Thời kỳ 2006 – nay

Một phần của tài liệu Rủi ro và đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án cho vay vốn tại Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Hà Nội (Trang 33 - 117)

Tính đến 31/12/2006, nguồn vốn huy động của BIDV Hà Nội đạt 6.761 tỷ đồng. Tổng dư nợ đạt 4.335 tỷ đồng. Hoạt động tín dụng đã cơ bản bám sát mục tiêu chủ động tăng trưởng, gắn tăng trưởng với kiểm soát chất lượng, chấp hành nghiêm túc giới hạn tín dụng cũng như các quy định , kỷ luật điều hành. Từ năm 2000 đến nay, hàng năm các chỉ tiêu huy động vốn đều tăng trưởng trên 12%, Dư nợ tín dụng tăng trên 9%. Các hoạt động bảo lãnh, thanh toán trong nước, thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại tệ và hoạt động ngân quỹ,… đều được thực hiện an toàn và có hiệu quả. Tỷ lệ thu dịch vụ phí chiếm trên 60% lợi nhuận sau khi trích DPRR. Tính từ năm 1995 đến nay, BIDV Hà Nội đã mở và thanh toán được gần 6.500 L/C, giá trị thanh toán quốc tế đạt trên 1,5 tỷ USD, doanh số mua bán ngoại tệ cũng đạt trên 2,1 tỷ USD và phí năm sau cao hơn năm trước bình quân 30%. Hiện tại, BIDV Hà Nội cũng đang triển khai thêm các dịch vụ mới như “chi trả tiền nhanh WESTERN UNION”, “chi trả kiều hối Ngân hàng Bank Draf” …

Có thể nói rằng, với chủ trương đúng đắn, chỉ đạo quyết liệt, nhanh nhạy, kịp thời, sáng tạo, linh hoạt, phát huy sức mạnh tập thể nên BIDV Hà Nội đã hoàn thành toàn diện các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh mà BIDV giao, góp phần đáp ứng nhu cầu phát triển Thủ đô trên mọi lĩnh vực. Chính vì vậy, BIDV Hà Nội đã được công nhận là đơn vị xuất sắc toàn hệ thống BIDV trong rất nhiều năm liên tục, cùng với nhiều huân chương cao quí, bằng khen, danh hiệu thi đua xuất sắc… Đặc biệt, BIDV Hà Nội đã vinh dự được Chủ tịch nước tặng Huân chương lao động hạng Nhì và hạng Ba.

Sơ đồ 7 : Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng ĐT&PT chi nhánh Hà Nội

Nguồn: Phòng Tổ chức nhân sự Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Hà Nội

Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và phát triển thành phố Hà Nội có 23 đầu mối, hơn 350 cán bộ công nhân viên. Mỗi phòng ban đều có chức năng nhiệm vụ phù hợp với tên gọi của chính phòng ban đó.

Ban giám đốc bao gồm giám đốc, các phó giám đốc, ngoài ra còn có ủy ban các phòng bao gồm các trưởng phòng. Ban giám đốc là lãnh đạo cao cấp nhất đối với toàn chi nhánh.

Phòng kế hoạch nguồn vốn là phòng lo giải quyết xây dựng kế hoạch chung cho toàn chi nhánh, bao gồm cả huy động lãi suất đầu vào và tất cả những gì liên

Khối quản lý nội bộ Khối Tín dụng Khối dịch vụ NH Khối hỗ trợ kinh doanh Ban Giám Đốc Phòng DV khách hàng DN Phòng kế hoạch và nguồn vốn Phòng Tài chính kế toán Các phòng giao dịch số 1,2,6, 10,11,12 17,18,19 Các đơn vị trực thuộc Phòng tín dụng 1 Phòng TTQT Phòng DV KH cá nhân Phòng Kiểm tra- Kiểm toán nội bộ Phòng quản lý tín dụng Phòng Tổ chức cán bộ Phòng Điện toán Phòng tiền tệ và Kho quỹ Phòng tín dụng 4 Phòng tín dụng 2 Phòng tín dụng 3 Văn Phòng Phòng quản lý rủi ro

quan đến kế hoạch.

