng được ưu thế của mình trong vai trò là khách hàng. Công ty nên thay đổi nhận thức trước tiên là của nhà quản trị mua hàng rồi đến các nhân viên phụ trách mua hàng.

+ Nâng cao trình độ của nhân viên mua hàng: nhiều nhân viên mua hàng của công ty chỉ mới tốt nghiệp phổ thông, công ty nên tổ chức đào tạo và đào tạo lại về kiến thức, kinh nghiêm để dảm bảo chất lượng đội ngũ nhân viên mua hàng bằng cách cử nhân viên đi học lớp bồi dưỡng ngắn hạn, đào tạo huấn luyện nội bộ ngay tại chỗ, sử dụng công nghệ mới... .

+ Rèn luyện về kỹ năng mua hàng: quá trình mua hàng rất cần kỹ năng nói, thuyết phục... Trong quá trình đàm phán và thương lượng giữa nhân viên mua hàng và nhà cung cấp nếu nhân viên mua hàng mà có khả năng thuyết phục thì

Một phần của tài liệu Đề tài “ Nâng cao chất lư¬ợng công tác quản trị mua hàng” pot (Trang 69 - 80)