Chi phí là một khái niệm cơ bản nhất của bộ môn kế toán, của việc kinh doanh và trong kinh tế học, là các hao phí về nguồn lực để doanh nghiệp đạt được một hoặc những mục tiêu cụ thể. Nói một cách khác, hay theo phân loại của kế toán tài chính thì đó là số tiền phải trả để thực hiện các hoạt động kinh tế như sản xuất, giao dịch, v.v... nhằm mua được các loại hàng hóa, dịch vụ cần thiết cho quá trình sản xuất, kinh doanh. Vì vậy, chúng ta cần tính toán, phân tích tình hình biến động chi phí, qua đó nhàm đưa ra những biện pháp hữu hiệu nhằm hạn chế sự gia tăng của chi phí, góp phần làm tăng lợi nhuận, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty.
Bảng 5: TÌNH HÌNH CHI PHÍ CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM 2006-2008
ĐVT: Ngàn đồng Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch 06/07 Chênh lệch 07/08
Số tiền (%) Số tiền (%)
1. Giá vốn hàng bán 16.544.034 20.628.918 16.949.526 4.084.884 24,69 (3.679.392) (17,84)
2. Chi phí bán hàng 95.144 210.911 364.189 115.767 121,68 153.278 72,67
3. Chi phí quản lí 75.159 172.723 242.278 97.564 129,81 69.555 40,27
Tổng 16.714.337 21.012.552 17.555.993 4.298.215 25,72 (3.456.559) 16,45
4.2.1. Giá vốn hàng bán.
Đây là nhân tố quan trọng nó ảnh hưởng trực tiếp và ngược chiều với lợi nhuận, khi giá vốn hàng bán tăng sẽ làm cho tổng mức lợi nhuận giảm một khoản tương ứng và ngược lại. Bởi vậy doanh nghiệp càng tiết kiệm, giảm được giá vốn trên đơn vị sản phẩm bao nhiêu thì càng tiết kiệm được chi phí và làm cho tổng mức lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ tăng bấy nhiêu.
Đối với công ty do lượng hàng hóa chủ yếu mua từ các công ty, nên giá vốn hàng bán phụ thuộc nhiều vào giá cả của lượng hàng nhập vào.
Qua bảng 5: Ta thấy giá vốn hàng bán qua 3 năm không đều, Năm 2006 giá vốn hàng bán của công ty là 16.544.034 ngàn đồng, sang năm 2007 là 20.628.918 ngàn đồng tăng 4.084.884 ngàn đồng so với năm 2006 tương ứng với 24,69%, nguyên nhân một phần là do tình hình cuối năm 2007 lạm phát gia tăng, góp phần làm cho giá cả lượng hàng thuốc bảo vệ thực vật nhập vào tăng bên cạnh đó do lượng hàng hóa tiêu thụ năm 2007 tăng. Năm 2008 giá vốn hàng bán công ty là 16.949.526 ngàn đồng giảm 3.679.392 ngàn đồng tương ứng với 17,84% so với năm 2007, tuy tổng giá vốn hàng bán năm 2008 có giảm nhưng chủ yếu do lượng hàng tiêu thụ giảm., bên cạnh đó giá vốn hàng bán tăng hay giảm còn phụ thuộc rất nhiều vào giá cả của các nhà cung ứng.
Do đó công ty cần tình toán thật kỹ về chi phí, cũng như tìm kiếm các nhà cung cấp để qua đó nhằm không làm chi phí này tăng cao qua đó không làm ảnh hưởng đến lợi nhuận công ty.
