Từ kết quả trên ta thấy, tỷ lệ hộ tiếp cận với hình thức tín dụng chính thức có sự chênh lệch khá lớn giữa các nhóm hộ:
- Nhóm hộ có thu nhập cao: vay ngân hàng là 48%, vay quỹ tín dụng là 8%. - Nhóm hộ thu nhập khá: vay ngân hàng 44%, vay quỹ tín dụng 4%.
- Nhóm hộ thu nhập trung bình: vay ngân hàng 16%, vay quỹ tín dụng 12%.
- Nhóm thu nhập thấp: vay xóa đói giảm nghèo (ngân hàng chính sách xã hội) 28%. Nhìn chung tỷ lệ các nhóm hộ vay trên hệ thống tín dụng chính thức còn thấp. Vay ngân hàng, vay quỹ tín dụng chỉ tập trung ở nhóm hộ có thu nhập cao 56%, thu nhập khá 48%, thu nhập trung bình 28% và nhóm thu nhập thấp là 0%, điều đó có thể lý giải rằng: Do nhóm hộ thu nhập thấp là nhóm tập trung những hộ không có đất canh tác hoặc diện tích đất canh tác thấp, mặc khác khi vay vốn phải đáp ứng các nhu cầu ràng buộc như: tài sản thế chấp, thời gian, thủ tục, món vay… mà hầu như những hộ này không đáp ứng được. Trong khi đó, chỉ có 28% nhóm hộ có thu nhập thấp được tiếp cận với nguồn vay xóa đói giảm nghèo. Điều đó đã gây không ích khó khăn cho các nhóm hộ có nhu cầu về vốn trong quá trình sản xuất cũng như trong chi tiêu hàng ngày. Bên cạnh nguồn tín dụng chính thức thì có một nguồn tín dụng khác cũng tồn tại song hành và được các hộ gia đình tiếp cận, đặc biệt là nhóm có thu nhập thấp đó là nguồn tín dụng phi chính thức. Tỷ lệ các nhóm hộ vay vốn trên thị trường phi chính thức:
- Nhóm hộ có thu nhập cao: vay người thân 4%, vay hội phụ nữ là 4%.
- Nhóm hộ thu nhập khá: vay người thân 12%, vay hợp tác xã 16%, vay hàng xóm 28%.
- Nhóm hộ thu nhập trung bình: vay người thân 8%, vay hội phụ nữ 8%,vay hợp tác xã 12%, vay hàng xóm 52%, vay khác 8%.
- Nhóm thu nhập thấp: vay người thân 8%, vay hội phụ nữ 4%, vay hàng xóm 92%, Vay khác 16%.
Đối với nhóm thu nhập thấp nguồn tín dụng phi chính thức được coi là nguồn vốn rất quan trọng trong quá trình sản xuất cũng như trong tiêu dùng hàng ngày, còn đối với
28 8 4 92 16 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100
Vay xóa dói giảm nghèo
Vay người thân Vay hội phụ nữ Vay hàng xóm Vay khác %
nhóm thu nhập khá, trung bình thì đây là nguồn tín dụng mang chỉ tính đột xuất, tạm thời mà từ thị trường chính thức không thể đáp ứng được như: ốm đau, bệnh tật, thiên tai, mất mùa. Nguồn vốn vay ở thị trường này thường nhỏ nhưng lãi suất thì lại cao.
Mặc dù đây là kênh tín dụng phi chính thức nhưng nó được hầu hết các nhóm hộ từ thu nhập thấp đến cao sử dụng rất phổ biến dù lãi suất có khi cao gấp 2 – 5 lần lãi suất trên thị trường chính thức. Vì ở thị trường này các điều kiện ràng buộc cũng như thủ tục không phức tạp như trên thị trường chính thức: không cần phải thế chấp tài sản, thời gian nhanh, thủ tục đơn giản, nguồn sẵn có tại địa phương, chủ yếu dựa vào chữ tín… .
Trong các loại hình tín dụng phi chính thức loại hình mà được các nhóm hộ sử dụng phổ biến nhất là vay hàng xóm: nhóm thu nhập khá 28%, thu nhập trung bình 52%, thu nhập thấp 92% chiếm một tỷ lệ khá cao.
Bên cạnh vay hàng xóm còn một số nguồn tín dụng phi chính thức khác cũng khá quan trọng đối với các nhóm hộ như: vay người thân, vay hội phụ nữ, vay hợp tác xã, vay nóng… chiếm một tỷ lệ không đáng kể so với vay hàng xóm nhưng nó cũng phần nào đáp ứng được nhu cầu về vốn của các hộ nông dân.