Chiến lược thị trường

Một phần của tài liệu Đề tài: “Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ” doc (Trang 41 - 44)

II. Thực trạng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt

3. Năng lực quản trị chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp vừa và nhỏ

3.1. Chiến lược thị trường

Thị trường là điều kiện đầu tiên để mỗi doanh nghiệp tồn tại và phát triển bao gồm thị trường đầu vào và thị trường đầu ra. Trong đó thị trường đầu ra, thị trường tiêu thụ sản phẩm là yếu tố quan trọng bậc nhất quyết định sự thành bại, phát triển thịnh vượng hay thua lỗ của các doanh nghiệp. Với đặc điểm và các ưu thế của mình, định hướng chiến lược ngắn hạn, trước mắt của các doanh nghiệp vừa và nhỏ chủ yếu là tập trung vào các thị trường ngách, nhỏ lẻ v.v. và đặt trọng tâm vào những sản phẩm hàng hóa có giá bán thấp. Bên cạnh đó, do ưu thế của quá trình hội nhập, các doanh nghiệp vừa và nhỏ nên mở rộng thị trường ra nước ngoài đối với những sản phẩm chất lượng cao nhất của mình và đảm bảo yêu cầu của thị trường nước ngoài.

Qua tổng hợp các phiếu điều tra, hầu hết các doanh nghiệp vừa và nhỏ xuất khẩu đã xây dựng được chiến lược thị trường và phân phối sản phẩm nhưng thực chất vẫn chỉ là các kế hoạch riêng rẽ từng năm, từng bộ phận chưa phải là tổng hoà các kế hoạch mang tính chiến lược tổng thể. Đa số các doanh nghiệp vừa và nhỏ đều khơng có thị trường tiêu thụ ổn định, đặc biệt là thị trường xuất khẩu hạn chế. Cho đến nay hàng xuất khẩu Việt Nam đã có mặt trên thị trường của 140 nước và khu vực song vẫn tập trung vào 10 thị trường lớn nhất như Nhật Bản, Cộng hoà Liên bang Đức, Pháp, Thái Lan, Hồng Công, Nga, Hàn Quốc, Singapore, Trung Quốc, Đài Loan.

Chiến lược thị trường của các doanh nghiệp vừa và nhỏ chỉ bước đầu tập trung vào giữ vững thị trường hiện có, lập kế hoạch thâm nhập thị trường tiềm năng, thị trường mục tiêu, mở rộng thị trường xuất khẩu được chú ý song chưa ổn định, ngay cả với 10 thị trường lớn, xuất khẩu của các doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm lĩnh thị phần rất nhỏ so với thị phần hàng cùng loại của khu vực.

Sau đây là vài ví dụ về chiến lược thị trường:

- Thị trường dệt may:

Ngành dệt may đang chiếm lĩnh thị trường trên nhiều nước, và có xu hướng mở rộng thị trường do hàng Việt Nam ngày càng được ưa chuộng. Ngành dệt may không chỉ chiếm lĩnh phần lớn thị trường trong nước mà cả thị trường nước ngoài. Một số doanh nghiệp nhỏ mới đi vào hoạt động cũng có nhiều điều kiện học hỏi kinh nghiệm và có uy tín do tâm lý về hàng dệt may Việt Nam chất lượng cao. Chẳng hạn một doanh nghiệp nhỏ mới đi vào hoạt động được vài năm như Công ty may Tiên Tiến đạt kim ngạch xuất khẩu 10 triệu USD, có khả năng tăng trưởng ổn định hàng năm khoảng 20% trở lên.

Nhìn chung nhiều cơng ty dệt may vừa và nhỏ đã có chiến lược để giữ vững và phát triển các thị trường của mình nhưng với thị trường xuất khẩu chủ yếu phụ thuộc vào chiến lược thị trường của các hãng thuê gia công.

- Thị trường hàng da giày:

Hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam nói chung, doanh nghiệp vừa và nhỏ nói riêng phụ thuộc rất nhiều vào thị trường EU, chiếm 80% kim ngạch mặt hàng này. Có những hạn chế trong việc tiếp cận thị trường Mỹ và Nhật Bản là các thị trường tiềm năng và mục tiêu trong những năm tới do việc thực thi chiến lược thị trường của các doanh nghiệp này cịn thụ động giống như tình trạng của hàng dệt may Việt Nam.

- Thị trường gạo:

Hiện nay các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam tham gia kinh doanh mặt hàng gạo với gần 20 nước bạn hàng nhưng chủ yếu vẫn là những bạn hàng sau:

Bảng 10: thị trường xuất khẩu gạo chủ yếu của các doanh nghiệp vừa và nhỏ năm 2001, 2002.

Thị trường Tỷ trọng năm 2001 Tỷ trọng năm 2002 Inđônêxia Philipin Singapo Thuỵ sỹ Irac Hà Lan Mỹ Malaysia Hồng Công Anh 1.8 8.1 8.9 22.5 7.2 9.4 8.6 5.6 5.6 2.7 25.3 13.2 11.3 10.5 8.2 4.2 4.1 3.7 3.1 1.6 Nguồn: Vụ kế hoạch thống kê- Bộ Thương mại

Nhìn vào biểu trên ta thấy sự thiếu vắng của bạn hàng châu Phi, mặc dù đây là khu vực tiêu thụ gạo lớn, đặc biệt là gạo phẩm cấp thấp. Điểm yếu của các doanh nghiệp là khả năng cung cấp tín dụng cho các bạn hàng, trước mắt vẫn phải dựa vào các nước và các tổ chức cung cấp, viện trợ cho châu Phi.

- Hiện nay cơ hội thị trường đang được mở ra cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, Sea Games 22 được tổ chức tại Việt Nam tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ xuất khẩu tại chỗ và giới thiệu sản phẩm của mình đến thị trường quốc tế. Trong cả nước có gần 40 doanh nghiệp đã đăng ký bản quyền sử dụng biểu tượng chim Lạc và Trâu vàng của Sea Games 22. Trong đó có nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ, ví dụ như doanh nghiệp Tồn cầu đã đăng ký bản quyền sử dụng biểu tượng này từ đầu tháng 7- 2003, linh vật Trâu vàng bằng gỗ, thép của doanh nghiệp đã bắt đầu bán ra thị trường,

chỉ sau hai tuần bán được hơn 1000 sản phẩm, doanh thu từ 20- 30 triệu đồng. Có thể nói đây là một trong số những doanh nghiệp đã biết nắm bắt thị trường một cách nhanh nhạy.

Một phần của tài liệu Đề tài: “Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ” doc (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)