Các lỗi thường gặp:

Một phần của tài liệu quy trình lắp đặt, vận hành, sửa chữa và bảo dưỡng trạm bts (Trang 78 - 86)

4. CÁC SỰ CỐ TRONG TRẠM BTS VÀ PHƯƠNG PHÁP XỬ LÍ: 1 Các cách xác định lỗi:

4.3.Các lỗi thường gặp:

4.3.1. Lỗi trên hệ thống antenna và feeder:

Phân loại Lỗi Hiện tượng

Không có tín hiệu đường xuống

MS lỗi truy nhập vào mạng, các cuộc gọi không thiết lập được, cuộc gọi bị rớt, TRX

lỗi ( idle) trong thời gian dài Trên tín hiệu

đường xuống ( Downlink

signal) Tín hiệu đường xuống yếu

Chất lượng chuyển đổi kém, vùng phủ của BTS bị thu hẹp

Không có tín hiệu

đường lên Các cuộc gọi không thể thiết lập Trên tín hiệu

đường lên

( Uplink signal) Độ nhậy thu của BTS yếu Chất lượng chuyển đổi kém, vùng phủ của BTS bị co hẹp Có cảnh báo sóng đứng VSWR Cảnh báo VSWR tại DDPU Lỗi hệ thống

feeder - antenna Cảnh báo độ khuếch đại tạp âm thấp LNA

Có bộ khuếch đại tạp âm thấp LNA tại DDPU

Bảng 4.1: Phân loại lỗi trên atenna – feeder a. Các lỗi hay gặp trên đường xuống:

Không có tín hiệu đường xuống:

- Xem lại các cảnh báo cũ và các cảnh báo thời giam thực ở OMC hoặc ở trạm bằng phần mềm “local maintenance console”

- Nếu có cảnh báo sóng đứng nghiêm trọng ở DDPU thì phần lớn khả năng là do khối DTMU đã tắt bộ khuyếch đại công suất làm cho không có tín hiệu đầu ra. Cách xử lý:

o Kiểm tra VSWR của tuyến antena-feeder bắt đầu từ điểm jumper đấu vào DDPU

o Nếu VSWR vẫn nằm trong giới hạn cho phép thì tiếp tục xác định lỗi bằng phương pháp khoanh vùng như sau:

- Vì hiện tượng là không có tín hiệu đường xuống, vì vậy điểm lỗi phải nằm trong đường tín hiệu RF. Nếu điểm lỗi được xác định nằm trong phần từ cổng ra của DDPU tới antenna trên đỉnh cột, thì DDPU sẽ phát hiện được và

đưa ra cảnh báo VSWR. Nếu không đúng thì có thể kết luận là điểm lỗi nằm giữa đầu ra của TRX tới đầu ra của DDPU. Cách xử lý:

o Kiểm tra cáp kết nối giữa các cổng DTRU TX1, TX2 với DDPU TXA, TXB hoặc DTRU TCOM với DDPU TXA, TXB là đúng

- Nếu các cách làm trên vẫn không tìm được lỗi thì thay DDPU

Tín hiệu đường xuống yếu: Triệu chứng của lỗi này là vùng phủ của BTS hoặc của các sóng mang bị thu hẹp. Cách xử lý như sau:

- Kiểm tra công suất đầu ra của TRX là bình thường

- Kiểm tra chỉ số VSWR đo được tại DDPU là bình thường - Kiểm tra suy hao xen của đường truyền qua DDPU

- Kiểm tra các đầu nối liên quan đến đường tín hiệu RF đã được bắt chặt

b. Các lỗi thường gặp trên đường lên:

Không có tín hiệu đường lên:

- Thử thay thế đường feeder-antenna khác cho cái không có tín hiệu đường lên o Nếu tín hiệu đường lên được khôi phục ở đường feeder mới thì chắc chắn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

đường feeder nguyên gốc là có vấn đề

o Nếu hiện tượng vẫn lặp lại thì DDPU có vấn đề. Kiểm tra lại các cáp nối giữa RXA1-4 và RXB1-4 với các đường RXM1, RXD1, RXM2, RXD2 là đúng (theo cấu hình)

- Nếu lỗi vẫn chưa được khắc phục thì thay DDPU, và lập bản ghi liên quan đến tình trạng lỗi và đính kèm DDPU bị lỗi

o Chú ý: Khôi phục lại kết nối antenna feeder về trạng thái ban đầu của nó. o Khi thay đổi antenna feeder đảm bảo rằng:

