KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình xuất khẩu cá tra, cá basa sang thị trường EU qua ba năm 2005–2007.doc (Trang 68 - 70)

- Công ty Cafatex cần tăng cường hợp tác với Bộ Thủy Sản và Hiệp hội chế biến thủy sản của Việt Nam để cùng có những biện pháp và quy hoạch khu vực nuô

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN

6.1. KẾT LUẬN

Sản phẩm cá tra, cá basa được Bộ Thủy Sản xem là mặt

hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, sau con tôm. Sự tăng trưởng ngoạn mục của xuất khẩu cá tra, cá basa sang thị trường EU là do nhu cầu tiêu dùng của người dân về lọai sản phẩm này, và cũng do con cá tra, cá basa của Việt Nam bị kiện tại thị trường Mỹ làm cho sản phẩm cá da trơn của Việt Nam được nhiều người biết đến. Mặc dù, sản lượng xuất khẩu cá tra cá basa của Việt Nam sang thị trường EU lớn, nhưng tỷ trọng xuất khẩu cá tra, cá basa của công ty so với cả nước còn rất thấp. Do vậy công ty cần phải mở rộng, xây dựng nhà máy chế biến, đầu tư kho lạnh, tìm kiếm nguồn nguyên liệu cá, mở rộng thêm nữa khu nuôi cá của công ty để kíp thời đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của người dân EU.

Sản phẩm cá tra, cá basa của công ty rất được người dân EU ưa chuộng, EU được xem là thị trường nhập khẩu tiềm năng của công ty trong hiện tại và trong tương lai. Bên cạnh những thuận lợi về ưu đãi thuế quan, có khách hàng thân thuộc tại thị trường EU, nhãn hiệu Cafatex được các nhà phân phối tin tưởng, đây chính là cơ hội để công ty cồ phần thủy sản Cafatex đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu cá vào thị trường EU với sự đa dạng về sản phẩm, tạo ra nhiều mặt hàng phong phú để đáp ứng nhu cầu đa văn hóa tại thị trường EU.

Bên cạnh những thuận lợi, công ty còn phải đối mặt với những vấn đề khó khăn về nguồn nguyên liệu cá, về sự ra đời của các nhà máy chế biến cá, gây nên sự cạnh tranh gay gắt về giá cả và chủng loại sản phẩm.

Công ty chưa dám mạnh dạn đặt văn phòng đại diện tại thị trường EU để có thể nắm bắt thông tin kịp thời từ nhà phân phối, các quy định, chính sách mới của EU.

Mặc dù đã cổ phần hóa từ năm 2004, cổ phiếu công ty chưa lên sàn chính thức, nhưng thông tin về công ty, về sản phẩm vẫn còn rất ít với cổ đông và người tiêu dùng. Đa số, cổ phiếu của công ty chỉ được bán trong nội bộ công ty do đó sẽ gây khó khăn trong việc huy động một nguồn vốn lớn.

Do vậy, muốn nâng cao sản lượng xuất khẩu cá tra, cá basa sang thị trường EU,

cần phải thực hiện một số giải pháp thích hợp từ việc tận dụng những cơ hội, những thuận lợi đang có, đồng thời hạn chế tối đa cá đe dọa nhằm xây dựng hình ảnh của công ty với sản xuất khẩu cá tra, cá basa sang thị trường EU với số lượng lớn nhất, chất lượng nhất.

6.2. KIẾN NGHỊ

6.2.1. Đối với nhà nước và hiệp hội chế biến thủy sản

Việt Nam VASEP

Nhà nước ( Bộ thủy Sản) cần quy hoạch xây dựng vùng nuôi cá tra, cá basa nguyên liệu theo hướng tập trung để dễ kiểm soát. Kuyến khích các công ty bằng hỗ trợ về vốn để đầu tư, đổi mới thiết bị và công nghệ chế biến, đa dạng hóa các sản phẩm. Đổi mới phương thức quản lý ngành và doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả đầu tư kinh doanh. Tăng cường công tác lãnh đạo và phát triển nguồn nhân lực và ổn định cuộc sống của người lao động. Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu, ứng

dụng khoa học, chuyển giao công nghệ và bảo vệ môi trường. Thành lập các hiệp hội, ngành chế biến thủy sản, liên kết các tỉnh nằm trong vùng đồng bằng sông Cửu Long để tạo điều kiện hỗ trợ lẫn nhau trong sản xuất.

Xây dựng mô hình liên kết dọc bền vững giữa ngân hàng, công ty bảo hiểm, tổ chức chứng nhận, nhà cung cấp giống, thức ăn, thuốc cho hộ nuôi trồng để bảo đảm nguồn cung ổn định cho công ty.

Chính phủ cần áp dụng các biện pháp khác nhau nhằm khuyến khích và giúp đỡ doanh nghiệp khi bị nước ngoài kiện.

Nghiên cứu tạo ra những giống mới chất lượng cao.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình xuất khẩu cá tra, cá basa sang thị trường EU qua ba năm 2005–2007.doc (Trang 68 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w