KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng nguồn nhân lực ngành công nghiệp xây dựng Việt Nam giai đoạn 2012 đến quý I năm 2014 (Trang 28 - 30)

1. KẾT LUẬN

Nguồn nhân lực là rất quan trọng đối với một quốc gia nói chung doanh nghiệp nói riêng. Mặc dù nguồn nhân lực Việt Nam hiện nay dồi dao nhưng về mặt chất lượng còn thấp, đặc biệt chịu sự ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng và lạm phát kinh tế những năm qua. Qua phân tích nguồn nhân lực trong ngành công nghiệp xây dựng cho thấy nhân lực trong ngành vẫn còn hạn chế về số lượng lẫn về chất lượng. Cả nước có khoảng hơn 10 triệu lao động, con số này khá nhỏ so với các ngành còn lại, trong khi công nghiệp xây dựng được xem là ngành chủ lực của nước ta trong tương lai. Lao động trong ngành vẫn còn yếu kém về trình độ chuyên môn, tay nghề kém, vẫn còn hạn chế khá nhiều về lao động có trình độ cao dân tới việc lao động kém hiệu quả, công tác quản lý sử dụng lao động còn chưa hợp lý, năng suất lao động thua xa các nước trong khu vực và trên thế giới. Mức tăng trưởng của ngành đều tăng mỗi năm nhưng chưa nhanh chưa tương xứng với kỳ vọng đặt ra, tỷ lệ lao động trong ngành chiếm chưa cao và tăng chậm qua các năm. Bên cạnh những hạn chế đó, lao động trong ngành công nghiệp xây dựng rất cần cù, siêng năng và ham học hỏi.

Qua việc phân tích và đánh giá, tác giả đề ra một số giải pháp nâng cao chất lượng nhân lực trong ngành công nghiệp xây dựng trong thời gian tới. Chú trong đến công tác đào tạo nhân lực, đầu tư vào các trường đại học, cao đẳng, trung cấp, dạy nghề để có được nguồn nhân lực chất lượng cao, bên cạnh đó Nhà nước cần đầu tư, chú trọng nhiều hơn về công tác đào tạo, khuyến khích cho các trường đào tạo nhân lực chất lượng cao. Phân công bố trí nhân sự hợp lý hơn. Tăng sức hút của ngành bằng việc tăng lương, phúc lợi cho lao động.

2. KIẾN NGHỊ

Với những giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành công nghiệp xây dựng, và để nâng cao hơn nữa chất lượng nguồn nhân lực, tác giả đề xuất một số kiến nghị đối với nhà nước, đối với ngành và người lao động.

Thứ nhất, Nhà nước cần tăng cường nguồn tài chính hỗ trợ thực hiện công tác nâng cao trình độ, tay nghề cho người lao động, hoạch định cụ thể và triển

khai chương trình thu hút và đào tạo nhân lực trong ngành công nghiệp xây dựng để xây dựng được đội ngũ cán bộ quản lý, điều hành có chất lượng đáp ứng yêu cầu hội nhập. Cần có những chính sách khuyến khích các trường đào tạo nhân lực cho ngành, tạo điều kiện thuận lợi cho các trường có thể liên kết với các trung tâm đào tao nước ngoài. Phát triển quy hoạch các khu công nghiệp hợp lý từ đó giảm áp lực dân số.

Thứ hai, trước tiên ngành cần có chính sách đãi ngộ thõa đáng dành cho nhân tài. Các doanh nghiệp cần có chính sách tiền lương, tiền thưởng phù hợp để góp phần bảo đảm cuộc sống của người lao động. Những doanh nghiệp có tiềm lực tài chính mạnh cần chủ động, tích cực xây dựng nhà ở cho công nhân. Thực hiện phương châm "Nhà nước, doanh nghiệp và người lao động" cùng đầu tư đào tạo để việc học nghề, đào tạo nghề đa dạng hơn, có trách nhiệm cao hơn trong việc học nghề, đào tạo nghề và sử dụng lao động. Cách nghĩ, cách nhìn nhận của các nhà quản trị, của Chủ doanh nghiệp phải đổi mới: "Quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp" là người lao động, từ đó có cách ứng xử với người lao động có văn hoá và lòng nhân. Ngoài ra cần có các chính sách hỗ trợ để kích thích công nhân tự nâng cao tay nghề như Chế độ tiền lương, tiền thưởng vượt định mức phải thiết kế công bằng và hợp lý phù hợp với sự đóng góp của công nhân viên. Các doanh nghiệp nghiên cứu đưa ra chính sách lương khuyến khích lao động, để kích thích mạnh mẽ việc nâng cao chất lượng và năng suất lao động của từng cá nhân. Các doanh nghiệp thiết lập một chính sách khen thưởng mang tính chất động viên kích thích người lao động. được nguyên phụ liệu, thời gian và vẫn đáp ứng yêu cầu kỹ thuật... Nâng cao chất lượng đối với khâu tuyển dụng đầu vào.

Thứ ba, lao động cần trau dồi kiến thức khi làm việc, chủ động nâng cao tay nghề. Mặt khác, cần có tác phong công nghiệp, tính kỉ luật trong công việc. Lao động cần tuân thủ theo quy định của doanh nghiệp, làm tốt nhiệm vụ của mình. Ngoài ra cần có cách cư xử tốt khi tiếp xúc với đồng nghiệp để tạo một bầu không khí thân thiện.

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng nguồn nhân lực ngành công nghiệp xây dựng Việt Nam giai đoạn 2012 đến quý I năm 2014 (Trang 28 - 30)