Thúc đẩy phát triển vùng nguyên liệu

Một phần của tài liệu Một số giải pháp cơ bản về phát triển vùng Nguyên liệu.doc (Trang 91 - 97)

II NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

4.1.Thúc đẩy phát triển vùng nguyên liệu

3. Chính sách thuế của Nhà nước.

4.1.Thúc đẩy phát triển vùng nguyên liệu

a) Chính sách xây dựng vùng nguyên liệu

Nghị quyết TW IV đã chỉ rõ “Hiện nay con đường để tiếp tục phát triển nông nghiệp là đẩy mạnh công nghiệp chế biến”. Chương trình mía đường là

chương trình trọng điểm đầu tiên về công nghiệp chế biến. Trong quá trình thực hiện còn có thiếu sót nhất là thiếu sót về xây dựng vùng nguyên liệu trong đó có trách nhiệm của Bộ, UBND, Sở NN & PTNT các tỉnh và đặc biệt là các công ty đường. Phát động chiến dịch trồng mía Vụ xuân để các nhà máy đường có đủ nguyên liệu cho sản xuất đường.

Trên cơ sở kinh nghiệm của mô hình hiệp hội mía đường Lam Sơn gắn bó lợi ích nông dân và Nhà nước trong một hiệp hội để cùng phát triển, các nhà máy cần nghiên cứu vận dụng phối hợp chặt chẽ việc xây dựng nhà máy với việc phát triển vùng nguyên liệu để hiệu quả sản xuất ngày càng cao.

Tổ chức ngay việc kiểm tra, soát xét lại quỹ đất dành để trồng mía như: bố trí đủ số lượng theo hướng xây dựng vùng nguyên liệu tập trung chuyên canh, thâm canh, cự ly vận chuyển ngắn nhất. Phân công phân định phạm vi ranh giới vùng nguyên liệu cho từng nhà máy, quản lý đất sử dụng đúng quy hoạch trồng mía đạt hiệu quả cao.Từng bước tổ chức các hợp tác xã của người trồng mía, tạo thuận lợi cho công tác quản lý và tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất.

Chấn chỉnh công tác thống kê cân đối nguyên liệu trên địa bàn, chủ động có giải pháp điều chỉnh sản xuất để đảm bảo tiêu thụ hết mía của dân với giá hợp lý, đủ nguyên liệu cho chế biến công nghiệp, tránh tình trạng mua ép, cấp ép giá gây thiệt hại cho cả người trồng mía và người đầu tư.

Chủ trương đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng như đường giao thông, hệ thống tưới tiêu, đê bao...

Tổ chức lại lực lượng chế biến thủ công, cơ khí nhỏ của hộ gia đình nhằm khai thác vùng nguyên liệu lẻ ở các nơi chưa có nhà máy, ở vùng xa khó vận chuyển, để tận dụng đất đai lao động, bảo vệ rừng tăng thu cho ngân sách, đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng và làm vệ tinh cho công nghiệp chế biến đường.

b) Chính sách chế biến

Quy hoạch các vùng nguyên liệu để đảm bảo đủ và ổn định nguyên liệu cho các nhà máy chế biến phát huy hết công suất thiết bị, chú trọng xây dựng các vùng nguyên liệu tập trung chuyên canh tạo nhiều sản phẩm hàng hóa để có thể đầu tư xây dựng một số nhà máy có quy mô trung bình trở lên. Đầu tư thâm canh tăng năng suất của cây mía từ khâu giống đến trồng trọt, tưới, thu hoạch, bảo quản để có nguyên liệu tốt cho chế biến. Đầu tư chiều sâu các nhà máy đã có để nâng cao trình độ công nghệ thiết bị đa dạng hóa sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường. Chú ý bổ sung thêm thiết bị để hoàn chỉnh các dây chuyền sản xuất thay thế khâu thủ công bằng máy móc cụ thể là: chế biến đường bằng ép qua quá trình luyện thành sản phẩm đường.

