Thực trạng hiệu quả cho vay các doanh nghiệp vừavà nhỏ tạ

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Chi nhánh Láng Hạ (Trang 39 - 46)

NHNo&PTNT Chi nhánh Láng Hạ.

a.Các chỉ tiêu về doanh số cho vay, doanh số thu nợ, và tổng dư nợ.

Các doanh số này đều cho ta biết được khả năng cho vay của Ngân hàng và khả năng thu hồi nợ của Ngân hàng. Ta có thể hiểu rõ hơn thông qua bảng số liệu sau

Bảng 2.4. Bảng báo cáo doanh số cho vay, doanh số thu nợ, và tổng dư nợ đối với DNVVN qua các năm

Đơn vị : tỷ đồng

Năm Chỉ tiêu

2003 2004 2005 2006

Doanh số cho vay 2825.9 3129 3067.8 4133.5

Tốc độ tăng trưởng 10.6% 10.7% (1.95%) 34.7%

Doanh số thu nợ 2650 2895.4 2880.1 3913.5

Tốc độ tăng trưởng 8.9% 9.2% (0.52%) 35.8%

Qua bảng số liệu trên ta thấy rằng năm 2006 là năm có tốc độ tăng trưởng về doanh số cho vay và doanh số thu nợ cao nhất, lần lượt là 34.7% và 35.8% , điều này cho ta thấy quy mô hoạt động của Ngân hàng không ngừng

cho vay đều có xu hướng gia tăng từ 10.6% lên đến 34.7%, tuy vào năm 2005 có giảm đôi chút (1.95%), đây chính là minh chứng cho hiệu quả tín dụng khá tốt của Ngân hàng. Doanh số thu nợ qua các năm từ 2003 đến 2006 đều chiếm hơn 90% doanh số cho vay trong năm, tốc độ tăng trưởng qua các năm được giữ vững và tăng trưởng liên tục từ 8.9% năm 2003 đến 35.8% năm 2006.Tuy nhiên sự giảm tốc độ tăng trưởng vào năm 2005 là dấu hiệu chứng tỏ khả năng tín dụng của Ngân hàng vẫn chưa thể coi là ổn định, vì vậy Ngân hàng cũng cần phải có điều chỉnh thích hợp hơn nữa trong công tác tín dụng của mình.

Đơnvị: triệu đồng Năm Ngành kinh tế 2003 2004 2005 2006 Tổng cộng Nội tệ Ngoại tệ Tổng cộng Nội tệ Ngoại tệ Tổng cộng Nội tệ Ngoại tệ Tổng cộng Nội tệ Ngoại tệ

Nông lâm nghiệp 0 0 0 5615 5615 0 500 500 0 0 0 0 Thủy sản 0 0 0 3744 3744 0 0 0 0 0 0 0 Công nghiệp, xây dựng 34621 34621 0 4211 42111 0 42456 42456 30276 47937 47937 0 Thương mại, dịch vụ 126706 79824 46882 163767 103360 60407 126456 126456 83501 175452 110734 64718 ngành khác 15308 15308 0 18716 18716 0 11240 11240 5964 21199 21199 0 Tổng cộng 176635 129753 46882 233953 173546 60407 180652 180652 119741 244588 179870 64718 Tốc độ tăng trưởng 25.2% 32.45% (22.2%) 35.39%

Qua bảng báo cáo dư nợ ta thấy rằng tổng dư nợ hàng năm đều tăng trưởng với tốc độ khá cao từ 25.2% năm 2003 đến 35.39% năm 2006 tuy vào năm 2005 tốc độ tăng trưởng có bị giảm 22.2% việc tốc độ tăng trưởng bị giảm là do trong năm 2005 doanh số cho vay thương mại và dịch vụ bị giảm khoảng 15% so với năm 2004 đó là nguyên nhân chủ yếu khiến cho tốc độ tăng trưởng tổng dư nợ năm 2005 bị giảm so với năm 2004. Dư nợ hàng năm tăng cho ta biết Ngân hàng khá thành công trong công tác tín dụng đặc biệt là vào năm 2006 (đạt 244588 triệu đồng), vì nếu Ngân hàng không thực hiện tốt công tác tín dụng tình trạng ứ đọng vốn sẽ xảy ra và nó là một nguyên nhân khiến cho tình hình tài chính của Ngân hàng chở nên bất ổn, chính vì thế mà sự tăng trưởng trong tổng dư nợ qua hàng năm là một tín hiệu đang mừng cho Ngân hàng. Ta có thể nhận thấy rõ hơn sự tăng trưởng thông qua biểu đồ sau.

0 50000 100000 150000 200000 250000 Tổng dư nợ 2003 2004 2005 2006 Năm Biểu Đồ Tổng Dư Nợ

Qua biểu đồ ta thấy rằng dư nợ tín dụng của Chi nhánh không ngừng phát triển tuy không đều nhưng điều đó cũng nói lên sự phát triển khá bền vững của Chi nhánh.

c. Chỉ tiêu phản ánh rủi ro tín dụng.

Trong hoạt động tín dụng Ngân hàng thì một vấn đề hết sức quan trọng mà chúng ta phải đề cập đến đó chính là nợ xấu, hiệu quả tín dụng chỉ có thể đạt được khi tỷ lệ có vấn đề, nợ quá hạn vv… trong tổng dư nợ không chiếm quá cao để hiểu được tình hình nợ quá hạn trong Chi nhánh Ngân hàng chúng ta cùng xem xét bảng số liệu sau.

