Phương pháp phát triển xuất khẩu hàng dệt may sang EU

Một phần của tài liệu Những thời cơ và thách thức khi xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường EU.doc (Trang 37 - 39)

sang EU.

1. Đa dạng hoá mặt hàng và nâng cao chất lượng về mọi mặt. mọi mặt.

Với một thị trườmg thống nhất 15 quốc gia có đời sống cao, mức tiêu thụ hàng dệt may lớn, đồng thời cũng là thị trường có nhu cầu tiêu dùng quần áo để bảo vệ thân thể chỉ chiếm 10-15%, còn 85-90% là theo mốt nên chất xám chiếm tỷ lệ cao trong giá trị sản phẩm. Do vậy, để đáp ứng nhu cầu hàng may mặc cho khách hàng ở thị trường EU không đơn thuần đòi hỏi về số lượng mà cả về chất lượng, đa dạng hơn về mẫu mã. Để đáp ứng nhu cầu đó, thâm nhập và đứng vững trên thị trường là vấn đề quyết định đa dạng hoá sản phẩm, từ hàng dệt may bình thường đến các sản phẩm cao cấp, từ đó cũng nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm, trên cơ sở nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả hoạt động sản xuất cũng như xuất khẩu.

Hoàn thiện chất lượng lao động cũng là một vấn đề để phát triển ngành dệt may Việt Nam. Đào tạo nguồn nhân lực cho ngành dệt may Việt Nam, trước hết phục hồi chương trình đào tạo kỹ sư công nghệ sợi, dệt nhuộm tại các trường đại học, đồng thời mở thêm chương trình sau đại học để đào tạo chuyên sâu. Bên cạnh đó tăng cường hỗ trợ kinh phí cho hoạt động nghiên cứu tại Viện Mẫu thời gian (Fadin).

2. Hình thức xuất khẩu.

Trên thế giới hiện nay đang có xu hướng đa phương hoá quan hệ, đa dạng hoá đối tác và Việt Nam cũng đang nằm trong xu thế đó nhằm tạo một mối quan hệ kinh tế rộng lớn. Từ đó dễ dàng nắm bắt được những lợi thế so sánh từng quốc, khu vực để từng bước tiến hành kinh doanh quốc tế nói chung và các hình thức xuất nhập khẩu nói riêng cho phù hợp. Từ đó hạn chế các hình thức xuất khẩu qua nhiều khâu trung gian và làm giảm giá thành sản phẩm do các dịch vụ gây ra. Ngành may phấn đấu chủ động tiếp cận trực tiếp với khách hàng tiêu thụ sản phẩm ở thị trưòng thế giới, nâng cao khả năng xuất khẩu trực tiếp.

3. Phẩm cấp của sản phẩm.

Các mặt hàng xuất khẩu đòi hỏi chất lượng cao nên ta cần nhanh chóng đưa vào áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9000, ISO 9002 tại các doanh nghiệp dệt may. Điều này sẽ làm cho các doanh nghiệp dệt may giảm được giá thành và nâng cao chất lượng sản phẩm tiết kiệm vật tư nguyên liệu, tăng năng suất lao động và tăng vị thế cạnh tranh của sản phẩm.

Bảng chỉ tiêu sản xuất và xuất khẩu:

Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2005 Năm 2010

1. Sản xuất

Vải lụa Triệu mét 1330 2000

SP may quy chuẩn Triệu SP 780 1200 2. Kim ngạch XK Triệu USD 3000 4000 Hàng dệt Triệu USD 800 1000

Hàng may Triệu USD 2200 3000

Nguồn: Bộ Công nghiệp

Một phần của tài liệu Những thời cơ và thách thức khi xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường EU.doc (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(47 trang)
w