Những khó khăn.

Một phần của tài liệu Quan hệ Thương mai giữa Việt Nam và Nhật Bản thực trạng và giải pháp .doc (Trang 61 - 64)

NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY QUAN HỆ THƯƠNG MẠI GIỮA VIỆT NAM NHẬT BẢN

3.1.2Những khó khăn.

Bên cạnh những mặt thuận lợi trên, quan hệ giữa Việt Nam và Nhật Bản cũng đang vấp phải những mặt khó khăn đó là:

* Khó khăn do những biến động từ môi trường quốc tế.

Như đã nói ở trên, xu hướng hội nhập, liên kết khu vực và quốc tế gia tăng đã và đang đem lại nhiều lợi thế cho các quốc gia tham gia vào quá trình này, trong đó có cả Việt Nam và Nhật Bản. Song cũng chính sự tiến triển của quá trình này, trong bối cảnh các nền kinh tế không có cùng trình độ phát triển, rất có thể chúng sẽ gây tác động ngược, và sẽ ảnh hưởng tới quan hệ kinh tế – thương mại Việt Nam – Nhật Bản. Có thể kể một số tiêu cực do quá trình này gây ra: Trước hết, để tham gia vào các tổ chức kinh tế quốc tế nước ta phải giảm dần thuế quan và tiến tới rỡ bỏ hàng rào phi thuế quan, điều này sẽ làm cho hàng hoá và dịch vụ nước ngoài ồ ạt đổ vào thị trường nội địa, cạnh tranh “bóp chết” các hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước. Thứ hai, do hội nhập kinh tế quốc tế mà mọi chấn động tiêu cực trong hệ thống kinh tế toàn cầu (tiền tệ, tài chính, giá cả nguyên nhiên liệu…) cũng có thể ảnh hưởng đến nước ta. Ngoài ra, phải kể đến khá nhiều

tác động tiêu cực khác, song những tác động tiêu cực này có thể lớn hay nhỏ, điều đó còn tuỳ thuộc vào các chính sách hội nhập kinh tế quốc tế của chúng ta. Nếu chúng ta có các chính sách hội nhập đúng đắn và thích hợp thì ảnh hưởng của những mặt tiêu cực sẽ bị hạn chế. Điều này, đòi hỏi ta phải nghiên cứu một cách toàn diện, triệt để những cơ hội và thách thức mà vấn đề toàn cầu hoá đặt ra để định ra đường lối đúng đắn và hoạch định chiến lược phát triển của đất nước trong thời gian tới. Các chính sách này sẽ tác động tới quan hệ tới quan hệ kinh tế quốc tế nói chung và quan hệ kinh tế Việt Nam – Nhật Bản nói riêng trong quan hệ kinh tế quốc tế.

* Khó khăn từ phía Nhật Bản.

Tuy là một nước giầu có, nhưng với sự đổ vỡ của nền kinh tế bong bóng đầu thập niên 1990, nước Nhật lâm vào cuộc suy thoái gần như liên tục và trong đó cũng là quốc gia gián tiếp bị cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính tiền tệ Châu Á trong hai năm 1997 và 1998. Ngoài ra, trong bối cảnh tình hình chính trị quốc tế diễn biến hết sức phức tạp về thương mại song phương và sản phẩm công nghệ cao, sức ép của Mỹ trong quan hệ với Nhật Bản ngày càng gia tăng. Nhật Bản đang đứng trước thách thức của một loạt nhân tố kìm hãm rất gay gắt được tích tụ sau hàng chục năm qua. Chẳng hạn, hàng loạt các tổ chức tín dụng không thanh toán được các khoản nợ đã vay ngân hàng, không có tiền cho các khoản vay mới dẫn đến nguy cơ đổ vỡ, các doanh nghiệp bị phá sản làm cho hàng loạt người lao động bị mất

việc; tỷ lệ thất nghiệp của đất nước vốn đã nhiều năm nổi tiếng là thất nghiệp thấp nhất (dưới 1%) trong số hệ thống các nước tư bản, nay đã tăng vọt đến mức 5,2 % vào quý 1 năm 2002; còn năm 1999 chỉ số tăng trưởng kinh tế là âm (2,2%); không những thế thị trường tài chính tiền tệ thường xuyên biến động, lên xuống thất thường, đồng Yen trở nên yếu kém… Tình trạng trên, đã biến cho giới đầu tư trong và ngoài nước không có lòng tin đối với thị trường tài chính Nhật Bản. Do vậy ngay từ đầu những năm 1990, Nhật Bản đã tiến hành cải cách kinh tế nhằm hình thành một cơ cấu kinh tế mới theo kịp tiến bộ khoa học - kỹ thuật, biến đổi và duy trì sức mạnh chính trị của Nhật Bản. Với việc kết thúc thời kỳ suy thoái đuổi kịp Châu Âu và Mỹ. Do tác động của quá trình toàn cầu hoá, Nhật Bản phải điều chỉnh lại toàn bộ cơ cấu kinh tế và cơ chế quản lý nhằm đáp ứng với yêu cầu công nghệ cao, tăng năng xuất lao động, hội nhập nền kinh tế Nhật Bản vào thế giới.

Bên cạnh đó, chính những sự tác động tích cực của sự phát triển kinh tế nhiều năm trước đây đã dấn đến xu hướng dân số bị già hoá ở Nhật Bản tăng nhanh. Có nghĩa là, hoạt động kinh doanh bị thu hẹp lại, do thiếu sức lao động, nhất là lực lượng lao động trẻ được đào tạo có kỹ thuật bị giảm sút mạnh. Điều này gây nên giá cả lao động tăng cao làm ảnh hưởng đến đầu tư phát triển sản xuất. Tiền tiết kiệm và tiền đầu tư vào phát triển kinh tế như vậy cũng co lại nhường cho phúc lợi xã hội, hưu trí và chăm sóc người già, làm tăng gánh nặng cho ngân sách Nhà nước. Chính sự già hoá dân số tăng

nhanh ở Nhật Bản đã là một trong những nguyên nhân xã hội “góp phần” làm cho nền kinh tế Nhật Bản trong những năm 1990 bị lâm vào tình trạng suy thoái kéo dài.

Ngoài những khó khăn bên trong nền kinh tế Nhật, thì những yếu tố khách quan bên ngoài cũng gián tiếp tác động làm cho nền kinh tế Nhật Bản càng lún sâu hơn trong tình trạng suy thoái, trì trệ trong các năm 1997 – 1998, đó là ảnh hưởng tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ của khu vực Châu Á. Sở dĩ như vậy là do, Nhật Bản có mối quan hệ hợp tác kinh tế thương mại lâu dài và đầu tư từ lâu với các nước trong khu vực Châu Á. Kết quả là, cuộc khủng hoảng này đã làm thiệt hại lớn đến cán cân xuất nhập khẩu và đầu tư của Nhật Bản tại thị trường này.

Có thể nói, những khó khăn mà đất nước Nhật Bản đang phải đối phó không những ảnh hưởng tới khả năng kinh tế của nước này mà còn ảnh hưởng xấu tới quan hệ kinh tế quốc tế, trong đó có quan hệ với Việt Nam.

* Khó khăn từ phía Việt Nam.

Mặc dù, con đường phát triển phía trước còn nhiều cơ hội đang rộng mở, nhưng nước ta vẫn còn phải đối mặt với nhiều thách thức vá khó khăn chồng chất.

Một phần của tài liệu Quan hệ Thương mai giữa Việt Nam và Nhật Bản thực trạng và giải pháp .doc (Trang 61 - 64)