III. ĐÁNH GIÁ VỀ CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ VỀ GIÁ CỦANHÀ NƯỚC ĐỐ
1. Những thành công
Việc quản lý về giá của nhà nước đã góp phần ổn định giá xăng dầu nhập khẩu, đảm bảo nguồn cung xăng dầu cho các doanh nghiệp và nguời tiêu dùng và tỏ ra tương đối phù hợp trước khuynh hướng biến động giá xăng dầu trên thế giới. Kế hoạch tái áp thuế nhập khẩu xăng dầu chẳng hạn. Mặc dù kế hoạch này là dựa trên tính dự báo tương đối về sự biến động của giá xăng dầu nhập khẩu nhưng nó hoàn toàn phù hợp với bối cảnh thị trường và yêu cầu cân đối ngân sách. Trong năm 2004, số ngân sách thất thu từ việc giảm thuế nhập khẩu xăng dầu ước đạt khoảng 4500 tỷ đồng. Như vậy việc điều chỉnh thuế nói trên của Bộ tài chính là phù hợp đồng thời đảm bảo lợi ích cho cả 3 bên khi tham gia thị trường: người tiêu dùng, nhà nước và doanh nghiệp. Trước hết, ưu tiên việc khôi phục lại ngân sách nhà nước, sau đó khi giá xăng trên thị trường thế giới giảm hơn mức 7500 đồng/lít thì giảm giá cho người tiêu dùng. Như vậy trước tình hình bất ổn định của giá xăng dầu đã chứng tỏ tính nhanh nhạy kịp thời của Chính phủ khi sử dụng thuế làm công cụ điều tiết nền kinh tế.
Bên cạnh công cụ thuế, với sự linh hoạt trong việc đưa ra các chính sách bù lỗ và điều chỉnh giá bán lẻ trong những năm qua giá cả các mặt hàng xăng dầu trong nước khá ổn định, tránh được sự xáo trộn và tác động xấu đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các ngành kinh tế trên toàn quốc. Đây là thành công rất lớn của nhà nước trong việc điều tiết giá cả các mặt hàng xăng dầu. Chẳng hạn như việc quy định mức giá bán lẻ. Nếu so với giá bán lẻ tại Mỹ thì giá xăng ở Việt Nam bừng khoảng 82%. Giá bán lẻ xăng tại Mỹ là 1,72 USD/gallon tương đương 0,454 USD/lít (tức khoảng 7.100 VND/lít). Như vậy, giá bán lẻ xăng tại Việt Nam (6000 VND/lít) sẽ bằng 82% giá bán lẻ tại Mỹ (1 gallon = 3,785 lít). Song so với hầu hết các nước khác, giá bán
xăng dầu ở Việt Nam chỉ bằng khoảng 40-50% giá bán lẻ ở các nước này. Mức giá này do vậy mà rất phù hợp với thu nhập của người dân Việt Nam.