 Hai antenna - feeders tương ứng sẽ trong cùng cell/sector

 Kết nối antenna lên được khôi phục về trạng thái ban đầu sau khi xác định được lỗi. Nếu không vùng phủ của cell có thể sẽ bị ảnh hưởng

o Đây là các nguyên tắc cơ bản phải tuân thủ, khi sử dụng phương pháp này để giải quyết vấn đề

Độ nhậy thu của BTS yếu:

- Kiểm tra VSWR của antenna feeder

o Nếu nó quá lớn thì chứng tỏ kết nối của một phần tử nào đó trong tuyến antenna feeder RF là kém chất lượng.

o Nếu VSWR là bình thường thì các chỉ số năng lực kênh thu của DDPU như độ lợi (gain), hệ số tạp nhiễu (noise factor).

- Các lỗi thông thường sẽ có thể được xác định bằng cách phát triển các phương pháp ở trên. Nhưng sẽ không thể tránh được một số lỗi không thể xác định được theo các phương pháp này, vì nó không phải là cách kiểm tra toàn diện. Ví dụ: Độ lợi giảm và hệ số tạp nhiễu tăng trong trường hợp của bộ khuyếch đại sẽ không được phản ánh trong trạng thái hoạt động và lỗi sẽ không thể xác định được

- Việc tạo các bản ghi rõ ràng về trạng thái lỗi sẽ rất hữu ích cho các phân tích sâu hơn sau đó

c. Các lỗi thông thường trên hệ thống feeder:

Cảnh báo sóng đứng:

- Kiểm tra VSWR của hệ thống antenna - feeder. Nếu nó thấp hơn 1.5, mà cảnh báo DDPU VSWR vẫn được tạo ra thì cảnh báo này sẽ được xem như là một cảnh báo lỗi và cần phải thay DDPU

- Nếu VSWR là cao hơn 1.5, thì cần điều chỉnh các kết nối antenna feeder cho đến khi VSWR thấp hơn 1.5

- Tiêu chuẩn lắp đặt yêu cầu VSWR thấp hơn 1.3

4.3.2. Lỗi truyền dẫn:

a. Lỗi truyền dẫn loại 1: E1 chập chờn

Tiến trình xử lý: Các nguyên nhân có thể là thiết bị truyền dẫn, bo mạch hoặc luồng lỗi

- Thực hiện kiểm tra self-loop test phía BTS và kiểm tra đèn chỉ thị LIU của card TMU là tắt. Nếu đèn LIU không tắt thì vấn đề nằm trong card TMU  thay card TMU

- Thực hiện kiểm tra self-loop test về phía BSC và kiểm tra chỉ thị E1 của bo BIE của BSC là OFF. Nếu BIE không OFF, thì vấn đề nằm ở thiết bị truyền dẫn

- Kiểm tra phần mềm quản lý truyền dẫn NM và kiểm tra các cảnh báo liên quan. Dựa trên các cảnh báo (nếu có) này bạn có thể xác định vấn đề nằm ở thiết bị truyền dẫn

- Nếu không có cái nào lỗi thì vấn đề nằm ở khả năng tương tác giữa thiết bị truyền dẫn và BSC (hoặc BTS)

b. Lỗi truyền dẫn loại 2: cảnh báo OML thường xuyên

Tiến trình xử lí: Lý do có thể là luồng E1 được đấu tiếp đất công tác không tốt hoặc thiết bị truyền dẫn lỗi.

- Kiểm tra card TMU trong BTS để kiểm tra thiết lập tiếp đất cho luồng E1 - Kiểm tra điện trở của đầu nối E1 và rack máy để đo tình trạng cách ly. - Kiểm tra đầu nối E1 trong DDF (khi lắp đặt) đã được đấu đất

- Kiểm tra vỏ của thiết bị truyền dẫn E1 đã được đấu đất

- Kiểm tra toàn bộ hệ thống sử dụng cùng một hệ thống nối đất. Nếu không sửa đổi lại cho đúng, rồi kiểm tra xem vấn đề đã được khắc phục chưa (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Nếu vấn đề không được khắc phục sau các bước đo kiểm tra ở trên thì vấn đề nằm ở thiết bị truyền dẫn, luồng truyền dẫn E1 hoặc card giao diện E1. Kiểm tra kết nối và thực hiện kiểm tra loop test khoanh vùng để xác định lỗi

- Kiểm tra phần mềm NM và kiểm tra các cảnh báo liên quan. Và xử lý nó theo các hướng dẫn của thiết bị truyền dẫn

c. Trường hợp lỗi điển hình: OML chập chờn do E1 tiếp đất sai

Tiến trình xử lý

- Self-loop luồng E1 tại đỉnh tủ BTS nhận được đèn chỉ thị cáp luồng E1 là OFF  BTS là OK.