Phòng cán bộ tổ chức nhân sự và phòng hành chính là phòng chuyên lo về khâu cán bộ, nguồn nhân lực, cũng như thủ tục giấy tờ nói chung có liên quan trong chi nhánh.

Phòng Quản trị tín dụng

- Trực tiếp thực hiện yêu cầu nghiệp vụ về quản trị tín dụng của Chi nhánh theo quy trình, quy định của BIDV và của Chi nhánh.

- Tiếp nhận hồ sơ cấp tín dụng/bảo lãnh từ Phòng Quan hệ khách hàng và nhập dữ liệu đầy đủ, chính xác vào hệ thống quản lý và chịu trách nhiệm lưu trữ toàn bộ hồ sơ theo quy định.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Ban giám đốc.

Các phòng giao dịch có nhiệm vụ chủ yếu liên quan trực tiếp tới khách hàng từ gửi tiết kiệm đến thanh toán…

Các phòng tín dụng có các thế mạnh cho vay khác nhau: Phòng tín dụng 1 thường cho vay đầu tư xây dựng cơ bản, cho vay xây lắp và đầu tư xây dựng. Phòng tín dụng 2 thường cho vay đối với các đối tượng khách hàng xuất nhập khẩu. Phòng tín dụng 3 chủ yếu cho vay đối với các khách hàng ngoài quốc doanh, khách hàng cá nhân…

Phòng Dịch vụ khách hàng

Trực tiếp thực hiện nhiệm vụ giao dịch với khách hàng (từ khâu tiếp xúc, tiếp nhận yêu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng của khách hàng, hướng dẫn thủ tục giao dịch, mở tài khoản, gửi tiền rút tiền, thanh toán, chuyển tiền...); tiếp thị giới thiệu sản phẩm dịch vụ ngân hàng; tiếp nhận các ý kiến phản hồi của khách hàng về dịch vụ, tiếp thu, đề xuất hướng dẫn cải tiến để không ngừng đáp ứng sự hài lòng của khách hàng.

Phòng Thanh toán quốc tế

Thực hiện xử lý các giao dịch tài trợ thương mại theo đúng quy trình tài trợ thương mại và hạch toán kế toán những nghiệp vụ liên quan mà phòng thực hiện trên cơ sở hồ sơ đã được phê duyệt. Thực hiện nghiệp vụ phát hành bảo lãnh đối ứng theo đề nghị của ngân hàng nước ngoài. Thực hiện nghiệp vụ chuyển tiền quốc tế (nếu được giao)

Phòng Dịch vụ & Quản lý Kho quỹ.

sơ tài sản thế chấp, cầm cố, chứng từ có giá, vàng, bạc đá quý; các tài sản do khách hàng gửi giữ hộ,...).

Phòng điện toán

Phối hợp với Phòng điện toán khu vực và trực tiếp quản lý mạng, quản trị hệ thống phân quyền truy cập, kiểm soát tại Chi nhánh, tổ chức vận hành hệ thống thiết bị tin học và các chương trình phần mềm được áp dụng ở Chi nhánh theo đúng quy định, quy trình của BIDV.

Phòng Tài chính - Kế toán

Tổ chức thực hiện và kiểm tra công tác hạch toán kế toán chi tiết, kế toán tổng hợp và chế độ báo cáo kế toán, theo dõi quản lý tài sản (giá trị), vốn, quỹ của Chi nhánh theo đúng quy định của nhà nước và Ngân hàng.

2.1.3. Chức năng, nhiệm vụ của phòng Quản lý rủi ro.

* Công tác quản lý tín dụng:

- Tham mưu đề xuất chính sách, biện pháp phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng.

- Quản lý, giám sát, phân tích, đánh giá rủi ro tiềm ẩn đối với danh mục tín dụng của chi nhánh; duy trì và áp dụng hệ thống đánh giá, xếp hạn tín dụng vào việc quản lý danh mục.

