II. Các giải pháp cụ thể nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của Công ty cung
1. Phát triển và mở rộng thị trường
1.1. Nghiên cứu lựa chọn thị trường.
Việc xuất khẩu của Công ty sang các thị trường truyền thống doanh thu còn thấp so với khả năng sản xuất của công ty cho nên trong thời gian tới Công ty cần đầu tư hơn nữa vào nghiên cứu để lựa chọn và mở rộng thị trường xuất khẩu mới. Từ đó có chiến lược xuất khẩu phù hợp, đem lại hiệu quả cao.
Vậy nên, Công ty cần mạnh dạn nghiên cứu để tiếp cận trực tiếp các thị trường này. Công ty có thể thu thập thông tin về thị trường thông qua các cơ quan xúc tiến thương mại của Việt Nam tại nước sở tại hoặc tham gia hội chợ triển lãm để có điều kiện tiếp xúc với các thương nhân nước ngoài, tìm kiếm bạn hàng, đối
tác làm ăn. Đặc biệt, Hiệp định thương mại Việt - Mỹ vừa được thông qua ngày 4/10/2001 là một cơ hội rất lớn để Công ty thâm nhập vào thị trường Mỹ.
Năm 2002, kim ngạch xuất khẩu dưa chuột của Công ty luôn tăng mạnh và chiếm một tỷ trọng khá ổn định (khoảng 25%) trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Do vậy có thể coi đây là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Công ty. Thị trường của mặt hàng này tập trung phần lớn ở các nước, Nga và Mông Cổ, Công ty cần tập trung nguồn lực để duy trì, củng cố các thị trường như xuất khẩu lao động sang Đài Loan, Nhật Bản… Ngoài ra, Công ty nên có kế hoạch nghiên cứu, tìm hiểu thêm thị trường khác. Ngày 8/10/2003 Việt Nam và Hoa Kỳ đã ký Hiệp Định vận tải hàng không chuyên chở khách và hàng hoá. Đây là thuận lợi công ty Cung ứng Dịch Vụ Hàng Không cần khai thác để xuất khẩu những mặt hàng nhẹ thuận tiện chuyên chở bằng máy bay.
1.2. Sử dụng các chính sách Marketing thích hợp.
Sau khi lựa chọn được các thị trường trọng điểm, Công ty cần phải chú ý đến các hoạt động marketing để thâm nhập vào thị trường đó. Việc sử dụng các công cụ marketing (giá cả, sản phẩm, phân phối, xúc tiến) phải thích hợp với đặc điểm của mỗi thị trường để đạt hiệu quả cao.
Trong xuất khẩu nhân tố chất lượng phải được đặt lên hàng đầu. Để có chất lượng sản phẩm cao đáp ứng nhu cầu xuất khẩu, Công ty không chỉ cần nâng cao hiệu quả của công tác giám định chất lượng hàng hoá mà cần phải trực tiếp đầu tư vào một số lĩnh vực sản xuất. Chất lượng hàng hoá phụ thuộc vào yêu cầu chất lượng của thị trường đó. Sự đòi hỏi về chất lượng hàng hoá ở mỗi thị trường là khác nhau. Chẳng hạn đối với thị trường EU, Nhật Bản, Mỹ thì yêu cầu về chất lượng hàng hoá là rất cao. Ngược lại, đối với các thị trường Châu Phi thì yếu tố đáng quan tâm hơn lại là giá cả.
Giá cũng là một nhân tố rất quan trọng trong marketing xuất khẩu. Giá là một công cụ để Công ty thực hiện lợi nhuận nhưng cũng là công cụ để lôi kéo khách hàng. Mức giá hợp lý là mức giá thu hút được nhiều khách hàng trong khi vẫn đảm bảo lợi nhuận dự kiến. Trong khi đặt giá, Công ty cần phải tính đến sự phù hợp giữa giá cả và chất lượng, vừa hấp dẫn, vừa tạo được niềm tin từ phía khách hàng. Công ty nên áp dụng chính sách giá mềm dẻo, linh hoạt để thu hút được nhiều đối tượng khách hàng khác nhau, ưu đãi về giá cho những đối tượng khách hàng mua với khối lượng lớn và những khách hàng truyền thống.
Các biện pháp xúc tiến và khuyếch trương cũng rất quan trọng để bán được hàng xuất khẩu. Công ty nên áp dụng các biện pháp: quảng cáo trên mạng internet, tham gia hội chợ hàng tiêu dùng quốc tế, gửi các đơn chào hàng đến các nhà nhập khẩu nước ngoài… tạo mọi cơ hội để giới thiệu, khuyếch trương uy tín sản phẩm của mình.
1.3. Các thị trường mà Công ty cần tập trung trong những năm tới.
Mặc dù hiện nay, Công ty đã có quan hệ với các bạn hàng ở hầu hết các khu vực trên thế giới. Tuy nhiên để có một hướng xuất khẩu vững chắc Công ty cần tập trung một số thị trường sau:
- Thị trường ASEAN: Là thị trường rất quan trọng đối với các doanh nghiệp xuất khẩu. Khi thâm nhập vào thị trường này công ty sẽ khai thác được ưu thế về giá nhân công, vị trí địa lý, kể cả việc gần trung tâm chu chuyển hàng hoá lớn nhất thế giới Singapore và đặc biệt được hưởng những ưu đãi thuế quan. Tuy vậy, để tham gia vào thị trường này Công ty phải chấp nhận cạnh tranh tăng lên vì có rất nhiều nước Châu Á cũng tham gia xuất khẩu hàng giống như mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam có một số nước như Thái Lan,Trung Quốc.
- Thị trường Trung Quốc: Với tiềm năng kinh tế lớn, GDP của Trung Quốc hiện đứng hàng thứ 6 trên thế giới và lại là thị trường rộng lớn và có 1,4 tỷ
dân. Tuy vậy, việc buôn bán với Trung Quốc cũng gặp rất nhiều khó khăn mà Công ty phải chấp nhận như: giá cả thị trường biến động thất thường, phương thức giao dịch và thực hiện hợp đồng rất đa dạng, uy tín của bạn hàng chưa được đảm bảo…
- Thị trường EU: đặc điểm của thị trường này là khó tính, yêu cầu về chất lượng rất cao nhưng giá bán hàng nông sản cũng cao hơn so với các thị trường khác. Để xuất khẩu hàng nông sản sang thị trường này, Công ty cần phẩi đầu tư hơn nữa vào khâu chế biến và khai thác nguồn hàng nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm.
- Thị trường Mỹ: là một nước có khả năng xuất khẩu lớn nhất thế giới, đồng thời cũng là một thị trường tiêu thụ lớn. Nhưng lại có yêu cầu cao về chất lượng sản phẩm, thương hiệu. Quan hệ thương mại giữa hai quốc gia đã và đang mở ra nhiều cơ hội làm ăn cũng như thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và công ty Cung ứng Dịch vụ Hàng Không nói riêng.