Đối với các nhà máy cần phải xây dựng nhất thiết phải lựa chọn thiết bị và công nghệ tiên tiến hiện đại. Tăng cường việc nghiên cứu chế tạo thiết bị trong nước để trang bị cho ngành chế biến những thiết bị máy móc có chất lượng tốt giá thành phù hợp.

c) Chính sách giá mía

Xây dựng phương thức thu mua vận chuyển đầu tư sản xuất hợp lý linh hoạt được đông đảo người trồng mía chấp nhận và thể hiện bằng hợp đồng sản xuất tiêu thụ, đề ra biện pháp khuyến khích người trồng mía, sử dụng giống mới, rải vụ, tăng diện tích thu mua mía nhằm tăng năng suất và chất luợng nguyên liệu kéo dài thời gian ép có hiệu quả hạ giá thành đường, tăng giá thu mua.

Công khai thông báo ngay đến từng hộ nông dân trồng mía giá mua, quy chế thưởng phạt đối với cán bộ theo dõi nguyên liệu, chấn chỉnh lịch đốn chặt có tổ chức, sắp xếp thu mua vận chuyển tạo điều kiện cho nông dân trồng mía thu hoạch. Nông dân trồng mía được tham gia kiểm tra kiểm soát ký kết hợp đồng thu mua mía với công ty thông qua xác nhận của chính quyền địa phương.

Trong thời kỳ khủng hoảng thừa về đường giá đường xuống thấp, nhằm duy trì ngành đường trong thời kỳ khủng hoảng này, Bộ đã có chính sách thu mua mía hài hòa cả 3 lợi ích nông dân, nhà máy và Nhà nước. Bởi vì:

Giá mía bao hàm 3 lợi ích:

- Lợi ích kinh tế của người lao động.

- Lợi ích kinh tế của Công ty và các nhà máy. - Lợi ích của Nhà nước.

Muốn đạt được cả 3 lợi ích này đòi hỏi chúng ta phải xác định và phản ánh trung thực khách quan từng lợi ích một với mục đích làm sao các bên đều có lợi, từ đó có các chính sách phù hợp với từng đối tượng.

-Lợi ích kinh tế của người lao động: Hiện nay do tình hình đường đang khủng hoảng thừa, giá đường đang từ 6000 đ/kg-7000 đ/kg tụt xuống còn 3000đ-4000 đ/kg từ đó kéo theo giá thành đường của các nhà máy đường giảm dẫn tới giá thu mua mía của các hộ nông dân nông trường, lâm trường giảm, đây là yếu tố khách quan.

Để cho người trồng mía đỡ thiệt thòi vì giá mía giảm xuống, Nhà nước đã có chính sách như sau:

Qua quá trình tính toán và điều chỉnh Nhà nước đã điều chỉnh giá thu mua mía là 160.000 đ/tấn mía – 180.000 đ/tấn mía. Đây là một chính sách mang tính chất kịp thời và đúng đắn hài hoà được cả 3 lợi ích đặc biệt là đối với người trồng mía.

Miễn giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp trong 02 năm cho nông dân để tăng thu nhập cho người trồng mía.

Về quy mô đất trồng mía: Đối với các hộ trồng mía thực hiện theo quy định hiện hành của Luật đất đai, tạo điều kiện cho các địa phương thực hiện quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn và phân công lại lao động theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Chính quyền địa

phương và các doanh nghiệp Nhà nước giao đất có trách nhiệm quản lý và sử dụng có hiệu quả đất được Nhà nước giao.

Mấy năm trước giá bán đường cao thì giá thu mua mía do các nhà máy đường thoả thuận với nông dân trồng mía, giá bình quân là 200.000 đ-220.000 đ/tấn mía thì lợi ích kinh tế của người trồng mía được hưởng là:

Mức thu nhập ( gồm thu từ sản xuất, tiền công, tiền lương) trừ các khoản chi phí không kể tiêu dùng cuối cùng bình quân đạt 1.800.000 đ/người.

