Về bệnh kèm:

Một phần của tài liệu Bệnh án Hậu phẫu ngày thứ nhất sau mổ kết hợp xương gãy Weber B chân T môn chấn thương chỉnh hình (Trang 32 - 36)

- Ure niệu bình thường, Creatinin 47.5 (53100)

b. Về bệnh kèm:

- Nhiễm trùng tiểu:

BN nữ 52 tuổi tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu đục. Xét nghiệm nước tiểu thấy Leukocytes tăng cao, nitrit (+), Ery tăng nên em nghi ngờ có sự hiện diện của vi khuẩn. Sau khi nuôi cấy, tìm thấy E.Coli nên chẩn đoán nhiễm trùng tiểu đã rõ trên bệnh nhân này.

- Tăng huyết áp:

Bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp phát hiện và điều trị bằng Amplodipine 5mg 3v/ngày đến nay là 6 năm, tuy niên sử dụng thuốc không tuân thủ điều trị. Huyết áp ghi nhận lúc vào viện và tại khoa ngoại CT là 150/80mmHg, ghi nhận tại thời điểm thăm khám là 130/80mmHg (do BN đã đáp ứng thuốc). Vì vậy chẩn đoán tăng huyết áp đã rõ.

- Đái tháo đường:

BN có tiền sử đái tháo đường cách đây 3 năm. Điều trị thường xuyên với Metformin, tuy nhiên BN không thương xuyên sử dụng thuốc đều đặn, tự ý ngưng sử dùng thuốc 4 ngày trước chấn thương. Xét nghiệm nước tiểu thấy glucose niệu tăng (31/3/2021), sau đó được chỉ định thuốc và xét nghiệm lại vào ngày 02/04/2021 thấy glucose niệu giảm đáng kể. Vì vậy em nghi ngờ đường huyết bệnh nhân tăng do tự ý ngưng thuốc. Em để nghị làm glucose máu để theo dõi và lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp với chấn thương hiện tại.

Mặc khác, lượng glucose niệu tăng tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển (E.coli). E.coli là vi khuẩn kị khí có khả năng chuyển hóa đường thành acid lactic, nên em nghi ngờ nguyên nhân gây nhiễm trùng tiết niệu trên bệnh nhân này do đái tháo đường.

Ngoài ra, ba yếu tố của bệnh tiểu đường có thể làm tăng huyết áp:

• Làm giảm khả năng co dãn của mạch máu.

• Tăng lượng máu lưu thông trong cơ thể.

• Thay đổi cách cơ thể quản lý insulin.

– Người bệnh tiểu đường có đường huyết tăng cao làm giảm dưỡng chất Nitric oxide (NO) trong hệ động mạch, khiến mạch máu bị tổn thương, thu hẹp lại. Về lâu dài, đái tháo đường sẽ gây xơ vữa thành động mạch dẫn tới tình trạng huyết áp tăng cao.

– Người bệnh tiểu đường có biến chứng thận sẽ tiết ra hormone renin làm tăng huyết áp, khả năng lọc máu giảm, lượng máu tăng dẫn đến huyết áp tăng cao.

- Sỏi thận T:

BN không có triệu chứng trên lâm sàng. Qua siêu âm phát hiện tình cờ sỏi thận T 8mm. Đây là sỏi có kích thước nhỏ chưa gây đau hay tắc nghẽn gây nên nhiễm trùng. Tuy nhiên cần theo dõi Sỏi thận T trên BN này.

Một phần của tài liệu Bệnh án Hậu phẫu ngày thứ nhất sau mổ kết hợp xương gãy Weber B chân T môn chấn thương chỉnh hình (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (PPTX)

(45 trang)