Những vấn đề còn tồn tại trong phương thức thanh toán L/C

Một phần của tài liệu Đánh giá dịch vụ thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ đối với LC nhập tại NH Công Thương chi nhánh DN (Trang 50 - 51)

Trong bối cảnh Việt Nam vừa hội nhập WTO tham gia sân chơi bình đẳng về kinh tế và thương mại có khá nhiều cơ hội và thách thức cho các ngân hàng thương mại quốc doanh cũng như ngoài quốc doanh. Cơ hội nhiều song những thách thức cũng không ít khi chúng ta gia nhập vào WTO, trước những cơ hội và thách thức này thành phố Đà Nẵng cũng có nhiều ch ính sách khuyến khích hoạt động kinh doanh của các ngân hàng. Ngân hàng Công Thương cũng có những vướng mắc và những vấn đề cần được giải quyết nhằm khắc phục nâng cao hoạt động thanh toán L/C tại ngân hàng.

 Về khâu kiểm tra và xử lý bộ chứng từ theo quy tắc thực hành thống nhất tín dụng chứng từ UCP-600 ra vào tháng 7/2007. Vậy nó cũng tạo không ít những khó khăn cho cán bộ tín dụng thư khi làm quen những quy định mới.

 Về quy trình thanh toán tín dụng chứng từ dẫu biết rằng để giảm rủi ro cho ngân hàng cũng như cho khách hàng thì quy trình cần phải chặt chẽ. Tuy nhiên ở những bước không cần thiết không ảnh hưởng nhiều đến ngân hàng cũng như khách hàng thì có thể giảm bớt để tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng cũng như ngân hàng trong việc thanh toán thư tín dụng.

 Về công tác chăm sóc khách hàng mặc dù luôn được ngân hàng coi trọng nhưng trên thực tế ngân hàng cần phải chú trọng hơn. Thực sự không chỉ riêng tại ngân hàng Công Thương chi nhánh Đà Nẵng mà hầu hết tất cả các ngân hàng thương mại khác cũng vậy, khi nào khách hàng thực sự có nhu cầu tìm đến ngân hàng thì ngân hàng sẽ đáp ứng tất cả các thắc mắc của ngân hàng.

Điều này có nghĩa các cán bộ thanh toán thường ở thế bị động hơn là thế chủ động.

 Khách hàng truyền thống tại ngân hàng vẫn là doanh nghiệp nhà nước trong đó có các doanh nghiệp ngoài quốc doanh rất ít trong đó kim ngạch xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh không ít. Vì vậy cần có chính sách thu hút sự góp mặt của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh chẳng hạn như đưa ra biểu phí mang tính chất cạnh tranh, đẩy mạnh tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu bởi lẽ hoạt động tín dụng tài trợ tín dụng xuất khẩu chưa đóng vai trò phổ biến.  Hiểu biết về phương tiện thanh toán quốc tế đã không đơn giản nói gì đến

phương thức thanh toán quốc tế đặc biệt là L/C. Quy trình thủ tục rắc rối nếu không nắm bắt rõ ràng về “ Quy tắc thực hành thống nhất tín dụng chứng từ” rất có khả năng dẫn đến sai sót trong bộ chứng từ và tiềm ẩn rủi ro cho cả ngân hàng lẫn khách hàng.

Một phần của tài liệu Đánh giá dịch vụ thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ đối với LC nhập tại NH Công Thương chi nhánh DN (Trang 50 - 51)