Nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động XK hàng hoá của công ty TNHH Volex-VN.doc (Trang 68)

Giá thành sản phẩm là yếu tố quan trọng của vấn đề tiêu thụ sản phẩm. Giá cả phải phù hợp với giá chung của thị trường. Để có thể cạnh tranh được thì không những chất lượng của hàng hoá phải được nâng cao mà doanh nghiệp còn cần phải tìm cách hạ giá thành sản phẩm của mình. Về lâu dài thì đây sẽ là biện pháp vô cùng hữu hiệu trong quá trình xâm nhập và chiếm lĩnh toàn bộ thị trường.

Khi hàng hoá của công ty có thể tiêu thụ dễ dàng nhờ các tính năng ưu việt của nó thì công ty sẽ thu được những lợi nhuận lớn nhờ tiêu thụ được nhiều sản phẩm với giá cả cạnh tranh hơn là tiêu thụ sản phẩm ít với giá thành cao. Vì mục tiêu của bất kì một công ty kinh doanh nào cũng là làm sao để có thể thu được lợi nhuận tối đa.

Công ty cũng cần tìm ra các sản phẩm mà mình có năng lực nhất để thực hiện chuyên môn hoá nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm hơn nữa. Bởi vì trong hàng trăm loại hàng hoá thì công ty không thể cùng một lúc sản xuất và chuyên môn hoá hết được tất cả các sản phẩm do nguồn lực về tài chính cũng như nhân công lành nghề là có hạn. Công ty cần phải lựa chọn những sản phẩm hiện nay đang được tiêu dùng nhiều nhất và chu kì sống của sản phẩm đó còn dài để tiến hành chuyên môn hoá, tạo ra những sản phẩm chủ lực có tính năng ưu việt nhất, để tạo thế mạnh cho sản phẩm mang nhãn hiệu Volex. Chẳng hạn như hiện nay, mặt hàng chân phích cắm 3 chạc có lớp cách điện ở đầu chạc giữa đang là sản phẩm được nhiều khách hàng ưa chuộng và tiêu dùng. Công nghệ để sản xuất ra loại hàng hoá này không vượt quá trình độ và khả năng của doanh nghiệp, chi phí để sản xuất lại không quá cao, giá thành của sản phẩm là 5.8 USD/sản phẩm (là mức giá tương đối cao so với các loại sản phẩm khác). Như vậy công ty có thể chuyên môn hoá mặt hàng này để có thể nâng cao hơn nữa chất lượng của sản phẩm đó và có thể thu về được mức doanh thu lớn hơn nhờ tiết kiệm được chi phí.

Uy tín của công ty cũng góp phần mang lại giá trị thương hiệu cho một sản phẩm phát triển bền vững trên thị trường. Vì vậy bản thân công ty phải giữ uy tín và không ngừng tìm cách nâng cao hơn nữa uy tín của mình trên thị trường. Có như vậy thì công ty mới có thể có nhiều khách hàng với những thị trường tiêu thụ hàng phong phú hơn.

Để tăng số lượng bạn hàng, tăng cả về giá trị của các đơn đặt hàng cho công ty thì công ty cần phải tạo được sự tin tưởng cho các khách hàng và tìm các câu trả lời cho câu hỏi : “để các khách hàng chỉ chọn sản phẩm của Volex chứ không phải là sản phẩm của một doanh nghiệp khác thì công ty phải làm gì ?” Tức là công ty phải không ngừng nâng cao và đổi mới các dịch vụ chăm sóc khách hàng thường xuyên.

3.2.1.4. Nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ, công nhân viên trong công ty : ty :

Để đạt được những kết quả chung của công ty, đưa công ty phát triển ngày càng vững mạnh thì phải có sự đóng góp và nỗ lực từ những cá nhân riêng lẻ cho đến những bộ phận trong công ty đó. Công nghệ phát triển từng giờ, sản phẩm mới cũng có thể được cải tiến từng giờ, do đó trình độ của cán bộ công nhân viên cũng cần được liên tục nâng cao để có thể bắt kịp với xu hướng phát triển chung. Nghĩa là khi mà tư liệu sản xuất phát triển thì cung phải phát triển cả các quan hệ sản xuất liên quan đến nó.