- Self-loop luồng E1 trên DDF và nhận đèn chỉ thị cáp luồng E1 là OFF  luồng E1 từ BTS đến DDF là OK

- Self-loop về BSC trên DDF và thấy trạng thái E1 là OFF  E1 từ BSC đến DDF là OK

- Tắt nguồn của TMU rồi bật lại, vẫn lỗi - Tháo luồng E1 ra khỏi DDF, vẫn lỗi

- Ngắt kết nối E1 ở đỉnh tủ BTS, tắt nguồn và tháo TMU. Kiểm tra điện trở giữa vỏ đầu nối E1 đỉnh tủ và cáp tiếp đất của tủ máy thì thấy chúng đã cách ly với nhau (  bình thường)

- Thay đổi TMU DIP switch sang vị trí tương ứng để tiếp đất của cáp luồng E1 thành OFF (không nối đất), vẫn lỗi

- Tháo đầu kết nối E1 ra khỏi DDF thay đổi TMU DIP switch sang vị trí tương ứng để tiếp đất của cáp luồng E1 thành OFF (không nối đất). Hết lỗi - Để xác nhận lỗi, thay TMU (với cáp E1 không được nối đất). Để vỏ đầu nối

E1 tiếp xúc với DDF thì thấy đèn chỉ thị E1 trên TMU nháy nhanh  Lỗi - Khôi phục lại TMU ban đầu và tháo đầu nối E1 ra khỏi DDF, lỗi biến mất

4.3.3. Lỗi kết nối phần cứng:

Trường hợp lỗi điển hình: cảnh báo VSWR do cáp đứt Tiến trình xử lí:

- Kiểm tra tất cả các kết nối từ TRX đến đường feeder chính và chống sét để vặn chặt lại tất cả các chỗ nối, nếu vấn đề vẫn còn thì nó không nằm ở kết nối

- Nối DDPU của sector bị lỗi đến feeder-antenna của một sector tốt khác, đèn cảnh báo TRX vẫn đỏ, tức là hệ thống antenna và feeder không có lỗi, phục hồi lại các kết nối

- Thay TRX lỗi bằng một cái mới, cảnh báo TRX vẫn đỏ, tức là TRX không có vấn đề, khôi phục lại như cũ

- Thay cáp giữa TRX và DDPU, vấn đề biến mất  Vấn đề là cáp bị đứt trong khi vận chuyển

4.3.4. Lỗi phần cứng:

Tiến trình xử lí:

- Kiểm tra trên hệ thống điều khiển OMC, tìm thấy cảch báo link radio trong trạm

- Kiểm tra trên hệ thống điều khiển O&M OMC BTS không có card nào đỏ - Kiểm tra phần mềm của các card, tất cả đều đúng

- Thay card TMU bằng một cái mới, vẫn lỗi, phục hồi lại như cũ

- Reset lại TRX và thay tất cả các kết nối đến TRX bằng cái mới, vẫn lỗi, phục hồi lại như cũ

KẾT LUẬN

Đồ án đã trình bày tổng quan về hệ thống thông tin di động, mô tả cấu trúc của hệ thống BSC và trình bày các khối chức năng của BSC, phương pháp lắp đặt một trạm BTS.

Mục đích của đồ án là phân tích nguyên lý hoạt động, phương pháp lắp đặt và phương pháp xử lý lỗi của hệ thống BTS. Dựa vào các nghiên cứu và phân tích đó đã đưa ra được nguyên lí hoạt động của hệ thống, phương pháp lắp đặt, đồng thời khi nghiên cứu quá trình hoạt động của hệ thống đã đưa ra được các lỗi thường gặp khi vận hành hệ thống và các lỗi xảy ra khác khi hệ thống hoạt động như lỗi mạng, lỗi truyền thông từ đó đưa ra phương án xử lý lỗi.

Như vậy kết quả của đồ án đã đạt được là nếu tổng quan về hệ thống thông tin di động, phân tích nguyên lý hoạt động, phương pháp lắp đặt và phương pháp xử lý lỗi của trạm BTS. Đồ án có thểứng dụng làm tài liệu tham khảo cho các bạn sinh viên.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu quy trình lắp đặt, vận hành, sửa chữa và bảo dưỡng trạm bts (Trang 78 - 86)