4.2.2. Chi phí bán hàng.
Qua bảng số liệu trên ta thấy chi phí bán hàng của công ty chiếm tỷ lệ rất cao, qua các năm điều tăng mạnh cụ thể:
-Tổng chi phí bán hàng năm 2007 là 210.911 ngàn đồng tăng 115.766 ngàn đồng tương ứng với 121,67% so với năm 2006, sang năm 2008 l à 364.189 ngàn đồng tăng 153.278 ngàn đồng tương ứng với 72,67 so với năm 2007 nguyên nhân là do sự gia tăng của các chi phí sau:
Bảng 6: TÌNH HÌNH CHI PHÍ BÁN HÀNG CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM 2006-2008
ĐVT: Ngàn đồng
Chỉ tiêu
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch 06/07 Chênh lệch 07/08 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền (%) Số tiền (%) 1. Chi phí nhân công 35.547 37,36 57.557 27,29 96.887 26,60 22.010 61,92 39.330 68,33 2. Chi phí phí dịch vụ mua ngoài 36.891 38,77 72.111 34,19 104.214 28,62 35.220 95,47 32.103 44,52 4. Chi phí khấu hao
tài sản cố định 15.755 16,56 53.489 25,36 82.386 22,62 37.734 239,51 28.897 54,02 5. Chi phí khác 6.951 7,31 27.754 13,16 80.702 22,16 20.803 299,24 52.948 190,77 Tổng cộng 95.144 100,00 210.911 100,00 364.189 100,00 115.767 121,67 153.278 72,67
+ Chi phí nhân công của công ty chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng chi phí bán hàng, năm 2007 tăng 22.010 ngàn đồng tương ứng với 61,92% so với năm 2006, năm 2008 tăng 39.330 ngàn đồng tương ứng với 68,33%, do doanh thu năm 2007 tăng mạnh, khối lượng hàng hóa tiêu thụ nhiều, nên công ty đã tăng lương thêm giờ cho các nhân viên viên nhằm khuyến khích làm việc hiệu quả hơn, bên cạnh đó mức lương cơ bản năm 2008 tăng, nên chi phí nhân công tăng lên là điều tất yếu
+ Chi phí dịch vụ mua ngoài chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng chi phí bán hàng, năm 2007 tăng 35.220 ngàn đồng tương ứng với 95,47% so với năm 2006, sang năm 2008 là 104.213 ngàn đồng tăng 32.103 ngàn đồng tương ứng với 44,52% so với năm 2008, nguyên nhân do doanh số năm 2007 tăng góp phần làm cho chi phí điện thoại, chi phí vận chuyển tăng cao, bên cạnh đó do giá xăng dầu thế giới tăng mạnh qua các năm tăng mạnh đặc biệt đầu năm 2008, làm cho chi phí xăng dầu tăng lên đáng kể.
+ Bên cạnh đó chi phí khấu hao tài sản cố định cũng chiếm tỷ trọng khá lớn, năm 2007 tăng 37.734 ngàn đồng tương ứng với 239,51% so với năm 2006, đến năm 2008 chi phí này tăng 28.897 ngàn đồng tương ứng với 25,05% so với năm 2007, là do công ty trang bị thêm một số xe, máy móc hiện đại phục vụ cho bộ phận bán hàng.
+ Mặt khác, chi phí khác cũng tác động không nhỏ đến tình hình tăng của chi phí bán hàng qua 3 năm của công ty TNHH MTB, chủ yếu là do của chi phí in ấn tài liệu dùng trong bộ phận bán hàng, chi phí mua quà tết cho nhân viên, khách hàng thân thiết của công ty, qua đó ta thấy ban lãnh đạo công ty ngày càng quan tâm đến đời sống của nhân viên, khách hàng …
Qua phân tích trên ta thấy chi phí bán hàng không ngừng tăng qua 3 năm, sự gia tăng này làm ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận của công ty, vì vậy công ty cần có những biện pháp hợp lí nhằm tiết kiệm chi phí, qua đó nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty.
4.2.2. Chi phí quản lí doanh nghiệp.
Bên cạnh sự tác động của chi phí bán hàng đến lợi nhuận của công ty, thì sự gia tăng của chi phí quản lí doanh nghiệp cũng tác động không ít đến lợi nhuận, qua bảng 7 ta thấy tổng chi phí quản lí doanh nghiệp không ngừng tăng qua 3 năm, cụ thể:
- Tổng chi phí quản lí doanh nghiệp năm 2006 là 75.159 ngàn đồng, năm 2007 là 172.723 ngàn đồng, tăng 97.564 ngàn đồng tương ứng với 129.81% so với năm 2006, sang năm 2008 tăng 69.555 ngàn đồng tương ứng với 40,27% so với năm 2007, nguyên nhân là do:
+ Chi phí nhân công chiếm tỷ trọng cao nhất trong chi phí quản lí doanh nghiệp, năm 2007 chi phí nhân công tăng 24.880 ngàn đồng tương ứng với 72,96% so với năm 2006, do có sự thay đổi về so lượng nhân viên ngày càng tăng, mặt khác sang năm 2008 chi phí nhân công tăng 19.662 ngàn đồng tương ứng với 33,34% so với năm 2007, nguyên nhân là do công ty phải trả thêm khoản tiền trợ cấp thôi việc cho một số nhân viên, bên cạnh đó mức lương cơ bản của nhân viên cũng được tăng lên.
+ Ngoài ra tổng chi phí quản lí qua các năm không ngừng tăng còn do ảnh hưởng không nhỏ của chi phí dịch vụ mua ngoài, năm 2007 chi phí này tăng 24.081 ngàn đồng tương ứng với 111.45% so với năm 2006, sang năm 2008 tăng 23.690 ngàn đồng tương ứng với 51,58% so với năm 2007, mà chi phí dịch vụ mua ngoài gồm chi phí điện thoại, chi phí vận chuyển bốc vác, chi phí xăng dầu,…chính vì với sự ảnh hưởng của tình trạng lạm phát ngày càng gia tăng qua các năm, gia điện, chi phí vận chuyển bốc vác tăng, giá xăng dầu không ngừng tăng mạnh dưới sự ảnh hưởng của giá xăng dầu thế giới nên làm cho chi phí dịch vụ mua ngoài tăng mạnh.