Bảng 2.6. Bảng tổng hợp về các tỷ lệ nợ xấu qua các năm

Đơn vị :triệu đồng

Năm

Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006

Tổng dư nợ 176635 233953 180652 244588

Tỷ lệ nợ dưới tiêu

chuẩn (Nhóm 3) 0.3% 0 0.05% 0.07%

Tỷ lệ nợ nghi ngờ

(Nhóm 4) 0 2.62% 3.61% 2.7%

Tỷ lệ nợ tổn thất

(Nhóm 5) 0.11% 1.5% 2.02% 1.6%

Qua bảng trên ta thấy rằng tỷ lệ nợ loại 4( nợ nghi ngờ) trong 3 năm 2004,2005,2006 chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng dư nợ, đây chính là khó khăn của Ngân hàng do trong những năm gần đây do quá trình hội nhập mà sự cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt, các doanh nghiệp vừa và nhỏ có khi không có khả năng chả nợ vay Ngân hàng khi đến hạn. Năm 2004,2005,2006 tổng số tiền nợ loại 4 lần lượt là 6133(triệu đồng), 6526(triệu đồng), 6622(triệu đồng). Đặc biệt nợ loại 5( nợ được xếp vào loại tổn thất, tức là đối với khoản nợ này

Ngân hàng không thể thu hồi gốc và lãi) cũng đã chiếm 2.02% tổng dư nợ cho vay vào năm 2005 và hơn 1% trrong các năm 2004 và 2006, đó chính là những khó khăn và vướng mắc mà Chi nhánh Ngân hàng đã gặp phải trong những năm gần đây, tuy nhiên trong các năm 2003 đến năm 2005 thì những khoản nợ xấu đó cũng đã được Ngân hàng giải quyết khá tốt bằng chứng thể hiện ở chỗ hơn 70% các khoản nợ này đã được Ngân hàng bù đắp bằng quỹ dự phòng rủi ro và bằng các hoạt động như phát mại tài sản thế chấpvv…

Thu nhập từ hoạt động tín dụng chiếm 70% tổng thu nhập của Ngân hàng, chính vì vậy mà mọi quyết định cho vay của Ngân hàng đều ảnh hưởng đến khả năng tồn tại của Ngân hàng, vậy nên việc giảm thiểu rủi ro trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng là vấn đề tiên quyết, quỹ dự phòng rủi ro ra đời chính là một biện pháp làm hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng, bù bắp những khoản nợ không còn khả năng thu hồi . Tỷ lệ quỹ dự phòng rủi ro cũng là một chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả tín dụng của Ngân hàng tỷ lệ này cho ta biết cứ một đồng mà Ngân hàng hiện đang cho vay thì khả năng mất bao nhiêu đồng. Với Ngân hàng NHNo&PTNT Chi nhánh Láng Hạ ta có thể đánh giá thông qua bảng số liệu sau.

Bảng 2.7. Bảng tỷ lệ dự phòng đối với DNVVN của Chi nhánh Ngân hàng qua các năm Đơn vị:triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006 Tổng dư nợ 176635 233953 180652 244588 Qũy dự phòng rủi ro 6958.44 15079.3 18007.05 18860.5 Tỷ lệ quỹ dự phòng rủi ro 3.93% 6.44% 9.96% 7.71%

Qua bảng số liệu ta thấy rằng quỹ dự phòng rủi ra tăng qua các năm, năm 2006 tăng 171% so với năm 2003, việc tăng trưởng nhanh dần qua các năm này là do nền kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới nên cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng trở nên gay gắt, việc rủi ro trong hoạt động kinh doanh có thể xảy ra bất cứ lúc nào, trong các năm từ 2003 đến 2006 thì ta có thể thấy rằng cứ 100 đồng mà Ngân hàng bỏ ra cho vay khả năng mất có thể lên đến hơn 9 đồng (9.96% năm 2005). So với năm 2005 thì trong năm 2006 tỷ lệ quỹ dự phòng đã giảm chỉ còn 7.71% so với 9.96% năm 2005 đây chính là sự cố gắng của Ngân hàng, tuy nhiên so với tỷ lệ trong hai năm 2003 và 2004 thì vẫn còn khá cao.

d. Chỉ tiêu về lợi nhuận.

Chỉ tiêu thu nhập ròng sau thuế là chỉ tiêu hết sức quan trọng, nó đánh giá khả năng hoạt động của Ngân hàng có thực sự hiệu quả không, đặc biệt là trong công tác tín dụng, hiệu quả tín dụng không thể có nếu thu nhập ròng của Ngân hàng là quá thấp. Với Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Chi nhánh Láng Hạ thu nhập ròng sau thuế qua các năm ( từ năm 2003 đến

năm 2006 ) không ngừng ra tăng. Ta có thể nhận xét điều này thông qua bảng số liệu sau.

Bảng 2.8. Bảng thu nhập ròng sau thuế của NHNo&PTNT Chi nhánh Láng Hạ qua các năm.

Đơn vị:tỷ đồng

Năm

Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006

Thu nhập ròng sau thuế 66.79 69.5 76.37 86

Tốc độ tăng trưởng 3,56% 4.057% 14.2% 12.6%

Nhìn vào bảng số liệu ta thấy rằng tốc độ tăng trưởng của thu nhập ròng sau thuế của Chi nhánh Ngân hàng không nghừng tăng lên từ 3.56% năm 2003 lên đến 12.6% năm 2006. Trong năm 2006 thì thu nhập sau thuế của Ngân hàng đạt cao nhất 86 (tỷ đồng), điều này chứng tỏ qua các năm hiệu quả tín dụng tại Chi nhánh không nghừng được nâng cao. Từ năm 2004 đến năm 2006 tốc độ tăng trưởng đạt hai con số 14.2% năm 2005 và 12,6% năm 2006, chứng tỏ sự phát triển không nghừng của Chi nhánh.

2.2.3. Đánh giá khái quát hiệu quả cho vay các DNVVN tại chi nhánh.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Chi nhánh Láng Hạ (Trang 39 - 46)