Chính sách tín dụng hỗ trợ xuất khẩu.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp về chính sách tài chính nhằm thúc đẩy xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ.doc (Trang 40 - 42)

b. Nguyên nhân:

2.3.1.Chính sách tín dụng hỗ trợ xuất khẩu.

Cà phê là mặt hàng xuất khẩu chủ lực và chiến lược của Việt Nam nên nó được Nhà nước có nhiều chính sách ưu đãi hỗ trợ xuất khẩu. Tuy nhiên, việc hỗ trợ này chỉ chung cho tất cả các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu cà phê nói chung chứ không cụ thể vào một thị trường nào.

Năm 2000 Thủ tướng chính phủ có quyết định số 1067/2000/QĐ –TTg ngày 27/10/2000 quy định tín dụng hỗ trợ xuất khẩu niên vụ 2000/2001. Thực hiện tạm trữ 60.000 tấn cà phê nhân, phân bổ cho tỉnh Đăk lăk 20.000 tấn, Đồng Nai 10.000

tấn, Gia Lai 7.000 tấn, Lâm Đồng 8.000 tấn, Tổng công ty cà phê Việt Nam 15.000 tấn. Tiếp đó ngày 13/02/2001 Thủ tướng chính phủ lại quyết định tạm giữ thêm 90.000 tấn cà phê vối với thời hạn 6 tháng. Quỹ hỗ trợ xuất khẩu hỗ trợ 100% lãi xuất vay ngân hàng.

Năm 2001 Chính phủ cũng có quyết định miễn giảm 50% thuế đối với người trồng cà phê. Với các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu cà phê Chính phủ hỗ trợ lãi suất vay Ngân hàng với số tiền là 38 tỷ đồng để tạm trữ 150.000 tấn cà phê trong 6 tháng. Ngoài ra Nhà nước cũng hỗ trợ 70% lãi suất vốn vay cho các doanh nghiệp thu mua chế biến cà phê đã xuất khẩu đến tháng 9/2000 khoảng 5,5 tỷ đồng. Bên cạnh đó Nhà nước còn hỗ trợ tiền cho nhập khẩu giống. Cũng trong năm 2001 trước tình hình giá cà phê thế giới và giá cà phê xuất khẩu Việt Nam giảm liên tục và đạt mức thấp nhất trong vòng 30 năm qua, khiến cho các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu cà phê bị thua lỗ nặng, Chính phủ có quyết định khoanh nợ vay Ngân hàng trong thời hạn 3 năm cho người trồng cà phê, thu mua chế biến và xuất khẩu cà phê (khoảng 2500 tỷ đồng, tức là các doanh nghiệp và người trồng cà phê không phải trả lãi vay mà ngân sách Nhà nước sẽ cấp bù lãi suất cho các Ngân hàng) và tiếp tục cho vay mới để cho người trồng cà phê có vốn chăm sóc cà phê. Đến tháng 7/2003 các Ngân hàng đã thực hiện gia hạn, giãn thời hạn trả nợ cho các doanh nghiệp kinh doanh cà phê với số nợ 2752 tỷ đồng. Nợ quá hạn là 42 tỷ đồng, chiếm 6,5% tổng dư nợ.

Năm 2004 Tỉnh Đắk Lăk quyết định cho các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê trên địa bàn tỉnh vay 100 tỷ đồng từ nguồn quỹ hỗ trợ phát triển để thu mua cà phê dự trữ xuất khẩu với thời hạn dưới 12 tháng, với lãi suất ưu đãi là 0,36%/tháng trong khi lãi suất thông thường ở thời điểm đó là khoảng 0,62%/tháng. Với sự hỗ trợ này, các doanh nghiệp mua được 10.000 tấn cà phê.

Việc hỗ trợ trên đã góp phần thúc đẩy người trồng cà phê, doanh nghiệp chế biến xuất khẩu cà phê có thể đứng vững được trong những thời điểm khó khăn và vẫn duy trì được vị trí là nước xuất khẩu cà phê lớn thứ hai thế giới. Tuy vậy, không chỉ có chúng ta mới hỗ trợ tài chính cho xuất khẩu cà phê mà Braxin, là một nước xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới với lợi thế lớn nhưng mỗi năm họ hỗ trợ cho cà

hỗ trợ 500 triệu Real (180 triệu USD - tức khoảng 2900 tỷ VND) để hỗ trợ trang trải chi phí lưu kho và thu hoạch vụ 04/05. Ngoài ra họ còn áp dụng mức lãi suất tín dụng đặc biệt 8,75%/năm cho phép thực hiện các hoạt động Marketting cho vụ 04/05 và thời hạn lâu hơn. Như vậy, việc hỗ trợ tài chính cho cà phê xuất khẩu được nhiều nước trên thế giới sử dụng để thúc đẩy xuất khẩu cà phê của mình. Trong thời kỳ mà thị trường cà phê thế giới có nhiều biến động phức tạp như hiện nay thì việc hỗ trợ tài chính cho cà phê được coi như là biện pháp ngắn hạn hữu hiệu hơn cả để các nước sản xuất và xuất khẩu cà phê như Việt Nam và Braxin.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp về chính sách tài chính nhằm thúc đẩy xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ.doc (Trang 40 - 42)