Công ty phải tổ chức các khoá đào tạo ngắn hạn liên tục cho các cán bộ công nhân viên về cả nghiệp vụ kinh doanh xuất khẩu và về cả các năng lực khác

nữa. Vì hoạt động kinh doanh có rất nhiều biến đổi nhất là trong giai đoạn thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay, các cán bộ càng cần phải có thêm những kiến thức mới để không bao giờ bị bất ngờ với những thay đổi trong kinh doanh, mà sẵn sàng tìm ra những giải pháp hữu hiệu nhất để giải quyết các vấn đề một cách nhanh nhất và hợp lí nhất.

3.2.2. Những kiến nghị đối với Nhà nước :

3.2.2.1. Hoàn thiện và ổn định cơ chế điều hành xuất khẩu.

Những quy định về xuất khẩu và các hàng rào thương mại là một trong những yếu tố có ảnh hưởng lớn đến kết quả hoạt động xuất khẩu. Để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu được phát triển thì hệ thống các chính sách và quy định xuất khẩu của Nhà nước phải luôn được hoàn thiện và đổi mới theo hướng đơn giản hơn, thông thoáng hơn, phù hợp hơn với cơ chế thị trường và xu thế hội nhập như hiện nay. Cụ thể là các chính sách về thuế quan xuất nhập khẩu cần phải có sự điều chỉnh rõ ràng đối với từng mặt hàng cụ thể...

Ngoài ra, các khâu kiểm tra hải quan trước khi cho phép hàng hoá xuất khẩu cũng cần được Nhà nước có những điều chỉnh để mỗi lần làm thủ tục hải quan và khai báo hải quan có thể được diễn ra nhanh chóng hơn, hiệu quả hơn.

3.2.2.2. Quan tâm và tạo điều kiện hơn nữa cho các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. vốn nước ngoài.

+ Giảm bớt thuế quan và tiến tới tự do hoá thương mại hoàn toàn.

Hiện nay danh mục các hàng hoá bị đánh thuế của Nhà nước vẫn còn phức tạp và còn nhiều điều chưa hợp lý. Để có thể tao điều kiện hơn cho các doanh

nghiệp kinh doanh xuất khẩu thì Nhà nước cần phải điều chỉnh lại danh mục này theo hướng hợp lí hoá hơn và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu có thể nhập khẩu những nguyên liệu để sản xuất một cách dễ dàng hơn và xuất khẩu bán sản phẩm cũng được thuận tiện hơn, nhanh chóng hơn.

+ Nhà nước nên coi các doanh nghiệp nước ngoài như là một bộ phận của nền kinh tế trong nước và được đối xử như với các doanh nghiệp Nhà nước khác.

Nhà nước cần có những chính sách ưu đãi và khuyến khích cho các doanh nghiệp này hơn để khuyến khích các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả. Vì doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả thì không chỉ làm lợi cho bản thân công ty mà còn giúp cho Nhà nước có thêm một khoản thu nhập từ thuế thu nhập doanh nghiệp. Hơn thế nữa, doanh nghiệp còn góp phần tạo công ăn việc làm, giải quyết thất nghiệp cho đội ngũ lao động của Việt nam hiện nay.

Như vậy, để có thể thu hút ngày càng nhiều các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài vào hoạt động tại Việt nam và hoạt động có hiệu quả thì Nhà nước ta cần phải có những biện pháp khuyến khích cũng như thúc đẩy hoạt động kinh doanh cho các doanh nghiệp này nhiều hơn nữa.

KẾT LUẬN

Trong quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế, xuất khẩu luôn đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển nền kinh tế Việt Nam. Đảng và Nhà nước ta trên cơ sở tiếp thu những kinh nghiệm từ các nước khác đã lựa chọn cho mình những hướng đi phù hợp nhất để phát triển nền kinh tế Việt Nam theo kịp với xu thế chung của thế giới.

Vì Việt Nam thiếu nhiều vốn nên Nhà nước luôn khuyến khích các luồng vốn từ nước ngoài vào trong nước để có thể khai thác và phát triển và đa dạng thêm các ngành nghề trong nước. Chính vì vậy mà hiện nay Chính phủ ta có những biện pháp thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào trong nước thông qua các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động tại Việt Nam. Công ty TNHH Volex thuộc tập đoàn Volex là một trong những công ty 100% vốn nước ngoài tham gia hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu tại Việt Nam. Trong suốt thời gian

qua, công ty đã có những nỗ lực và cố gắng trong việc đẩy mạnh hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của mình mà trong đó chủ yếu là xuất khẩu hàng hoá thiết bị điện. Tuy nhiên, trong bước đầu mới hình thành và phát triển, công ty đã có rất nhiều những khó khăn tồn tại trong vấn đề xuất khẩu hàng hoá của mình, mà cụ thể cho đến nay là công ty chưa đạt được mục tiêu về lợi nhuận.

