Quan hệ thương mại Việt Nam Anh.

Một phần của tài liệu quan hệ thương mại giữa Việt Nam và EU giai đoạn (1990 - 2000). Triển vọng-giải pháp.DOC (Trang 44 - 46)

1 Nguồn: Nghiên cứu kinh tế châu Âu số , 2/2000; Thời báo Kinh tế Sài Gòn 6

2.3.2.Quan hệ thương mại Việt Nam Anh.

Với Việt Nam, so với các bạn hàng khác, thì Anh là một bạn hàng buôn bán đến muộn. Song mối quan hệ này đã phát triển nhanh chóng trong 10 năm qua.

Mối quan hệ này đã trải qua 25 năm phát triển nó không ngừng củng cố và thúc đẩy mối quan hệ kinh tế thương mại hai chiều.

Vương quốc Anh là một trong số 15 thành viên của EU và cũng là nước nằm trong khối thịnh vượng chung từ cuối thế kỷ 18 đầu 19, Anh đã trở thành nước công nghiệp hoá đầu triên trên thế giới. Đến nay, Anh là quốc gia thương mại lớn thứ 5 trên thế giới nên Anh quốc là một bộ phận của nhóm các nước thiết lập nên nền thương mại thế giới.

Hiện nay đầu tư trực tiếp của Anh vào Việt Nam tính tổng cộng trên 500 triệu USD và hiện đứng thứ 13 trong số các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam và đứng thứ 3 trong số các nước châu Âu đầu tư vào Việt Nam. Bên cạnh đó, Anh cũng giúp Việt Nam trong vấn đề xoá đói giảm nghèo, trong quan hệ văn hoá và giáo dục và coi đây là những động lực chính để phát triển quan hệ hợp tác. Thương mại và đầu tư được coi là “chiều khoá cho mối quan hệ hai nước. Thương mại hai chiều năm 1997 vào khoảng 500 triệu USD. Trong đó bao gồm: xuất khẩu của Anh sang Việt Nam tăng gấp đôi tới 154,5 triệu USD. Xuất khẩu Việt Nam vào Anh tăng 35% với tổng giá trị là 344 triệu USD (ở đây chưa kể tới buôn bán gián tiếp trị giá 75,1 triệu USD/năm thông qua Singapore và Hồng Kông). Tổng kim ngạch

buôn bán

hai chiều giữa hai nước trị giá gần 600 triệu USD và 178,3 triệu USD từ tháng 1-5/1998. Năm 1999 Việt Nam xuất khẩu vào Anh 421,2 triệu USD, và 479.277 triệu USD năm 2000 và nhập khẩu trở lại tương ứng là 96.524 triệu USD; 150.458 triệu USD1.

Anh là một thị trường lớn với nhu cầu nhập khẩu ngày càng tăng đặc biệt là về sản phẩn nhiệt đới. Việt Nam có thể đẩy mạnh xuất khẩu nông sản, hải sản cũng như một số mặt hàng tiêu dùng khác như giày dép và hàng lưu niệm. Hàng hoá Việt Nam tại thị trường Anh còn nghèo về chủng loại và hạn chế về số lượng. Nếu các nhà xuất khẩu của Việt Nam hiểu được đầy đủ hơn cách làm ăn của người Anh, có cách tiếp thị tích cực hơn, chủ động đi tìm các lĩnh vực và mặt hàng còn ít người quan tâm hoặc những cái mà Việt Nam có lợi thế riêng thì triển vọng tăng xuất khẩu sang Anh không phải là nhỏ.

Quan hệ Việt-Anh trong thời gian tới sẽ có những bước phát triển to, đáp ứng với những tiềm năng của cả hai bên. Trong đó Anh đã cam kết tự do hoá thương mại và đi đầu trong việc mở cửu thị trường châu Âu cho hàng hoá Việt Nam xâm nhập. Tiếp đó là sự thâm nhập dần của Việt Nam vào WTO sẽ cải thiện được lối vào của thị trường thế giới và thúc đẩy quan hệ thương mại Việt-Anh phát triển hơn nữa.

Một phần của tài liệu quan hệ thương mại giữa Việt Nam và EU giai đoạn (1990 - 2000). Triển vọng-giải pháp.DOC (Trang 44 - 46)