- Đầu mối nghiên cứu, đề xuất trình lãnh đạo phê duyệt hạn mức, điều chỉnh hạn mức, cơ cấu, giới hạn tín dụng cho từng ngành, từng nhóm và từng khách hàng phù hợp với chỉ đạo của BIDV và tình hình thực tế tại chi nhánh. Kiểm tra việc thực hiện giới hạn tín dụng của các phòng liên quan và đề xuất xử lý nếu có vi phạm.

- Đầu mối đề xuất trình giám đốc kế hoạch giảm nợ xấu của Chi nhánh, của khách hàng và phương án cơ cấu lại các khoản nợ vay của khách hàng theo quy định

- Giám sát việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro; tổng hợp kết quả phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro gửi Phòng tài chính kế toán để lập cân đối kế toán theo quy định

- Đầu mối phối hợp với các bộ phận liên quan thực hiện đánh giá tài sản đảm bảo theo đúng quy định của BIDV

- Thu nhập, quản lý thông tin về tín dụng, thực hiện các báo cáo về công tác tín dụng và chất lượng tín dụng của chi nhánh, lập báo cáo phân tích thực trạng tài sản

nợ vay của chi nhánh

- Thực hiện việc xử lý nợ xấu * Công tác quản lý rủi ro tín dụng

- Tham mưu, đề xuất xây dựng các quy định, biện pháp quản lý rủi ro tín dụng. - Trình lãnh đạo cấp tín dụng/ bảo lãnh cho khách hàng.

- Phối hợp, hỗ trợ các phòng Quan hệ khách hàng để phát hiện, xử lý các khoản nợ có vấn đề.

- Chịu trách nhiệm hoàn toàn về việc thiết lập, vận hành, thực hiện và kiểm tra, giám sát hệ thống quản lý rủi ro của Chi nhánh. Chịu trách nhiệm về an toàn, chất lượng, giảm thiểu rủi ro trong hoạt động tín dụng theo phạm vi nhiệm vụ được giao. Đảm bảo mọi khoản tín dụng được cấp ra tuân thủ đúng quy định về quản lý rủi ro và trong mức chấp nhận rủi ro của BIDV và của Chi nhánh

* Công tác quản lý rủi ro tác nghiệp

- Phổ biến các văn bản quy định, quy trình về quản lý rủi ro tác nghiệp của BIDV và đề xuất, hướng dẫn các chương trình, biện pháp triển khai để phòng ngừa, giảm thiểu rủi ro tác nghiệp trong các khâu nghiệp vụ tại Chi nhánh.

- Hướng dẫn, hỗ trợ các phòng nghiệp vụ trong Chi nhánh tự kiểm tra và phối hợp thực hiện việc đánh giá, rà soát, phát hiện rủi ro tác nghiệp ở các phòng, các sản phẩm hiện có hoặc sắp có.

- Áp dụng hệ thống quản lý, đo lường rủi ro để đo lường và đánh giá các rủi ro tác nghiệp xảy ra tại chi nhánh và đề xuất giải pháp xử lý các sự cố rủi ro phát hiện được

- Xây dựng, quản lý dữ liệu thông tin về rủi ro tác nghiệp tại chi nhánh.

2.1.4. Tình hình hoạt động của Ngân hàng

2.2.4.1. Tình hình hoạt động huy động vốn.

Huy động vốn là hoạt động nhằm duy trì sự hoạt động của ngân hàng. Ngân hàng có huy động được nhiều vốn thì mới có thể hoạt động kinh doanh có hiệu quả, mới có thể đáp ứng được yêu cầu cho vay vốn, đem lại thu nhập cho ngân hàng. Trong những năm qua, Ngân hàng ĐT & PT Thành phố Hà Nội đã không ngừng tăng trưởng ổn định nguồn vốn huy động với chi phí thấp nhất để phục vụ cho đầu tư phát triển và kinh doanh của Ngân hàng. Tình hình huy động vốn tại Ngân hàng trong 5 năm vừa qua được thể hiện trong bảng số liệu sau:

Bảng 2: Nguồn vốn huy động của Ngân hàng trong 5 năm 2004 - 2008

Đơn vị: Triệu đồng

Năm

Chỉ tiêu

2004 2005 2006 2007 2008

Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Nguồn vốn huy động 3.919.398 4.559.987 5.882.721 7.048.924 8.471.190 1.Tiền gửi tổ chức 2.411.958 2.896.839 3.895.979 5.102.837 6.555.947 VNĐ 2.149.108 2.628.466 3.756.038 4.787.266 5.332.700 Nguyên tệ quy đổi 262.850 268.372 139.941 315.571 1.223.247 2.Tiền gửi tiết kiệm 947.996 1.284.045 1.546.280 1.770.115 1.522.460 VNĐ 558.700 752.326 954.058 1.067.217 828.152 Nguyên tệ quy đổi 389.296 531.729 592.222 702.898 694.308 3.Kỳ phiếu, trái phiếu 559.444 379.103 440.462 175.972 392.783 VNĐ 250.607 232.894 107.435 1.497 381.813 Nguyên tệ quy đổi 308.787 146.209 333.527 174.475 10.970

Nguồn: Phòng nguồn vốn Ngân hàng ĐT & PT Hà Nội

Sự tăng trưởng trong hoạt động huy động vốn của Ngân hàng được thể hiện trong biểu đồ sau:

Biểu đồ 1: Tình hình huy động vốn tại chi nhánh Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Hà Nội giai đoạn 2004 - 2008

Dựa vào bảng số liệu trên ta thấy: Nguồn vốn huy động của ngân hàng trong những năm qua tăng nhanh, năm sau luôn cao hơn năm trước.

Năm 2004 vốn huy động được là 3.919.398 triệu đồng, đến năm 2006 là 3919398 4559987 5882721 7048924 8471190 0 1000000 2000000 3000000 4000000 5000000 6000000 7000000 8000000 9000000 2004 2005 2006 2007 2008 Lượng vốn Năm

5.882.721 triệu đồng và đến năm 2008 là 8.471.190 triệu đồng. Lượng vốn huy động tăng lên cả về số tương đối:

Năm 2005 tăng 16,3% so với năm 2004 Năm 2006 tăng 29% so với năm 2005 Năm 2007 tăng 19,82% so với năm 2006 Năm 2008 tăng 20,17% so với năm 2007

Bảng 3: Cơ cấu nguồn vốn huy động giai đoạn 2004 - 2008

Năm Chỉ tiêu

2004 2005 2006 2007 2008

Nguồn vốn huy động 100% 100% 100% 100% 100%

Tiền gửi tổ chức 61,54% 63,527% 66,2% 72,4% 77,34% Tiền gửi cá nhân 24,187% 28,16% 26,3% 25,11% 17,9% Kỳ phiếu,trái phiếu 14,273% 8,313% 7,5% 2,49% 4,7%

Nguồn: Phòng nguồn vốn Ngân hàng ĐT & PT Hà Nội

Số liệu về cơ cấu nguồn vốn huy động được thể hiện qua biểu đồ sau:

Biểu đồ 2: Cơ cấu nguồn vốn huy động giai đoạn 2004 – 2008

0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 2004 2005 2006 2007 2008 Kỳ phiếu , trái phiếu Tiền gửi cá nhân Tiền gửi tổ chức

Nhìn vào bảng cơ cấu nguồn vốn huy động cho thấy trong tổng nguồn vốn huy động thì tiền gửi của các tổ chức là lớn nhất. Năm 2004 chiếm 61,54% đến năm 2006 chiếm 66,2% và đến năm 2008 là 77,4%.