Để khắc phục được những tồn tại đó thì công ty cần phải xác định được những giải pháp, những phương hướng cụ thể, những kế hoạch chi tiết cho giai đoạn tiếp theo và thực hiện chúng một cách có hiệu quả nhất. Muốn vậy công ty phải luôn gắn các phương hướng phát triển của mình với những mục tiêu ngắn hạn và dài hạn đã được đặt ra.

Hy vọng rằng, với những kết quả mà công ty TNHH Volex Việt nam đã đạt được trong giai đoạn vừa qua, cùng với sự nỗ lực không ngừng của công ty trong thời gian tới, hoạt động xuất khẩu hàng hoá thiết bị điện của công ty sẽ ngày càng phát triển hơn, đạt được mục tiêu chiếm lĩnh thị trường thiết bị điện Việt Nam và góp phần giúp cho tập đoàn Volex trở thành nhà cung cấp hàng đầu thế giới về việc cung cấp các sản phẩm thiết bị điện chứ không phải là vị trí thứ 3 trên thế giới như hiện nay nữa.

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU...1

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU ...3

1.1. Khái quát chung về hoạt động xuất khẩu...3

1.1.1. Khái niệm về xuất khẩu...3

1.1.2. Một số lý thuyết về thương mại quốc tế...4

1.1.2.1. Quan điểm của trường phái trọng thương ...5

1.1.2.2. Lý thuyết lợi thế tuyệt đối của Adam Smith ...6

1.1.2.3. Lý thuyết lợi thế so sánh của David Ricardo ...7

1.1.3. Các hình thức xuất khẩu...9

1.1.3.1. Xuất khẩu trực tiếp ...9

1.1.3.2. Xuất khẩu tại chỗ ...10

1.1.3.3. Tạm nhập tái xuất ...11

1.1.3.4. Xuất khẩu gia công ...11

1.1.3.5. Xuất khẩu uỷ thác ...13

1.1.3.6. Buôn bán đối lưu ...13

1.1.3.7. Xuất khẩu theo nghị định thư ...15

1.1.4. Vai trò của hoạt động xuất khẩu...15

1.2. Nội dung chính của hoạt động xuất khẩu...18

1.2.1. Nghiên cứu tiếp cận thị trường...18

1.2.2. Lựa chọn đối tác kinh doanh...19

1.2.3. Đàm phán và kí kết hợp đồng...19

1.2.4.1. Xin giấy phép xuất khẩu hàng hoá ...20

1.2.4.2. Chuẩn bị hàng xuất khẩu ...20

1.2.4.3. Kiểm tra chất lượng hàng hoá xuất khẩu ...20

1.2.4.4. Làm thủ tục hải quan ...21

1.2.4.5. Thanh toán hợp đồng ...21

1.2.4.6. Giải quyết tranh chấp ...22

1.3. Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu. ...22

1.3.1. Các nhân tố xuất phát từ bản thân doanh nghiệp ...22

1.3.1.1. Nhân tố con người ...22

1.3.1.2. Máy móc, thiết bị và công nghệ ...23

1.3.1.3. Nhân tố về dịch vụ ...24

1.3.2. Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp ...24

1.3.2.1. Xu thế tự do hoá thương mại - khu vực hoá và toàn cầu hoá ...24

1.3.2.2. Các nhân tố kinh tế ...25

1.3.2.3. Các nhân tố từ chính sách và quản lý của nhà nước ...26

1.3.2.4. Nhân tố về văn hoá - xã hội ...26

1.3.2.5. Đối thủ cạnh tranh ...27

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ CỦA CÔNG TY TNHH VOLEX VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM QUA...28