Bình quân của các hộ trồng mía đạt 10.000.000 đồng/vụ. Lợi nhuận cây mía bình quân là 7 –8 triệu đồng/ha/vụ.

Nhờ thu nhập này mà người nông dân tăng diện tích trồng mía phấn đấu gần đạt kế hoạch Nhà nước đề ra. Cụ thể là: 1.000.000 tấn đường/năm. Năm 2000 đạt được 825. 000 tấn đường/năm đạt 82.5% so với kế hoạch.

- Lợi ích của công ty: Để đảm bảo việc tiêu thụ đường trong tình hình hiện nay Nhà nươc đã có các biện pháp giúp Công ty giảm giá thành sản xuất đường bằng các chính sách như sau:

Giảm giá thu mua mía 160.000 đ-180.000 đ/tấn mía Giảm thuế VAT từ 10% xuống 5%. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Dãn nợ, khấu hao, giảm lãi suất ngân hàng cho vay với giá ưu đãi.

- Lợi ích kinh tế của Nhà nước. Duy trì ngành đường trong thời kỳ khủng hoảng, tương lai giá đường sẽ khác, nghành đường sẽ phát triển.

d) Về năng suất và chất lượng mía.

Bộ giao cho các nhà máy phải quan tâm giúp đỡ nông dân chuyển giao kỹ thuật thâm canh mía cho người nông dân, hộ trồng mía. Coi đó là việc của mình chứ không phải là của ngành nông nghiệp của Tỉnh và của Huyện. Tránh tình trạng năng suất mía thấp, người nông dân cảm thấy trồng mía bị thiệt thòi hơn trồng cây khác.

Bộ giao cho ngành đường phải có chính sách gia tăng năng suất và chất lượng mía để nông dân đỡ thiệt thòi và giá thành sản xuất ra sản phẩm đường giảm xuống.

Cụ thể về chất lượng mía có các giải pháp như sau:

- Luôn cung cấp sản phẩm và dịch vụ thoả mãn yêu cầu của khách hàng. - Luôn tìm hiểu kỹ khách hàng để đảm bảo sản phẩm và dịch vụ cung ứng và đáp ứng nhu cầu của họ.

- Thường xuyên giao dục cho mọi nhân viên phải đối xử công bằng, bình đẳng, trân trọng, giao tiếp lịch sự văn minh với mọi khách hàng, mọi CBCNV trong doanh nghiệp phải thực hiện phương châm xử thế “ Khách hàng luôn luôn đúng”; đặc biệt là khách hàng trồng mía và khách hàng tiêu thụ sản phẩm coi đây là thước đo phẩm chất đạo đức và ý thức trách nhiệm với công ty.

- Luôn luôn giáo dục các nhân viên để mọi người hiểu rằng mình vừa là người cung ứng vừa là khách hàng của các đơn vị khác trong cùng công ty. Như vậy chất lượng không ngừng cải tiến tăng lên về mọi mặt.

- Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược giao dục và đào tạo cho mọi nhân viên để họ không ngừng nâng cao năng lực của mình.

- Xây dựng và thực hiện chiến lược đầu tư đổi mới khoa học, công nghệ và thiết bị, công tác quản lý để không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm và hiệu quả.

- Xây dựng và duy trì hệ thống quản lý chất lượng một cách có hiệu quả trên cơ sở có sự tham gia của tất cả mọi người và nền tảng của ISO 9002.

e) Chính sách về giao thông vận tải.

Giao thông là huyết mạch của việc vận chuyển mía từ nơi trồng mía đến các nhà máy. Nhiều nhà máy mới xây dựng nên đường xá còn rất kém, vì vậy Bộ NN & PTNT đã có hội nghị với Bộ GTVT có chính sách phát triển giao thông. Còn đối với các nhà máy xây dựng từ trước thì phải kết hợp với các

liệu cho nhà máy hoạt động hết công suất. Vấn đề này Bộ trình với Chính phủ giao cho Bộ giao thông vận tải giải quyết.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp cơ bản về phát triển vùng Nguyên liệu.doc (Trang 91 - 97)