Tổng quan về công ty

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hỗ trợ và thúc đẩy xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của công ty xuất .pdf (Trang 47 - 52)

Tổng công ty xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ, tên giao dịch đối ngoại ARTEXPORT đựơc thành lập theo quýêt định số 617/BNgT-TCCB ngày 23/12/1964 của Bộ Ngoại Thương.Sau khi sát nhập 2 Bộ Ngoại Thương và Bộ Nội thương thành lập Bộ thương mại vàDu lịch nay đổi thành Bộ thương mại, công ty được thành lập theo quyết định số334/TM-TCCB ngày31/3/1993 của bộ Thương

mại

Là một doanh nghiệp nhà nước hoạt động xuất nhập khẩu có tư cách pháp nhân, có quyền và nghĩa vụ dân sự theo luật định, có con dấu riêng, có tài sản và các quỹ tập trung, được mở tài khoản trong và ngoài nước, đựơc tổ chức và hoạt động theo điều lệ của Tổng công ty nên trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình công ty phải đảm bảo không làm trái với pháp luật, thực hiên mọi chế độ kinh doanh theo luật thương mại Việt Nam, chịu trách nhiệm về hành vi kinh doanh và nguồn vốn nhà nước cấp.

2.2.1.1 Mặt hàng kinh doanh của công ty.

Hiện nay,công ty kinh doanh chủ yếu các mặt hàng sau:

 Hàng sơn mài mỹ nghệ như tranh sơn mài, hộp đựng trang sức, các vật trang trí…  Hàng gỗ mỹ nghệ được trạm khảm, kết hoa văn…

 Hàng cói, mây, dừa, dép,thảm với chất liệu đa dạng.  Hàng gốm sứ

 Hàng thêu ren

2.2.1.2 Tình hình sử dụng các công cụ cạnh tranh của công ty . * Giá thành

Khi đưa ra các quyết định về giá, công ty thực hiện nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc định giá xuất khẩu của mình bao gồm các yếu tố chi phí, khách hàng, cạnh trạnh, phân phối và mục tiêu của doanh nghiệp.

Thông thường giá sản phẩm của công ty được tính bằng tổng tất cả các chi phí: sản xuất , thu gom, dịch vụ, kinh doanh và cộng với phần lãi dự tính mà công ty muốn đạt được. Tuỳ từng mặt hàng mà mức lãi nàylà khác nhau, thông thường khoảng 15-20% giá trị mặt hàng.

Tuy nhiên, công ty còn sử dụng chính sách giá linh hoạt, mức giá quyết định cho mặt hàng xuất khẩu của công ty còn phụ thuộc vào sự thoả thuận giữa nhà nhập khẩu và xuất khẩu. Nếu khi nghiên cứu, tìm hiểu về khách hàng mà công ty thấy họ có thể trả giá cao thì công ty đặt giá cao hơn dự kiến và nếu như việc định giá thấp hơn có thể tạo được một đối tác làm ăn lâu daì hay so sự khó khăn trong kinh doanh của bạn hàng lâu năm mà công ty sẽ chấp nhận mức giá đó. Và khi có sự

canh tranh gay gắt về giá trên thị trường công ty cũng sẽ thay đổi mức giá phù hợp để giữ bạn hàng. Với một số sản phẩm mang đậm nét văn hoá dân tộc Việt Nam có độ tinh xảo và đòi hỏi cấc nghệ nhân có tay nghề cao như tranh thêu, tranh sơn mài, hàng trạm khảm thì giá cả không phải là vân đề quyết định, công ty có thẻ đưa ra mức giá cao hơn để tăng giá trị sản phẩm.

* Chất lượng sản phẩm

Chất lượng sản phẩm và khả năng cạnh tranh có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Chất lượng sản phẩm là một trong những giải pháp quan trọng để tăng khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp. Nói cách khác thì việc thâm nhập thị trường luôn gắn liền với việc giành chữ tín hay hàng hoá phải có chất lượng.