2.1. Khái quát về công ty...28

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển...28

2.1.1.1. Quá trình hình thành...28

2.1.1.2. Quá trình phát triển...29

2.1.3. Cơ cấu bộ máy quản lý của công ty TNHH Volex Việt nam. ...31

2.1.3.1. Sơ đồ cơ cấu bộ máy của công ty...31

2.1.3.2. Chức năng và mối liên hệ giữa các phòng ban. ...31

2.1.4. Các hoạt động sản xuất và nhập khẩu của công ty...33

2.1.4.1. Hoạt động sản xuất...33

2.1.4.2. Hoạt động nhập khẩu...35

2.2. Thực trạng xuất khẩu hàng hoá của công ty trong những năm qua. ...36

2.2.1. Kim ngạch xuất khẩu...36

3.2.1. Mặt hàng xuất khẩu. ...37

2.3.2. Thị trường hàng hoá xuất khẩu...38

2.2.4. Phương thức thanh toán và hình thức xuất khẩu hàng hoá...41

2.3. Đánh giá chung về hoạt động xuất khẩu hàng hoá của công ty thời gian qua...44

2.3.1. Những kết quả đạt được...44

2.3.2. Những tồn tại...47

2.3.3. Những nguyên nhân gây ra những tồn tại trong hoạt động xuất khẩu hàng hoá của công ty...47

2.3.2.1. Nguyên nhân khách quan...48

2.3.3.2.Nguyên nhân chủ quan...49

CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG HƯỚNG, CÁC GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ CỦA CÔNG TY TNHH VOLEX VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI...51

3.1. Phương hướng phát triển của tập đoàn Volex và của công ty TNHH Volex Việt nam...51

3.1.1. Phương hướng phát triển của tập đoàn Volex...51

3.1.2.Phương hướng phát triển kinh doanh mặt hàng thiết bị điện của công ty...52

3.2. Những giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển và đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng hoá của công ty trong thời gian tới...53

3.2.1. Những giải pháp từ phía công ty ...53

3.2.1.1. Tăng cường công tác nghiên cứu thị trường và công tác tiếp thị ...53

3.2.1.2. Nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm ...54

32.1.3. hông ngừng nâng cao uy tín của công ty ...55

3.2.1.4 Nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ, công nhân viên trong công ty .55 3.2.2. Những kiến nghị đối với Nhà nước ...56

3.2.2.1. Hoàn thiện và ổn định cơ chế điều hành xuất khẩu...56

3.2.2.2. Quan tâm và tạo điều kiện hơn nữa cho các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài...56

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Tô Xuân Dân (1999), Giáo trình Kinh tế học quốc tế, NXB Thống kê 2. Vũ Hữu Tửu (1998), Kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương, NXB Giáo dục 3. Đỗ Đức Bình (1997), Giáo trình Kinh doanh quốc tế, NXB Giáo dục 4. Tô Xuân Dân (1998), Giáo trình Đàm phán và Ký kết hợp đồng kinh

doanh quốc tế, NXB Thống kê.

5. Đinh Xuân Trình (2002), Giáo trình Thanh toán quốc tế trong ngoại thương, NXB Giáo dục.

6. Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh xuất khẩu mặt hàng thiết bị điện của Công ty, các năm 2001, 2002, 2003, 2004.

7. Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu hàng năm và phương hướng, nhiệm vụ trong giai đoạn tới của Công ty.

8. Hà Minh Mạnh, Chính sách điều hành xuất khẩu hàng hoá: Cần mạnh mẽ và thông thoáng hơn, Tạp chí Thương nghiệp thị trường Việt Nam, số 7 năm 2000.

DANH MỤC SƠ ĐỒ, CÁC BẢNG BIỂU

Sơ đồ: Cơ cấu bộ máy của công ty 31

Bảng 2.1: Sản lượng sản phẩm sản xuất qua các năm 34

Bảng 2.2: Kim ngạch xuất khẩu của công ty trong thời gian qua 36

Bảng 2.3: Tỷ trọng các mặt hàng xuất khẩu của công ty 38

Bảng 2.4: Các khách hàng nhập khẩu hàng hoá của công ty 39

Bảng 2.5: Các hình thức xuất khẩu chủ yếu của công ty qua các năm 42

Bảng 2.6: Kết quả kinh doanh qua các năm tài chính 45

Biểu đồ 2.1: Thị phần các khách hàng nhập khẩu hàng hoá của công ty 39

Biểu đồ 2.2: Tỷ trọng của hai nhóm hàng xuất khẩu 43

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ...

Hà Nội, ngày ….. tháng ….. năm 2004

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động XK hàng hoá của công ty TNHH Volex-VN.doc (Trang 68)