+ Chi phi khấu hao tài sản cố định cũng không ngừng tăng qua 3 năm, năm 2007 tăng 29.985 ngàn đồng tương ứng với 192.91% so với năm 2006, sang năm 2008 tăng 11.406 ngàn đồng tương ứng với 25,05% so với năm 2007, là do công ty trang bị thêm một số máy móc, bàn làm việc cho bộ phận quản lí.
Bảng 7: TÌNH HÌNH CHI PHÍ QUẢN LÍ DOANH NGHIỆP CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM 2006 -2008
ĐVT: Ngàn đồng
Chỉ tiêu
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch 06/07 Chênh lệch 07/08
Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền (%) Số tiền (%) 1. Chi phí nhân công 34.100 45.37 58.980 34.15 78.642 32.46 24.880 72.96 19.662 33.34 2. Chi phí dịch vụ mua ngoài 21.608 28.75 45.690 26.45 69.380 28.64 24.082 111.45 23.690 51.85 4. Chi phí khấu hao
tài sản cố định 15.544 20.68 45.529 26.36 56.935 23.50 29.985 192.91 11.406 25.05 5. Chi phí khác 3.907 5.20 22.524 13.04 37.321 15.40 18.617 476.50 14.797 65.69 Tổng cộng 75.159 100.00 172.723 100.00 242.278 100 97.564 129.81 69.555 40.27
+ Bên cạnh đó chi phí khác cũng tăng qua 3 năm là do công ty chi tiền mua quà tết cho nhân viên bộ phận quản lí, chi mua thêm phần mềm thông tin, sách kế toán, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty hơn.
Như vậy ta thấy chi phí quản lí doanh nghiệp luôn tăng qua 3 năm. Vì vậy công ty cần phải có biện pháp tiết kiệm chi phí nhằm để tối đa hóa lợi nhuận trong những năm sắp tới.
4.2.4. Phân tích tình hình chi phí theo kỳ kế hoạch.
Chi phí là một nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của công ty, vì vậy lập kế hoạch chi phí giúp ta có thể kiểm soát tình hình chi phí được tốt hơn. Qua bảng 8 ta thấy tình hình thực hiện chi phí chưa được tốt lắm cụ thể.
Giá vốn hàng bán công ty năm 2006 là 16.544.034 ngàn đồng tăng so với kế hoạch đề ra là 1.638.239 ngàn đồng, sang năm 2007 giá vốn hàng bán công ty là 20.628.918 ngàn đồng tăng so với kế hoạch đề ra là 2.599.004 ngàn đồng, tuy không hoàn thành kế hoạch đề ra nhưng do hai năm 2006 và năm 2007 giá nguyên liệu thuốc tăng nên làm cho giá các mặt hàng thuốc bảo vệ thực vật tăng, đồng thời cùng với số lượng tiêu thụ tăng nên giá vốn tăng so với kế hoạch đề ra là điều tất yếu. Năm 2008 giá vốn hàng bán công ty là 16.949.526 vượt mức kế hoạch đề ra là 3.984.897 ngàn đồng, tuy giá cả các mặt hàng thuốc bảo vệ thực vật năm 2008 tăng mạnh, nhưng do số lượng tiêu thụ giảm nên làm cho tổng giá vốn giảm.
Chi phí bán hàng năm 2006 là 95.144 ngàn đồng tăng so với kế hoạch đề ra là 6.098 ngàn đồng, sang năm 2007 chi phí bán hàng công ty là 210.911 ngàn đồng tăng so với kế hoạch đề ra là 1.801 ngàn đồng, nguyên nhân là do số lượng tiêu thụ tăng, chi phí điện thoại, xăng dầu phục vụ cho bán hàng cũng tăng theo. Năm 2008 chi phí bán hàng công ty là 364.189 ngàn đồng vượt mức kế hoạch đề ra là 3.283 ngàn đồng, tuy chi phí có giảm so với kế hoạch, nhưng chủ yếu là do số lượng tiêu thụ các mặt hàng thuốc bảo vệ thực vật giảm đáng kể, vì vậy công ty cần có biện pháp kiểm soát chi phí bán hàng chặt chẽ hơn.