Nếu như trước đây,giá cả được coi là công cụ cạnh tranh hàng đầu thì ngày nay nó nhường chỗ cho chất lượng sản phẩm .Công ty thường xuyên cử người xuống để giám sát đôn đốc nhất là kiểm soát chặt chẽ các nguyên liệu đầu vào. Chất lượng của hàng thủ công mỹ nghệ thể hiện ở độ chắc, bền, độ tinh vi, tính mỹ thuật…những sản phẩm này dù có sơ xuất nhỏ hoặc chất lượng không đồng đều sẽ bị loại bỏ để tránh trường hợp khách hàng từ chối hoăc phải bán rẻ, tránh tổn thất làm giảm uy tín của công ty.

Bên cạnh đó, tâm lý người tiêu dùng luôn đòi hỏi cải tiến không ngừng đối với sản phẩm , mang lại sự thoả mãn nhu cầu cả về chất lượng và tính thẩm mỹ khi sử dụng sản phẩm . Để đáp ứng nhu cầu chính đáng đó của khách hàng công ty ARTEXPORT đã không ngừng sáng tạo những mẫu sản phẩm mới lạ độc đáo, vừa đáp ứng chất lượng vừa đảm bảo tính thẩm mỹ của mặt hàng thủ công mỹ nghệ mà công ty cung ứng cho thị trường.

Đối với hàng thêu ren, một mặt hàng xuất khẩu gần như chủ lực của công ty, muốn đạt được chất lượng cao phải đúng mẫu mã, đảm bảo kỹ thuật, từ khâu đầu đến khâu cuối:

- Đúng mẫu mã, màu sắc theo yêu cầu của khách hàng - Kích thước chính xác(dung sai cho phép 0,5-1 cm là tối đa) - Mặt vải phải lỳ và đẹp.

- Đường mép thẳng, không văn vẹo.

- Các đưòng rua phải đẹp, chặt, và làm đến đường rua cuối cùng.

đường thêu phải nuột, mềm, tinh xảo

- Sản phẩm thêu đảm bảo yêu cầu vệ sinh công nghiệp, không có vết bẩn, được gấp theo yêu cầu của khách hàng.

Gần đây, công ty đã chú ý đàu tư trang thiết bị hiện đại nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm thích ứng với điều kiện tự nhiên, nhu cầu khách hàng. Đối với sản phẩm gốm sứ, đất nung hiện nay đã đưa vào sử dụng lò nung điện, lò nung bằng Gas đảm bảo nhiệt độ nung đều,tạo cho sản phẩm vẻ đẹp về h oa văn, đường nét, có độ bóng, bền chắc. Đối với sản phẩm mây tre cói có nguồn gốc từ thực vật để xử lý vấn đề vi sinh, chống mối mọt, chống ẩm thì nguyên vật liệu trước khi đóng gói được thực hiện bằng lò sấy vi sinh nhằm làm cho sản phẩm được khô đều.

Ngoài ra vấn đề kho bảo quản và điều kiện của kho cũng ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sản phẩm. Đối với từng tính chất của mặt hàng thủ công mỹ nghệ mà có cách xếp đặt cũng như điều kiện bảo quản khác nhau để tránh những tổn thất không đáng có. Đặc biệt là hàng thủ công mỹ nghệ vốn là mặt hàng đòi hỏi yêu cầu bảo quản khá cao và rất cẩn thận.

* Mẫu mã và đề tài sản phẩm.

Hiện nay sản phẩm thủ công mỹ nghệ của công ty được xuất khẩu theo 2 cách

- Công ty thực hiện sản xuất, thu gom hàng hoá theo mẫu, chất lượng mà khách hàng đưa ra - Khách hàng đặt hàng theo mẫu mà công ty đưa ra và cũng có thể thay đổi một số chi tiết hoa văn, màu sắc, vật liệu.

