Những khó khăn tồn tại

Một phần của tài liệu Xuất khẩu hàng dệt may ở công ty Minh Khai.doc (Trang 39 - 42)

III. Đánh giá hoạt động xuất khẩu của Công ty dệt Minh Kha

2.Những khó khăn tồn tại

Bên cạnh những thuận lợi tạo điều kiện cho Công ty hoạt động kinh doanh xuất khẩu, tiền đề cơ bản để Công ty có thể thâm nhập và phát triển thị trường mới thì Công ty dệt Minh Khai cũng gặp rất nhiều khó khăn hạn chế khả năng cạnh tranh của các Công ty trên thị trường xuất khẩu.

2.1. Công tác marketing chưa hoàn thiện

Công tác marketing của Công ty hiện nay vẫn chỉ nằm ở tình trạng chung chung trong phòng kế hoạch thị trường, hoạt động ở mức đơn giản. Hoạt động điều tra nghiên cứu thị trường chỉ chủ yếu được tiến hành gián tiếp thông qua nghiên cứu các tài liệu sách báo về thị trường do Bộ thương mại và các bạn hàng cung cấp, hoặc thông qua các thương vụ, các đại sứ quán Việt Nam ở nước ngoài để tìm hiểu nghiên cứu thị trường. Hoạt động quảng cáo xúc tiến bán hàng chỉ đứng ở vị trí thứ yếu, Công ty không có các chương trình khuyến mãi, hoạt động quảng cáo trên báo và tạp chí chỉ xuất hiện trong một thời gian ngắn chưa đủ để tạo ra ấn tượng về sản phẩm của Công ty cho khách hàng. Mặc dù có tham gia các hội chợ triển lãm giới thiệu sản phẩm của Công ty song

triển lãm là chỉ tổ chức một vài lần trong năm. Hơn nữa, Công ty không đủ kinh phí để có thể tham dự nhiều các hội chợ tại nước ngoài. Do đó hạn chế rất nhiều đến khả năng thu thập thông tin về thị trường cũng như khả năng của Công ty, thông tin mà Công ty thu thập được về thị trường không có sự cập nhật liên tục và thiếu chính xác.

2.2. Vốn kinh doanh còn thiếu và chưa được sử dụng hiệu quả

Ở nước ta, tình trạng thiếu vốn kinh doanh đã trở nên phổ biến ở các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp xuất khẩu. Đó là gánh nặng đè lên vai các nhà quản lý doanh nghiệp.

Do thiếu vốn nên hoạt động marketing của Công ty dệt Minh Khai chưa thể phát huy tối đa. Hàng năm, Công ty chỉ được Nhà nước cấp cho khoảng 10-20% vốn. Phần còn lại Công ty phải tự lo phát triển vốn và vay vốn Ngân hàng để phục vụ cho nhu cầu sản xuất và xuất khẩu. Lợi nhuận hàng năm của Công ty do hoạt động xuất khẩu mang lại là chủ yếu nên Công ty không thể đầu tư nhiều vào hoạt động nghiên cứu thị trường cũng như các hoạt động khác của công tác marketing.

Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật của Công ty mặc dù được cải tiến và nâng cấp rất nhiều song tới nay các thiết bị công nghệ dệt phục vụ cho sản xuất vẫn còn thiếu đồng bộ và còn lạc hậu. Nguyên nhân của sự hạn chế này cũng lại là do thiếu vốn. Để đầu tư đổi mới thiết bị và công nghệ, Công ty chủ yếu sử dụng vốn vay Ngân hàng. Vốn tự có của Công ty rất ít, lãi xuất ngân hàng cao kèm theo thủ tục hành chính rườm rà nên khả năng đầu tư đổi mới công nghệ ở Công ty còn hạn chế.

2.3. Giá xuất khẩu thiếu tính cạnh tranh

bị, tăng năng suất lao động của công nhân song việc nhập khẩu nguyên liệu từ nước ngoài làm chi phí cho nguyên vật liệu đầu vào của Công ty tăng lên dẫn đến giá thành sản phẩm của Công ty sản xuất cao. Do đó giá xuất khẩu của Công ty vì thế cũng tăng lên.

Hiện Công ty dệt Minh Khai đang phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt của các đối thủ lớn như Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan, Indonesia…nên việc đẩy mạnh xuất khẩu của Công ty gặp nhiều khó khăn. Phía Nhật Bản thường đưa ra mức giá xuất khẩu mà Trung Quốc áp dụng để gây sức ép buộc Công ty phải giảm giá ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu của Công ty.

Như vậy vấn đề đặt ra hiện nay đối với Công ty là phải tìm mọi biện pháp để giảm tối đa giá thành sản phẩm, từ đó mới có thể giảm giá xuất khẩu, nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm khăn bông của Công ty.

2.4. Vấn đề thương hiệu của Công ty chưa được coi trọng

Ngày nay thương hiệu trở thành vấn đề sống còn đối với doanh nghiệp đặc biệt là với các doanh nghiệp xuất khẩu. Vấn đề thương hiệu hiện nay đang là vấn đề nhức nhối, là bài toán nan giải đối với các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp xuất khẩu hàng dệt may nói riêng. Vì vậy vấn đề này xét thấy không phải chỉ là hạn chế của riêng Công ty dệt Minh Khai mà đó là tình trạng chung của các doanh nghiệp Việt Nam.

Trong những năm qua, mặc dù Công ty đã củng cố và dần nâng cao được vị thế của mình trên thị trường Nhật Bản. Sản phẩm của Công ty đã trở nên quen thuộc đối với người tiêu dùng Nhật Bản. Song điều đáng nói ở đây là ở chỗ sản phẩm khăn bông của

Công ty không phải trực tiếp đến với người tiêu dùng dưới thương hiệu của Công ty mà là của các nhà phân phối Nhật Bản. Điều này làm cho hoạt động xuất khẩu của Công ty luôn bị phụ thuộc vào các đơn đặt hàng từ các nhà phân phối Nhật Bản. Họ đặt hàng thì Công ty mới xuất khẩu. Đây là một yếu tố rất bất lợi đối với Công ty và là nguyên nhân dẫn tới việc Công ty bị các đối tác Nhật Bản gây khó dễ, tạo sức ép buộc Công ty phải giảm giá thành xuất khẩu.

2.5. Đội ngũ cán bộ thiếu kinh nghiệm chuyên môn

Để có thể đứng vững được trong môi trường cạnh tranh khốc liệt như ngày nay thì yếu tố con người đóng vai trò rất quan trọng. Hiện nay Công ty dệt Minh Khai đang gặp khó khăn về nguồn nhân lực, đặc biệt là thiếu các cán bộ kinh doanh trẻ tuổi, có năng lực, có kinh nghiệm. Số lượng cán bộ kỹ thuật có trình độ cao trong Công ty còn quá ít so với quy mô hoạt động của Công ty.

Trong tương lai quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty có xu hướng tăng lên vì vậy việc bổ sung nhân lực cho công tác quản lý và kinh doanh là hết sức cần thiết.

Một phần của tài liệu Xuất khẩu hàng dệt may ở công ty Minh Khai.doc (Trang 39 - 42)