kinh doanh có hiệu quả hơn, lãi thu được ngày càng nhiều khiến cho tài sản của doanh nghiệp cũng tăng lên. Thu nhập của người dân cao hơn, đời sống của các tầng lớp dân cư được nâng cao. Vì vậy, tiền gửi của các tổ chức kinh tế và dân cư tăng lên trong giai đoạn gần đây. Tiền gửi của các tổ chức kinh tế tăng nhanh từ 20896.839 triệu đồng năm 2005 lên 3.895.979 triệu đồng năm 2006 (tăng 34,49%) và 5.102.837 triệu đồng năm 2007 lên 6.555.947 triệu đồng năm 2008 (tăng 28,4%).Tiền gửi của dân cư cũng tăng lên đáng kể: năm 2006 tăng 20,4%, năm 2007 tăng 14,4% nhưng đến năm 2008 lại giảm xuống 13,99%.Trong khi đó, kỳ phiếu, trái phiếu lại có xu hướng giảm. Năm 2005 so với năm 2004 giảm 32,2%, năm 2007 so với năm 2006 giảm 60,04%.Còn đến năm 2008 thì số lượng kỳ phiếu, trái phiếu phát hành tăng mạnh do trong năm này ngân hàng có nhu cầu vốn lớn dẫn đến năm 2008 giá trị kỳ phiếu, trái phiếu là 392.783 triệu đồng, tăng 123,2% so với năm 2007.

Chi nhánh cũng đã có nhiều biện pháp linh hoạt, kịp thời, đa dạng hóa các hình thức huy động vốn. Ngoài sản phẩm tiết kiệm truyền thống, chi nhánh cúng đã thực hiện triển khai thêm các loại sản phẩm huy động vốn, tiện ích và mang lại nhiều lợi ích cho khách hàng như sản phẩm tiết kiệm tích lũy, tiết kiệm bậc thang, tiết kiệm dự thưởng, phát hành giấy tờ có giá…. Ngoài ra , chi nhánh còn thường xuyên mở các đợt thưởng lãi suất, khuyến mại,… để khuyến khích khách hàng đến với chi nhánh.Vì vây, ngân hàng đã giữ được nguồn vốn ổn định và tăng trưởng cao

2.2.4.2. Tình hình hoạt động tín dụng.

Tín dụng là một trong những nghiệp vụ chính đem lại thu nhập cho Ngân hàng. Vì thế cho nên không chỉ Ngân hàng ĐT & PT Hà Nội mà các Ngân hàng khác cũng luôn tìm các biện pháp để tăng cường hoạt động này.

Ngày 01/01/1995 là mốc thời gian đặc biệt đánh dấu sự chuyển biến cơ bản của hệ thống Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam nói chung và BIDV Hà Nội nói riêng, Ngân hàng đã được phép kinh doanh đa năng tổng hợp nhu một ngân hàng thương mại, phục vụ chủ yếu cho đầu tư phát triển của đất nước.

Trong giai đoạn này, hoạt động tín dụng đã được xác định rõ ràng hơn, tín dụng thương mại hình thành rõ nét hơn với đầy đủ các nghiệp vụ như cho vay, chiết khấu, bảo lãnh, cho thuê tài chính. Ngân hàng đã tự chủ hơn trong kinh doanh, được phép huy động vốn để cho vay, giảm dần hình thức cho vay theo chỉ định và kế hoạch Nhà nước. Việc cấp tín dụng theo nguyên tắc có hoàn trả và sinh lãi một mặt đòi hỏi cán bộ tín dụng phải cân đối được nguồn vốn huy động và cho vay, mặt khác phải tăng cường công tác thẩm định, kiểm tra trước và sau cho vay nhằm đảm bảo khách hàng sử dụng vốn đúng mục đích, hoàn trả đúng hạn và sinh lời.

Trong những năm qua, Ngân hàng ĐT & PT Hà Nội cũng đã có những tiến bộ vượt bậc trong lĩnh vực hoạt động này, từ đó dần xóa bỏ được sự mất cân đối về kỳ

hạn giữa nguồn vốn huy động và sử dụng vốn đấp ứng nhu cầu của khách hàng. Tình hình hoạt động tín dụng tại Ngân hàng ĐT & PT Hà Nội được thể hiện

Một phần của tài liệu Rủi ro và đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án cho vay vốn tại Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Hà Nội (Trang 33 - 117)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(117 trang)
w