Chi phí quản lí doanh nghiệp năm 2006 là 75.159 tăng so với kế hoạch đề ra là 9.497, sang năm 2007 chi phí quản lí doanh nghiệp công ty là 172.723 ngàn
đồng tăng 4.723 ngàn đồng, nguyên nhân là do số lượng tiêu thụ thuốc bảo vệ thực vật tăng, nhưng tốc độ tăng của chi phí này khá cao vì vậy công ty cần có biện pháp quản lí chi phí phù hợp, nhằm tăng lợi nhuận công ty. Năm 2008 chi phí quản lí doanh nghiệp là 242.278 ngàn đồng vượt mức kế hoạch đề ra là 2.845 ngàn đồng, là do khủng hoảng chung của nền kinh tế thế giới nên tình hình xuất khẩu nông sản giảm sút nên làm cho số lượng tiêu thụ thuốc giảm mạnh, góp phần làm cho chi phí giảm, nhưng tốc độ giảm của chi phí còn thấp, do chi phí quản lí cũng là một trong những nhân tố đóng góp rất lớn trong việc làm tăng lợi nhuận vì vậy công ty cần xem xét tình hình sử dụng chi phí cụ thể qua đó có hướng thích hợp hơn.
Bảng 8: TÌNH HÌNH CHI PHÍ THEO KỲ KẾ HOẠCH CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM 2006-2008.
ĐVT: Ngàn đồng
Chỉ tiêu
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch
Kế hoạch (KH) Thực hiện(TH) Kế hoạch (KH) Thực hiện(TH) Kế hoạch (KH) Thực hiện(TH) TH/KH TH/KH TH/KH Giá vốn hàng bán 14.905.79 5 16.544.03 4 18.029.91 4 20.628.91 8 20.934.42 3 16.949.52 6 1.638.23 9 2.599.00 4 (3.984.897 ) Chi phí bán hàng 89.046 95.144 209.110 210.911 367.472 364.189 6.098 1.801 (3.283) Chi phí quản lí doanh nghiệp 65.662 75.159 168.000 172.723 245.123 242.278 9.497 4.723 (2.845)
4.3. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH LỢI NHUẬN. 4.3.1. Phân tích chung lợi nhuận công ty. 4.3.1. Phân tích chung lợi nhuận công ty.
Lợi nhuận là kết quả cuối cùng của công ty, là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh kết quả kinh tế của mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Nói cách khác lợi nhuận là khoản tiền chênh lệch giữa doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trừ đi các khoản giảm trừ, giá vốn hàng bán, chi phí hoạt động, thuế suất. Vì vậy việc phân tích tình hình lợi nhuận là vô cùng quan trọng và thiết thực qua đó giúp công ty tìm ra các biện pháp nâng cao lợi nhuận.
Từ bảng 1, ta thấy tốc độ tăng của tổng lợi nhuận trước thuế của công ty không đều qua các năm, năm 2007 lợi nhuận đạt 75.402 ngàn đồng giảm 15.452 ngàn đồng tương ứng với 17,01% so với năm 2006, mặt dù doanh số 2007 có tăng mạnh nhưng do chi phí quản lí tăng cao làm cho lợi nhuận giảm đáng kể, sang năm 2008 lợi nhuận đạt 178.005 ngàn đồng tăng 102.603 ngàn đồng tương ứng với 136,08 %, mặt dù doanh số năm 2008 giảm nhưng bù lại công ty có được thu nhập từ hoạt động khác của công ty tăng cao làm cho tổng lợi nhuận trước thuế tăng lên đáng kể.
Bảng 9: TÌNH HÌNH THỰC HIỆN LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM 2006-2008.
ĐVT: Ngàn đồng
Nguồn: Phòng kế toán công ty MTB Thành Phố Cần Thơ
Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch 06/07 Chênh lệch 07/08 Số tiền (%) Số tiền (%) 1. Lợi nhuận từ hoạt động kinh
doanh 62.176 (35.800) (22.615) (97.976) (157,58) 13.185 (36,83) 2. Lợi nhuận từ hoạt động tài
chính 87 1.039 1.360 951 1094,25 321 30,09 3. Lợi nhuận khác 28.591 110.163 199.260 81.572 285,31 89.097 80,88 Tổng lợi nhuận 90.854 75.402 178.005 (15.452) (17,01) 102.603 136,08
4.3.1.1. Phân tích lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh.
Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh luôn được xem là lợi nhuận chính của công ty, nhất là các công ty kinh doanh trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ. Qua bảng số liệu trên ta thấy lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của công ty TNHH MTB Thành Phố Cần Thơ liên tục giảm qua 3 năm cụ thể:
Năm 2006 lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh là 62.176 ngàn đồng, sang năm 2007 lợi nhuận công ty âm 35.800 ngàn đồng giảm 97.976 ngàn đồng tương ứng với 157,58% so với năm 2006, tuy doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2007 tăng 4.200.239 ngàn đồng tương ứng với 25,04%, tình hình xuất khẩu trái cây, nông sản tăng mạnh., trong khi đó do ảnh hưởng của khí hậu tình hình sâu bệnh trên cây trồng ngày càng phát triển, giá cả nguyên vật liệu từ đó