Những đề tài cũ như con người, cuộc sống, chim muông…của công ty đa số đã cũ không còn phù hợp với thị hiếu hiện nay. Hơn thế nữa, mẫu mã đề tài của sản phẩm yêu cầu phải thường xuyên thay đổi để đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng. Điều này là do đặc điểm văn hoá, phong cách, lối sống khác nhau nên có nhu cầu khác nhau. Đôi khi tính nghệ thuật của sản phẩm thủ công mỹ nghệ còn được đánh giá cao hơn tính tiện dụng. Tính nghệ thuật thể hiện ở các đường nét hoa văn hài hoà, mềm nuột…Bởi lẽ người ta không chỉ sử dụng nó mà còn muốn thưởng thức giá trị nghệ thuật của sản phẩm, muốn dùng nó để trang trí cho ngôi nhà hay nơi làm việc của mình…Họ cần những sản phẩm làm bằng tay tinh tế, tinh xảo, thanh tú hơn là những sản phẩm đã được công nghiệp hoá. Chính vì vậy, người thợ làm ra những sản phẩm này rất cần phải học hỏi, rèn luyện tay nghề, có sự hiểu biết về hội họa, có vốn kiến thức về cuộc sống và có nét thẩm mỹ.

Tuy vậy, hiện nay vấn đề này chưa được công ty chú trọng nhiều. Nhiều đơn đặt hàng, mẫu mã sản phẩm do bên kia cung cấp đã tạo nên sự bị động trong việc cung ứng, sản xuất hàng hoá, không khai thác hết nhu cầu tiêu dùng cảu khách hàng.

* Quảng cáo, xúc tiến bán.

- Quảng cáo: Công ty thực hiện quảng cáo các sản phẩm của mình qua báo trong nước và trên mạng, chưa thực hiện hoạt động quảng cáo trên báo, tạp chí, hay truyền hình ở thị trường nước ngoài. Hiện công ty đã xây dựng trang Web của mình trên mạng, tạo điều kiện cho công ty quảng cáo sản phẩm trên toàn thế giới. Tuy nhiên hoạt động của trang Web chưa mang lại hiệu quả trong hoạt động xúc tiến. Hai đến 3 năm một lần công ty đưa ra quyển Catalogue cho các sản phẩm thủ công mỹ nghệ của mình với hình ảnh mẫu mã đẹp để gửi tới khách hàng.

- Xúc tiến bán hàng: hàng năm công ty cử đoàn đi tham gia hội chợ triển lãm trong và ngoài nước, năm 2003 công ty đã cử 7 đoàn đi tham gia hội chợ và năm 2005 dự kiến sẽ là 9-11 đoàn. Công ty thường tham gia hội chợ ở các nước Nhật, Đức, Hồng kông, Pháp,ý…

- Qaun hệ công chúng: Do là doanh nghiệp lớn trực thuộc Bộ thương mại, công ty có lợi thế để khuyếch trương bằng hình thức này nhờ vào các mối quan hệ với các đại sứ quán, thương vụ, thamgia các cuộc tham viếng của chính ơhủ nước ta ở nước ngoài để tù đó tìm kiếm đối tác.

* Hệ thống kênh phân phối .

Chính sách phân phối đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu. Một chính sách phân phối hợp lý sẽ làm cho quá trình kinh doanh trở nên an toàn, tăng cường khả năng liên kết trong kinh doanh, làm cho quá trình lưu thông nhanh và hiệu quả. Vì vậy với chính sách lưu thông hợp lý công ty sẽ nhanh chóng chiếm lĩnh và mở rộng thị trường.

Hiện tại hệ thống kênh phân phối của công ty có dạng như sau :

Hiện nay công ty chủ yếu thường bán hàng cho các công ty trung gian nước ngoài hoặc đại lý liên doanh. Chiến lược chính lúc này của công ty là tạo được chỗ đứng thật vững chắc trên thị trường

Các cơ ssn xut Công ty Nh bán buôn Người tiêu dùng Nh nhp khu Nh bán l

thế giới cho mặt hàng thủ công mỹ nghệ.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hỗ trợ và thúc đẩy xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của công ty xuất .pdf (Trang 47 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)